Mytour blog
Tags:
chùa Hươngdu lịch tâm linhChùa Thiên Mụsuối Yếnchùa Bái ĐínhChùa Hoa Yênlễ chùa đầu năm
06/04/20232.3060

Top 8 địa điểm hành hương lý tưởng dịp Tết Ất Mùi 2024 - Phần 1

Khi những nhành mai vàng, cành đào thắm đua nhau khoe sắc thắm cũng là lúc báo hiệu mùa Xuân về, như một thói quen đã trở thành nét văn hóa của những người con đất Việt, hành hương, thăm viếng chùa chiềng kết hợp tham quan thắng cảnh núi non đang được nhiều du khách lựa chọn để lòng người tìm về nơi chốn bình yên, cũng như một chuyến xuất hành khởi đầu may mắn cho một năm mới. Tuy nhiên, để lựa chọn được một điểm du lịch hành hương đúng nghĩa thì quả là một điều không hề dễ dàng. Hãy cùng Mytour khám phá những điểm du xuân không nên bỏ qua trong dịp Tết Ất Mùi này nhé!

 

1. CHÙA HƯƠNG – HÀNH TRÌNH VỀ CÕI PHẬT

 

Chùa Hương là một trong những danh lam thắng cảnh nổi tiếng nằm trong khu di tích Hương Sơn, thuộc huyện Mỹ Đức, Hà Tây, cách trung tâm Hà Nội khoảng 60 km. Là một trong những địa điểm du lịch mang đậm tính tâm linh mà chúng ta không thể không nhắc đến trong dịp Tết Âm lịch này.

 

chùa Hương

Toàn cảnh chùa Hương - Ảnh: Sưu tầm

 

Năm nào cũng vậy, cứ mỗi độ Xuân về, chùa Hương lại thu hút hàng chục vạn khách trong nước và quốc tế đến đây vãn cảnh, trẩy hội mùa Xuân. Tại đây cứ vào mùng 6 tháng giêng hàng năm sẽ khai hội chùa Hương và lễ hội sẽ kéo dài đến hạ tuần tháng 3 Âm lịch. Điều đặc biệt là ở chỗ, trước mở hội một ngày, tất cả các đền, chùa, đình, miếu đều khói hương nghi ngút, không khí lễ hội bao trùm cả xã Hương Sơn.

 

chùa Hương

Dòng người tấp nập kéo về trẫy hội chùa Hương - Ảnh: dulichviendong

 

chùa Hương

Khói hương nghi ngút vào dịp lễ hội - Ảnh: wikipedia

 

Trẩy hội chùa Hương vì vậy mà cả tâm hồn và thể xác đều được đắm sâu vào trong mây ngàn cỏ nội. Nét thanh tịnh của miền đất Phật đã tạo cho con người, cảnh vật hòa lẫn vào không gian khi vào hội.

 

chùa Hương

Hoa đào khoe sắc trong không khí Xuân về - Ảnh: Ashley Nguyen

 

Suối Yến

Suối Yến đẹp mơ màng, huyền ảo - Ảnh: hinhanhdepnhat

 

Chùa Hương là một tập hợp nhiều động, nhiều chùa trong một tổng thể kết hợp vừa thiên nhiên vừa nhân tạo bao gồm núi, đồi, hang, động, suối rừng, chùa tháp… Ở chùa Hương có hàng chục điểm đến như Nam Thiên Môn, Thiên Trù, động Tiên Sơn, Giải Oan, động Hương Tích,...

 

Cổng Nam Thiên Môn

Cổng Nam Thiên Môn - Ảnh: Ashley Nguyen

 

Ngôi chùa mang đậm tính tâm linh

Ngôi chùa mang đậm tính tâm linh - Ảnh: apttravel

 

Động Tiên Sơn

Động Tiên Sơn - Ảnh: yolotravel

 

Chùa Giải Oan

Chùa Giải Oan - Ảnh: Đăng Định

 

Động Hương Tích

Động Hương Tích nổi tiếng linh thiêng, tấp nập du khách đến đây chiêm bái - Ảnh: hanotour

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Đường vào chùa Hương tấp nập vào ra hàng trăm thuyền, cộng thú vui ngồi thuyền vãn cảnh núi non cõi Phật, con người như được hòa nhập vào thiên nhiên và tâm hồn trở nên thanh tịnh đến lạ kỳ.

 

Vãn cảnh thiên nhiên nơi đây, làm cho tâm hồn con người trở nên thanh tịnh

Vãn cảnh thiên nhiên nơi đây, làm cho tâm hồn con người trở nên thanh tịnh- Ảnh: Sưu tầm

 

2. BÁI ĐÍNH – NƠI TRỜI TIÊN, CẢNH PHẬT

 

Nằm ở cửa ngõ phía tây Cố đô Hoa Lư, bên quốc lộ 38B, thuộc xã Gia Sinh (Gia Viễn, Ninh Bình), cách thành phố Ninh Bình 15 km, cách Hà Nội gần 100 km. Quần thể chùa Bái Đính nổi tiếng với nhiều kỷ lục được xác lập như chùa có diện tích lớn nhất Việt Nam, tượng Phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á, chùa có hành lang La Hán dài nhất châu Á…thu hút du khách khắp nơi đến đây tham quan, lễ bái.

 

chùa Bái Đính

Quần thể chùa Bái Đính với diện tích thuộc loại rộng nhất Việt Nam - Ảnh: phapbao

 

chùa Bái Đính

Tượng phật bằng đồng dát vàng lớn nhất châu Á - Ảnh: phapbao

 

chùa Bái Đính

Hành lang La Hán dài nhất châu Á - Ảnh: Sưu tầm

 

Hàng năm cứ vào dịp Xuân về, lễ hội chùa Bái Đính lại được tổ chức. Lễ hội kéo dài từ mùng 6 Tết đến hết tháng 3, là buổi lễ khởi đầu cho những lễ hội hành hương về vùng đất cố đô Hoa Lư cổ kính.

 

chùa Bái Đính

Lễ hội chùa  thu hút nhiều khách thập phương - Ảnh: Sưu  tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Ninh Bình

 

Chùa Bái Đính được xem là nơi hội tụ linh khí núi sông, tâm linh dân tộc khi nơi đây vừa thờ Phật, thờ Thần và thờ Mẫu, giao hòa của các tín ngưỡng dân gian tạo nên một không gian linh thiêng hoàn hảo. Bên cạnh đó, Bái Đính còn có núi sông kỳ ngộ, phong cảnh hữu tình, được vua Lê đề tặng “Minh Đỉnh danh lam”, là chốn trời tiên cảnh phật, xứng đáng là nơi mà hàng triệu người con đất Việt tìm về thắp hương cầu phước, vãn cảnh sông núi mỗi dịp xuân về để tinh thần sản khoái, tìm thấy sự bình an trong tâm hồn.

 

chùa Bái Đính

Lối kiến trúc độc đáo nơi trời tiên, cảnh Phật - Ảnh: Lan Nguyen

 

chùa Bái Đính

Quần thể chùa Bái Đính còn được xem là nơi hội tụ linh khí núi sông, tâm linh dân tộc, ngày càng hấp dẫn du khách bốn phương - Ảnh: Sưu tầm

 

3. NON THIÊNG YÊN TỬ

 

Yên Tử là quê hương, là nơi khởi nguồn thiền phái Trúc Lâm - dòng thiền mang đậm bản sắc văn hóa Phật giáo của người Việt. Về Yên Tử, để được hít thở không khí trong lành, được thấy thiên nhiên xanh mát, núi rừng hùng vĩ, suối chảy róc rách, chim hót liu lo… để hiểu thêm những câu chuyện thần bí, hiểu thêm về cuộc đời vua Trần Nhân Tông.

 

 non thiêng Yên Tử

Vẻ đẹp huyền bí, hùng vĩ của non thiêng Yên Tử - Ảnh: Sưu tầm

 

Tọa lạc ngay giữa ranh giới hai tỉnh Bắc Giang và Quảng Ninh, núi Yên Tử có độ cao 1.068m so với mặt nước biển. Đứng trên ngọn thiêng Yên Tử, du khách có thể nhìn bao quát cả vùng Đông Bắc rộng lớn với những đảo nhỏ thấp thoáng trong Vịnh Hạ Long như một bức tranh, xa xa là dòng sông Bạch Đằng cuộn sóng. Một bức tranh sơn thủy hiện ra đầy thơ mộng, thần tiên.

 

 non thiêng Yên Tử

Bức tranh sơn thủy đầy thần tiên khi đứng nhìn từ trên cao - Ảnh: Sưu tầm

 

Du lịch hành hương tại đây, du khách sẽ được khám phá rất nhiều điều thú vị trên vùng đất Phật, bắt đầu từ suối Giải Oan, chùa Hoa Yên đến chùa Vân Tiêu, vườn tháp Yên Tử, chùa Đồng – ngôi chùa bằng đồng lớn và độc đáo nhất châu Á và thiền viện Trúc Lâm Yên Tử là kinh đô Phật giáo của nước Đại Việt cách đây 700 năm, nơi sinh ra thiền phái Trúc Lâm …

 

Suối Giải Oan

Suối Giải Oan trong veo giữa đại ngàn Yên Tử - Ảnh: Sưu tầm

 

Chùa Hoa Yên

Chùa Hoa Yên nằm giữa đường lên đỉnh chùa Đồng - Ảnh: flowerpictures

 

đỉnh chùa Đồng

Hoàng hôn trên đỉnh chùa Đồng - Ảnh: Sưu tầm

 

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử

Thiền viện Trúc Lâm Yên Tử - kinh đô Phật giáo của Đại Việt - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Ninh

 

Hội xuân Yên Tử diễn ra vào mùng 10 Tết Âm lịch và thường kéo dài tới tận tháng 3 Âm lịch để phục vụ đông đảo du khách hành hương về đây trẩy hội, thắp hương và vãn cảnh du xuân. Ngoài ra, chính sự tôn nghiêm của chốn thiền môn cùng vẻ u tịch của thiên nhiên nơi này khiến lòng người như lắng lại, gạt bỏ hết những ưu tư buồn phiền của năm cũ để đón chào năm mới trong niềm lạc quan và an bình.

 

Yên Tử

Ngày xuân, khách nô nức rủ nhau về Yên Tử - Ảnh: Sưu tầm

 

Yên Tử

Cảnh quan u tịch làm lắng đọng lòng người - Ảnh: Lan Nguyen

 

4. MÙA XUÂN ĐẾN THĂM CHÙA THIÊN MỤ

 

Chùa Thiên Mụ nằm trên đồi Hà Khê, xã Hương Long, thành phố Huế, là một trong những kiến trúc tôn giáo cổ nhất và đẹp nhất nơi đây. Đến với Thiên Mụ, du khách không khỏi cảm kích trước vẻ đẹp thiên nhiên, trước công trình đời xưa để lại với ngọn tháp hùng vĩ đứng soi mình bên dòng Hương Giang duyên dáng.

 

CHÙA THIÊN MỤ

Chùa hiền hòa soi mình bên dòng Hương Giang thơ mộng - Ảnh: disanxanh

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Huế

 

Kiến trúc của chùa Thiên Mụ cũng giống như kiến trúc của nhiều ngôi chùa ở Việt Nam, nhưng đặc biệt chùa Thiên Mụ có ngôi tháp Phước Duyên cao 21m, có 7 tầng. Chùa Thiên Mụ còn có Đại Hồng Chung cao 2,5m, nặng trên 3 tấn và Bia đá được đặt trên lưng con rùa lớn bằng cẩm thạch.

 

CHÙA THIÊN MỤ

Ngôi tháp Phước Duyên là một biểu tượng gắn liền với chùa Thiên Mụ - Ảnh: Sưu tầm

 

CHÙA THIÊN MỤ

Giá trị nghệ thuật trong kiến trúc cổ của chùa - Ảnh: Lan Nguyen

 

Không chỉ nổi tiếng linh thiêng, phong cảnh hữu tình, Chùa Thiên Mụ còn hấp dẫn với bao truyền thuyết cổ xưa và 108 tiếng chuông ngày ngày ngân vang cùng với khói hương ngào ngạt lan tỏa nghi ngút trong không khí vui Xuân trẩy hội.

 

Chùa Thiên Mụ không đơn thuần là chốn tâm linh mà còn là nơi vãn cảnh, từng được các triều vua xếp vào những cảnh đẹp xứ Huế. Đứng bên hàng rào thành chùa, nhìn về thượng nguồn, con sông Hương trông hùng vĩ nhưng vẫn thơ mộng vốn có. Dòng nước chia đôi bởi Hòn Chén rồi lại hợp dòng chảy lững lờ trước cổng chùa.

 

CHÙA THIÊN MỤ

Dòng Hương Giang lững lờ trôi bên Thiên Mụ - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Huế

 

Vào ngày Xuân, xuôi thuyền trên sông Hương, thắp nén hương viếng chùa Thiên Mụ, du khách sẽ thấy lòng mình như lắng đọng lại, tĩnh tâm hơn, bỏ lại đằng sau những muộn phiền, lo âu trong cuộc sống.

 

CHÙA THIÊN MỤ

Mùa xuân đến chùa Thiên Mụ - Ảnh: Sưu tầm

 

Mời bạn xem tiếp Top 8 địa điểm hành hương lý tưởng dịp Tết Ất Mùi 2015 - Phần 2

 

Nguyễn Minh Hoàng - Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

0 Thích

Đánh giá : 5.0 /238