Mytour blog
Tags:
du lịch miền BắcLễ hội - Sự kiệndu lịch Hà Giangdu lịch Bắc Ninh
06/04/20235.2350

Tính phồn thực trong lễ hội cầu mưa vùng Bắc Bộ năm 2024

Phồn thực tượng trưng cho sự hài hòa âm dương, có cả sinh khí của đất và trời để mang lại sức sống tràn trề, vạn vật đều nảy nở sinh sôi đủ đầy từ lâu đã trở thành một phần tín ngưỡng không thể thiếu của dân tộc Việt ta. Tín ngưỡng phồn thực không chỉ được thể hiện qua các công trình kiến trúc mà nó còn in sâu vào nhịp sống sinh hoạt đời thường, nhất là vào dịp lễ hội truyền thống. Và các lễ hội cầu mưa vùng Bắc Bộ luôn phản ánh nét tâm linh huyền bí, độc đáo này. Hãy cùng chu du về vùng đất kinh Bắc, hòa mình vào dòng người đang nô nức cầu mưa, cảm nhận nét văn hóa phồn thực đặc sắc ngay thôi!

 

Vùng Bắc Bộ không chỉ có non nước hữu tình

Vùng Bắc Bộ không chỉ có non nước hữu tình - Ảnh: Danny lacob

 

Mưa-đặc sắc lễ hội cầu mưa Bắc Bộ

Mà còn có cả những lễ hội cầu mưa với tín ngưỡng phồn thực đặc sắc - Ảnh: Sưu tầm

 

ĐỘC ĐÁO TỤC ĐỐT PHÁO, RƯỚC SINH KHÍ THỰC TRONG LỄ HỘI CẦU MƯA Ở LÀNG ĐỒNG KỴ BẮC BỘ

 

Trong lễ hội cầu mưa ở nhiều vùng miền nước ta nói chung và Bắc Bộ nói riêng thì quan niệm về sự kết hợp hài hòa tất cả các yếu tố từ âm - dương, đất - trời, đực - cái trong “phong đăng hòa cốc” luôn chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng. Ở làng Đồng Kỵ, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, mỗi khi bước vào dịp cầu mưa trong năm mới, người dân lại háo hức chuẩn bị tất cả các lễ và tiến hành nghi thức với phương châm trên để thần linh bảo hộ, giúp được mưa thuận, gió hòa cho dân làng ấm no hơn trước.

 

Lễ cầu mưa ở Bắc Ninh

Lễ cầu mưa - Ảnh: Sưu tầm

 

Bắc Ninh - Mang theo ước muốn mùa màng bội thu

Mang theo ước muốn mùa màng bội thu - Ảnh: tuấn nguyễn

 

Lễ hội cầu mưa ở làng Đồng Kỵ có hai điểm nhấn lớn, một là tục đốt pháo, hai là lễ rước sinh khí thực, thường diễn ra vào ngày 04 đến ngày 06 tháng Giêng Âm lịch hằng năm. Người Đồng Kỵ tin rằng, những cơn sấm luôn báo hiệu một cơn mưa tươi mát, tràn trề nguồn nước, là nhựa sống cho tất thảy con người cùng vạn vật. Tiếng trống chiêng, tiếng pháo nổ lớn dưới trần cũng tương tự như tiếng sấm rền vang trên cao, do vậy mà trong lễ hội cầu mưa, tục đốt pháo cứ thế diễn ra, như một thông lệ từ bao đời.

 

Bắc Ninh - Chiếc pháo lớn

Chiếc pháo lớn - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bắc Ninh

 

Bắc Ninh - cả những chiếc pháo nhỏ đều được chuẩn bị rất công phu

Và cả những chiếc pháo nhỏ đều được chuẩn bị rất công phu - Ảnh: Sưu tầm

 

Hình tượng khí thực nam và nữ được xem là vật lễ cúng thần và luôn được đặt ở phía trước đoàn rước. Người bô lão và có chức sắc cao của làng sẽ cầm hai hình nhân thực hiện vai trò rước sinh khí thực. Những câu hát và vũ điệu âm dương được lồng ghép vào nhau một cách hài hòa ba lần, xung quanh là dòng người với tấm lòng thành kính làm cho nghi thức buổi lễ vừa rộn ràng lại trang nghiêm hơn bao giờ hết.

 

Bắc Ninh - Buổi lễ diễn ra trong không khí rộn ràng, tưng bừng

Buổi lễ diễn ra trong không khí rộn ràng, tưng bừng - Ảnh: Sưu tầm

 

Lúc hai sinh khí thực kết thúc buổi lễ và được đem đốt cũng là lúc mọi người chuẩn bị sang phần hội, ai cũng tin rằng, bước sang năm mới, dân làng sẽ được thần linh phù hộ mưa thuận gió hòa, cuộc sống thêm phần ấm no, sung túc.

 

Bắc Ninh - Phần hội với nhiều tiết mục đặc sắc như chọi gà

Phần hội với nhiều tiết mục đặc sắc như chọi gà… - Ảnh: Sưu tầm

 

Bắc Ninh - hát quan họ trao duyên

Và hát quan họ trao duyên - Ảnh: Sưu tầm

 

GIÁ TRỊ TINH THẦN TRONG NGHI LỄ CẦU MƯA NGƯỜI LÔ LÔ, HÀ GIANG

 

Về cao nguyên đá Hà Giang những ngày xuân, du khách không chỉ được ngắm sắc hoa đào, hoa mận, hoa ban trắng nở khắp núi rừng, mà đâu đó là nét đẹp văn hóa vùng cao trong nghi thức tâm linh. Người Lô Lô thường sống ở Mèo Vạc, Hà Giang, đây là vùng đồi núi, vách đá cheo leo, thời tiết thường xuyên thất thường, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống người đồng bào. Chính vì thế mà lễ hội cầu mưa mang ước muốn của bản nhỏ đến thần linh được xem là những ngày quan trọng nhất. Lễ cầu mưa được tổ chức vào 3 ngày 15, 17 và 19 tháng 3 Âm lịch.

 

Trên mảnh đất cao nguyên Mèo Vạc

Trên mảnh đất cao nguyên Mèo Vạc - Ảnh: Khoi Tran Duc

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hà Giang

 

Hà Giang là nơi sinh sống của người Lô Lô với lễ hội mưa độc đáo

Là nơi sinh sống của người Lô Lô với lễ hội mưa độc đáo - Ảnh: Sưu tầm

 

Lúc lễ hội diễn ra, tất cả mọi người đều buông bỏ nhịp sống sinh hoạt hằng ngày để thành tâm hướng về phía trời cao, cầu khấn cho thần linh phù hộ những cơn mưa tưới mát cánh đồng trên cao nguyên đá Đồng Văn thêm xanh, thêm tươi tốt. Người Lô Lô quây quần bên nhau để tất bật chuẩn bị vật phẩm tế thần cho trọn vẹn. Thông thường, vật lễ thường có 1 con gà trống, 2 con chó, 1 thanh kiếm được làm bằng sắt hoặc gỗ, 1 bát nước, 4 chén rượu. Bên cạnh đó là 4 ống hương bằng tre tượng trưng cho 4 phương trời và nhiều hương, giấy vàng, bạc khác.

 

Người Lô Lô Hà Giang buông bỏ nếp sinh hoạt hằng ngày

Người Lô Lô buông bỏ nếp sinh hoạt hằng ngày - Ảnh: Long Tran Minh

 

Hà Giang - Quây quần bên nhau chuẩn bị lễ vật tế thần

Quây quần bên nhau chuẩn bị lễ vật tế thần - Ảnh: Sưu tầm

 

Nhắc đến nét đặc sắc của lễ hội cầu mưa vùng Bắc Bộ nơi người Lô Lô sinh sống có thể kể đến sự hiện diện của trống đồng và nhị. Xuất phát từ tâm niệm bố Trời - mẹ Đất, họ coi chiếc trống đồng là trung tâm của vụ trụ, khởi nguồn sự sống. Đàn nhị người Lô Lô cũng to hơn đến tận 3 - 4 lần so với của người Kinh. Chúng đều là vậ báu thiêng liêng của cha ông từ đời này qua kiếp khác nhằm nhắc nhớ thế hệ sau về lễ hội dân tộc mình.

 

Hà Giang - Suốt phần lễ và hội, người ta sẽ luôn nhận thấy sự hiện diện của trống và nhị

Suốt phần lễ và hội, người ta sẽ luôn nhận thấy sự hiện diện của trống và nhị - Ảnh: Sưu tầm

 

Sau khi kết thúc nghi lễ được thực hiện bởi thầy cúng, mọi người sẽ cùng nhau nhảy múa, ca hát xung quanh bàn lễ. Đây là dịp để mọi người cùng chia sẻ cho nhau những câu chuyện đời thường từ công việc, gia đình. Với người trẻ thì lễ hội cầu mưa hằng năm vùng Bắc Bộ này còn là nơi để trao tình ý, bày tỏ yêu thương.

 

Tiếng khèn trao duyên vang lên giữa núi rừng cao nguyên đá Hà Giang

Tiếng khèn trao duyên vang lên giữa núi rừng cao nguyên đá - Ảnh: Gordon Tat

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Giang giá rẻ

 

LỄ HỘI CẦU MƯA Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ HƯNG YÊN

 

Tạm xa cao nguyên đá Hà Giang, chúng ta lại tiếp tục hành trình xuôi về miền đồng bằng Bắc Bộ để trầm mình vào lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên. Từ ngày 04 đến 06 tháng 04 Âm lịch hằng năm, người dân tại nô nức tụ hội về chùa Thái Lạc hay còn gọi là chùa Pháp Vân ở xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên để tham gia lễ hội cầu mưa.

 

Về đồng bằng Bắc Bộ

Về đồng bằng Bắc Bộ - Ảnh: Quang Le

 

Tham gia vào lễ hội cầu mưa của người Hưng Yên

Tham gia vào lễ hội cầu mưa của người Hưng Yên - Ảnh: Sưu tầm

 

Lễ hội cầu mưa ở Hưng Yên mang đậm tín ngưỡng phồn thực của nền văn hóa dân tộc. Đó là niềm khát khao chinh phục thiên nhiên, được ban phúc lành để sinh sống cuộc đời ấm vui yên bình. Đó là sự sẻ chia, truyền cho nhau kinh nghiệm nuôi dạy con cái giúp gia đình luôn vui vầy, hạnh phúc.

 

Hưng Yên - Lễ hội thu hút rất nhiều người tham gia

Lễ hội thu hút rất nhiều người tham gia - Ảnh: Sưu tầm

 

Mỗi nơi ở vùng Bắc Bộ đều có những dấu ấn riêng trong lễ hội cầu mưa của mình. Song tất cả đều chung một mong muốn giống nhau là để mùa màng bội thu, nắng mưa thuận hòa, tất cả phảng phất nét đẹp tín ngưỡng phồn thực trong dân gian, cần được gìn giữ và phát triển.

 

Cầu cho mưa thuận gió hòa
Mùa màng tươi tốt nhà nhà ấm no
Cầu cho hạnh phúc thật to
Rơi đều trên khắp mỗi miền quê ta.

 

Scodaisym - Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Lễ hội cầu mưa là gì?

Lễ hội cầu mưa là một nghi lễ truyền thống của người dân vùng Bắc Bộ, Bắc Ninh, Miền Bắc nhằm cầu nguyện cho mưa thuận lợi, đem lại bội thu cho nông nghiệp và đời sống của người dân.

Tính phồn thực trong lễ hội cầu mưa là gì?

Tính phồn thực trong lễ hội cầu mưa là một phần quan trọng của nghi lễ, đại diện cho sự đoàn kết và sự giàu có của cộng đồng. Trong lễ hội, người dân sẽ cùng nhau thưởng thức các món ăn đặc sản, như bánh chưng, bánh dày, thịt heo quay, gà nướng, rượu nếp,...

Lễ hội cầu mưa diễn ra vào thời điểm nào?

Lễ hội cầu mưa thường diễn ra vào đầu mùa lúa chín, từ tháng 5 đến tháng 7 âm lịch.

Lễ hội cầu mưa được tổ chức ở đâu?

Lễ hội cầu mưa được tổ chức tại các làng xã trên địa bàn vùng Bắc Bộ, Bắc Ninh, Miền Bắc như làng Đình Bảng, làng Phù Đổng, làng Đông Sơn,...

Các hoạt động trong lễ hội cầu mưa bao gồm gì?

Các hoạt động trong lễ hội cầu mưa bao gồm: lễ cầu mưa, lễ rước đuốc, lễ đốt pháo, trình diễn múa lân, múa rồng, đua thuyền trên sông, thi đua hát quan họ, chơi các trò chơi dân gian,...

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /250