Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhđền chùaTết Nguyên Tiêudu lịch Nghệ Anlễ tết
06/04/20235.2710

Thơm ngào ngạt làng nhang cổ truyền ngày Tết Nguyên đán năm 2024

Từ bao đời nay, nén nhang thơm đã trở thành vật quen thuộc trong tín ngưỡng thờ cúng của người dân Việt Nam. Nén nhang thắp lên bàn thờ Phật, thờ ông bà tổ tiên ngay khi đi xa về hoặc khi sắp xuất hành, hay khi gặp niềm vui, nỗi buồn cũng được thắp lên trên bàn thờ, trong chùa để cầu may mắn trong cuộc sống và bình an trong tâm hồn.

 

Những nén nhang được thắp lên để cầu bình an

Những nén nhang được thắp lên để cầu bình an - Ảnh: sưu tầm

 

Đặc biệt, những ngày Tết Nguyên đán, nén nhang thơm càng được thắp lên nhiều hơn để cầu mong một năm mới an khang thịnh vượng.

 

Những ngày Tết Nguyên đán, nhang được thắp lên

Những ngày Tết Nguyên đán, nhang được thắp lên - Ảnh: Trần Minh Quý

 

Thắp nhang đầu năm trong chùa

Thắp nhang đầu năm trong chùa - Ảnh: Priska Seisenbacher

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Nội

 

Hàng năm, cứ đến những ngày giáp Tết Nguyên đán, khoảng từ đầu tháng 10 đến cuối tháng 12 Âm lịch, những nén nhang như một tác phẩm nghệ thuật ra đời phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết Nguyên đán. Cũng như bao mùa, những ngày giáp Tết Ất Mùi năm nay, mùa cuốn nhang lại tấp nập. Mùi nhang thơm cứ quấn quýt từ đầu làng tới cuối xóm, bao tỏa khắp các làng nghề làm nhang truyền thống.

 

Những ngày cuối năm Âm lịch, làng nhang tấp nập chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên đán

Những ngày cuối năm Âm lịch, làng nhang tấp nập chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên đán - Ảnh: Nguyen Khanh Hoa

 

MÙA XUÂN THƠM MÙI NHANG TRẦM

 

Ở nước ta có nhiều làng nghề làm nhang nổi tiếng cả nước. Có thể kể tên ở đây là làng nhang Quỳ Châu, Thanh Chương ở Nghệ An; làng hương Cao Thôn, Hưng Yên; làng nhang Yên Phụ; làng hương Thủy Xuân, Huế…

 

Những làng nhang rực rỡ sắc màu

Những làng nhang rực rỡ sắc màu - Ảnh: dantri

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Nghệ An

 

Những giá phơi nhang đẹp mắt níu chân du khách

Những giá phơi nhang đẹp mắt níu chân du khách - Ảnh: Marktuner

 

Khi không khí mùa xuân 2015 đang rạo rực khắp các phố phường, nhà nhà chuẩn bị sắm sửa cho Tết Ất Mùi thì các làng làm nhang trên cũng tất bật lao động, sản xuất để những nén nhang thơm được thắp đủ đầy trên bàn thờ vào những ngày Tết Nguyên đán.

 

Làng nghề vào vụ Tết Nguyên đán

Làng nghề vào vụ Tết Nguyên đán - Ảnh: Luong Van Anh

 

Làng nhang Quỳ Châu ở Nghệ An từ lâu đã nổi tiếng với những nén nhang trầm thơm phức. Đến Quỳ Châu những ngày cuối năm Âm lịch, bạn sẽ thấy ngay mùi trầm ngan ngát lan tỏa cả một vùng rộng lớn.

 

Những hình ảnh đầu tiên mà bạn thấy là không khí làm việc hối hả của các thợ làm hương. Trong phía sân vườn của những hộ làm nhang là hàng ngàn cây nhang xếp gọn gàng hoặc đang được xếp rất đều để phơi khô chuẩn bị cho ngày Tết Nguyên đán. Trong nhà nào cũng có vài ba cây nhang đang cháy đỏ rực, tỏa hương thơm êm dịu khắp không gian.

 

Làng nhang Quỳ Châu rộn ràng mùa Tết Ất Mùi

Làng nhang Quỳ Châu rộn ràng mùa Tết Ất Mùi - Ảnh: huongtramquychau

 

Những em bé cũng tham gia cuốn hương

Những em bé cũng tham gia cuốn hương - Ảnh: lebalieu

 

Hương trầm Quỳ Châu nổi tiếng cả nước

Hương trầm Quỳ Châu nổi tiếng cả nước - Ảnh: sưu tầm

 

Còn ở làng nhang Cao Thôn, Hưng Yên, tháng 12 Âm lịch là tháng cao điểm của mùa bận rộn. Những người thợ đang nhanh tay sản xuất những mẻ nhang thơm cuối cùng để kịp đón Tết Nguyên đán.

 

Có đủ các loại nhang, từ nhang vòng, nhang đen, nhang nén… được làm và bày bán, mùi hương phảng phất dọc các con đường khiến ai đi ngang cũng nao lòng thấy không khí Tết Ất Mùi đang rất gần. Trong làng Cao Thôn những ngày mùa xuân 2015, các dàn hương thơm ngát với đủ màu sắc tạo nên một hình ảnh vô cùng ấn tượng níu chân bất cứ ai ngang qua đây.

 

Giàn phơi nhang Cao Thôn

Giàn phơi nhang Cao Thôn - Ảnh: Bùi Huyền Trang

 

Những vòng nhang đầy màu sắc

Những vòng nhang đầy màu sắc - Ảnh: dantri

 

Khắp Cao Thôn hầu như nhà nào cũng làm nhang

Khắp Cao Thôn hầu như nhà nào cũng làm nhang - Ảnh: baomoi

 

Ở các làng nhang Liên Đức, Nghệ An hay làng nhang Nghĩa Hòa, làng nhang Yên Phụ không khí lao động cho vụ mùa Tết Ất Mùi cũng khẩn trương, hối hả như những làng nhang khác. Dưới cái nắng hiếm hoi trong những ngày giá rét, những cây nhang được rải đều tăm tắp trên giá phơi đặt ở khoảnh đất trống. Thế nên, đường dẫn vào các làng nghề được điểm tô bởi những giá phơi nhang rực rỡ sắc màu, thoảng trong làn gió, mùi hương trầm thơm nhẹ báo hiệu mùa xuân 2015 đang cận kề.

 

Phơi nhang

Phơi nhang - Ảnh: sưu tầm

 

Những bó nhang được xoáy phơi như những bông hoa xòe nở

Những bó nhang được xoáy phơi như những bông hoa xòe nở - Ảnh: sưu tầm

 

TINH HOA NHANG THƠM

 

Vào những ngày giáp Tết Ất Mùi có thể bạn mới thấy không khí khẩn trương ở các làng nghề, nhưng thực ra để có những búp hương trầm thơm ngát phục vụ Tết Nguyên đán, những người làm hương đã phải chuẩn bị từ giữa năm.

 

Khách tham quan làng nhang

Khách tham quan làng nhang - Ảnh:baohaiphong

 

Ngay từ giữa năm Âm lịch, người làm nhang đã đi khắp nơi để mua nguyên liệu làm nhang. Nghề làm nhang không quá nhọc nhằn, gian khổ nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và kiên nhẫn.

 

Nghề làm nhang đòi hỏi chăm chỉ, tỉ mỉ

Nghề làm nhang đòi hỏi chăm chỉ, tỉ mỉ - Ảnh: baomoi

 

Nguyên liệu để làm nên những cây nhang thơm đốt trong ngày Tết Nguyên đán gồm có cây rễ hương, thảo quả, hoa hồi và một vài thứ phụ gia đặc biệt khác… Tùy từng cách pha chế của người thợ sẽ cho ra các loại hương với mùi thơm khác nhau tạo nên thương hiệu đặc trưng cho sản phẩm của cơ sở mình. Có loại nhang mùi thơm nhẹ mà thanh, không sực nức mà thoang thoảng phảng phất; có loại lại thơm nồng nàn, rất lâu. Thế nên ngày Tết Nguyên đán đến nhà nào cũng nghe mùi nhang thơm nức, nhưng không hề giống nhau là vậy.

 

Có nhiều loại nhang với nhiều mùi hương độc đáo

Có nhiều loại nhang với nhiều mùi hương độc đáo - Ảnh: wikipedia

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh

 

Sau khi đã chuẩn bị xong các nguyên liệu, người ta bắt đầu nghiền và trộn. Làm nhang phải từ từ, từng que một và làm theo thứ tự từng bước một để có sản phẩm đẹp, thơm đạt tiêu chuẩn.

 

Tỉ mỉ cuốn nhang vòng

Tỉ mỉ cuốn nhang vòng - Ảnh: baomoi

 

Cẩn thận phơi từng vòng nhang

Cẩn thận phơi từng vòng nhang - Ảnh: vietnamplus

 

Bó nhang thành phẩm

Bó nhang thành phẩm - Ảnh: baomoi

 

Thế nên nói những cây nhang thắp trên bàn thờ ngày Tết Nguyên đán là tinh hoa của những người thợ nhang chẳng sai chút nào. Cây nhang không chỉ là sản phẩm để phục vụ cho các ngày lễ, Tết Nguyên đán mà hơn hết là cả mong ước, tâm hồn của người làm nghề gửi gắm vào trong đó.

 

Những bó nhang là tinh hoa, tinh thần của làng nghề truyền thống

Những bó nhang là tinh hoa, tinh thần của làng nghề truyền thống - Ảnh: hungyentv

 

Chẳng còn mấy ngày nữa Tết Nguyên đán sẽ đến, giao thừa sẽ điểm những giờ phút đón chào năm mới Tết Ất Mùi. Hãy chuẩn bị những nén nhang thơm, những tinh hoa của nghệ thuật truyền thống và thắp lên cho mong ước nguyện cầu trong mùa xuân 2015 bay cao, cho hương thơm lan tỏa khắp không gian nồng ấm bạn nhé!

 

Ngày Tết Nguyên đán thắp nén nhang thơm trên bàn thờ gia tiên cầu bình an

Ngày Tết Nguyên đán thắp nén nhang thơm trên bàn thờ gia tiên cầu bình an - Ảnh: Vuong Ngoc Long

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh giá rẻ

 

Tùy Phong – Mytour.vn

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Thơm ngào ngạt làng nhang cổ truyền là gì?

- Thơm ngào ngạt làng nhang cổ truyền là một nét văn hóa đặc trưng của người dân miền Trung, đặc biệt là ở Nghệ An vào dịp Tết Nguyên đán. Đây là một nghi lễ truyền thống để tưởng nhớ và tri ân tổ tiên.

Những hoạt động nào được tổ chức trong lễ thơm ngào ngạt làng nhang cổ truyền?

- Trong lễ thơm ngào ngạt làng nhang cổ truyền, người dân sẽ đốt những cây nhang trên bàn thờ tổ tiên, cúng dường và cầu nguyện cho gia đình được bình an, may mắn trong năm mới. Ngoài ra, còn có các hoạt động văn hóa truyền thống như hát xoan, đánh trống, múa sạp, chầu văn...

Lễ thơm ngào ngạt làng nhang cổ truyền có ý nghĩa gì?

- Lễ thơm ngào ngạt làng nhang cổ truyền có ý nghĩa tôn vinh và tri ân tổ tiên, đồng thời cầu mong cho gia đình được bình an, may mắn trong năm mới. Ngoài ra, đây còn là dịp để người dân gắn kết, sum vầy trong không khí đoàn viên, hân hoan của ngày Tết Nguyên đán.

Lễ thơm ngào ngạt làng nhang cổ truyền được tổ chức ở đâu?

- Lễ thơm ngào ngạt làng nhang cổ truyền được tổ chức chủ yếu ở các làng quê, nông thôn của Nghệ An và miền Trung. Tuy nhiên, với sự phát triển của du lịch văn hóa, nhiều địa phương khác cũng đã tổ chức lễ này để giới thiệu và tôn vinh nét văn hóa truyền thống của địa phương mình.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /103