Mytour blog
Tags:
lễ hội sự kiện Lễ hội Chùa Hương du lịch lễ hộilễ hội chùa tây phương
06/04/20232.2580

Tưng bừng lễ hội những ngày cuối tháng 4 - Kỳ 2 năm 2024

Truyền thống văn hóa ngàn đời của dân tộc Việt được gìn giữ và lưu truyền qua bao thăng trầm của lịch sử, để tới hôm nay, trong không khí hân hoan của thời đại mới, những lễ hội được tái hiện như một cách để nhắc nhở thế hệ mai sau về công lao của cha ông đi trước, để tự hào hơn về những giá trị tinh thần vẫn trường tồn theo năm tháng. Đặc biệt, khi những ngày tháng 4 đang dần về, trên khắp mọi miền tổ quốc, người ta lại tất bật chuẩn bị cho những lễ hội đặc sắc và nhiều ý nghĩa. Trong đó, giỗ tổ Hùng Vương, Hội đền Hai Bà Trưng, Hội Phủ Dầy Nam Định, Hội chùa Hương, Hội chùa Tây Phương, hội chùa Thầy và lễ 30/04 là những lễ hội được mong chờ nhất trong những tour du lịch mùa hè dịp nghỉ lễ 30/04 – 01/05.

 

Tưng bừng những ngày lễ lớn cuối tháng 4

Tưng bừng những ngày lễ lớn cuối tháng 4 - Ảnh: Sưu tầm

 

Mời bạn xem Tưng bừng lễ hội những ngày cuối tháng 4 - Kỳ 1

 

4. NÔ NỨC TRẨY HỘI CHÙA HƯƠNG

 

Trẩy hội chùa Hương được xem là hành trình tìm về một miền đất Phật_nơi Quan thế âm bồ tát ứng hiện tu hành. Lễ hội chùa Hương diễn ra trong vòng 3 tháng từ ngày mồng 6 tháng 1 đến tháng 3 âm lịch. Trong không khí rộn ràng của mùa xuân sang, người ta nô nức tìm về di tích văn hóa Chùa Hương, Hương Sơn, Mỹ Đức, Hà Nội  để cầu mong một năm mới tốt lành.

 

Khai hội chùa Hương -

Khai hội chùa Hương - Ảnh: Sưu tầm

 

Chùa Hương đẹp lắm, đâu đó là những dãy núi trập trùng ẩn hiện, những làn mây trắng như đang đung đưa ở ngọn cây nào đó. Quần thể Hương Sơn lại càng tuyệt vời hơn nữa. Đó như một sự kết hợp tài tình của tạo hóa, những ngôi chùa vừa mờ ảo trong khói hương nhưng cũng không kém phần uy nghi, cổ kính. Tất cả không gian đầy linh thiêng, huyền bí, mang đến những xúc cảm sâu sắc với người lữ khách phương xa.

 

Nhộn nhịp cảnh chùa Hương những ngày lễ hội cuối tháng 4

Nhộn nhịp cảnh chùa Hương những ngày lễ hội cuối tháng 4 - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Trong khung cảnh thần tiên của chùa Hương, trong cái không khí an tĩnh, thoát tục của mảnh đất này, bất kỳ ai cũng rũ bỏ hết những phiền muộn trong đời để đắm mình trong một bức tranh sơn thủy hữu tình, để sống trọn vẹn từng giây, khoan khoái dang tay đón những luồng sinh khí mới ở vùng đất Phật.

 

Cảnh thần tiên chốn chùa Hương

Cảnh thần tiên chốn chùa Hương - Ảnh: Sưu tầm

 

Người người nô nức trẩy hội cuối tháng 4

Người người nô nức trẩy hội cuối tháng 4 - Ảnh: Sưu tầm

 

5. BỒI HỒI TRONG LỄ HỘI CHÙA TÂY PHƯƠNG

 

Các vị La Hán chùa Tây Phương

Tôi đến thăm về lòng vấn vương

Há chẳng phải đây là xứ Phật

Mà sao ai nấy mặt đau thương?

 

Chùa Tây Phương (tên chữ là Sùng Phúc Tự) là một ngôi chùa ở trên ngọn núi Tây Phương ở thôn Yên, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội. Hằng năm từ mồng 6 đến mồng 10 tháng 3 âm lịch, người dân khắp nơi lại đổ về địa danh này để tham gia mùa du lịch lễ hội nơi đây.

 

Một góc chùa Tây Phương như cõi mộng

Một góc chùa Tây Phương như cõi mộng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Tới đây, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc độc đáo của dân tộc với những kiệt tác của nghệ thuật điêu khắc vừa thể hiện rõ nét những yếu tố tâm linh vừa mang cái hồn của đời sống hiện thực. Càng ngạc nhiên hơn là các pho tượng được tạc bằng gỗ mít sơn son thiếp vàng đứng uy nghi nhưng khuôn mặt lại như đang quằn quại đau đớn với những đau khổ của chúng sinh. Có lẽ vì thế mà Huy cận mới có thể vang lên những vần thơ đầy khắc khoải đến như vậy.

 

Những bức tượng phật với khuôn mặt khắc khoải với niềm đau của chúng sinh

Những bức tượng phật với khuôn mặt khắc khoải với niềm đau của chúng sinh - Ảnh: Dzung Việt Lê

 

Du lịch lễ hội, tới chùa Tây Phương vào dịp này, bạn sẽ ngạc nhiên khi được chứng kiến những nghi lễ còn giữ được những nét xưa cũ nhất. Không phai nhòa bởi những ảnh hưởng từ cuộc sống hiện đại, những người dân vùng Hà Tây cũ vẫn giữ lại nguyên vẹn được linh hồn lễ hội và những phong tục tập quán đặc trưng nhất.

 

Lễ tước kiệu tại Chùa Tây Phương

Lễ tước kiệu tại Chùa Tây Phương - Ảnh: Sưu tầm

 

Lễ hội chùa Tây Phương được tổ chức hằng năm như một cách khẳng định vai trò của sinh hoạt văn hóa tôn giáo và giữ vững những bản sắc của người Việt Nam trong thời kỳ hội nhập.

 

6. TÌM VỀ BẢN SẮC XƯA TRONG LỄ HỘI CHÙA THẦY

 

Một cõi đi về - Chùa Thầy

Một cõi đi về - Chùa Thầy - Ảnh: Sưu tầm

 

Lễ hội Chùa Thầy diễn ra từ ngày mồng 5 đến mồng 7 tháng 3 âm lịch tại chùa Thầy, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây cũ, nay là Hà Nội. Đây là một trong những lễ hội lớn của miền Bắc thu hút hàng nghìn tăng ni, phật tử từ mọi miền về dự lễ. Không những vậy, đây là dịp du lịch lễ hội để người dân cả nước tìm về chốn thanh tịnh và gửi gắm những ước mơ.

 

Vãn cảnh chùa Thầy

Vãn cảnh chùa Thầy - Ảnh: Casper _HN

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Quần thể di tích kiến trúc hùng vỹ ở chùa Thầy là một điểm thu hút đặc biệt với du khách thập phương. Dường như, ít có nơi nào bạn có thể được chứng kiến nhiều ngôi chùa ở cùng một địa điểm đến thế, nào là chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng, nào là gác Chuông, gác Trống, chùa Cao, chùa Một Mái, chùa Long Đẩu, rồi tới đền Thượng, đền Quán Thánh, đền Văn Xương, quán Hoàng Xá. Tất cả được tạo lạc trên thế đất thiêng mà dân gian gọi là khu đất ‘hàm rồng’.

 

Rộn ràng ngày hội chùa Thầy

Rộn ràng ngày hội chùa Thầy - Ảnh: Sưu tầm

 

Những hoạt động đầy sắc màu trong lễ hội

Những hoạt động đầy sắc màu trong lễ hội - Ảnh: Sưu tầm

 

Toàn bộ không gian ấn tượng ấy đã khiến chúa Trịnh Căn phải thốt lên rằng “viên ngọc nổi lên giữa đám sỏi đá, rạng vẻ xuân tươi khắp cả bốn mùa”. Đến với lễ hội chùa Thầy, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng cái địa thế rồng ấy mà còn được tham gia nhiều hoạt động du lịch lễ hội thú vị: Tắm tượng (mộc dục), lễ nghinh bài vị Đức thánh Từ Đạo Hạnh từ chùa Thượng xuống chùa Trung, lễ cúng yên vị, lễ tế, lễ rước cùng biểu diễn rối nước với nhiều trò chơi dân gian độc đáo. Lễ hội chùa Thầy như một nét tâm linh của người dân miền Bắc, mang lại những giây phút vừa an tĩnh vừa rạo rực niềm tin trong tâm hồn của những người con thế hệ mới.

 

7. TỰ HÀO VỚI NGÀY LỄ 30/4

 

Tháng 4 về không chỉ là mùa của những lễ hội được lưu truyền ngàn đời trong dân gian, tháng 4, toàn thể con cháu Lạc Hồng lại tưng bừng kỷ niệm ngày lịch sử trọng đại, đánh mốc son chói lọi nhất trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Ngày ấy mãi đi sâu vào tâm tưởng mỗi người như một biểu tượng sáng ngời của chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

 

Bắn pháo hoa chào mừng đại lễ 30/04

Bắn pháo hoa chào mừng đại lễ 30/04 - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh

 

Không chỉ vậy, ngày ấy còn đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của độc lập tự do, chủ nghĩa xã hội và mang dân tộc Việt Nam từng bước sánh vai cùng các nước trên thế giới trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 

Diễu binh ngày lễ 30/04

Diễu binh ngày lễ 30/04 - Ảnh: Sưu tầm

 

Những ngày gian khổ qua đi, những hy sinh to lớn của các cha anh luôn đi sâu vào lòng của những người dân mọi miền Tổ quốc. Để rồi 30/04 lại về, trong trái tim mỗi người là niềm tự hào, là sự ghi nhớ công ơn của những người đã sống và chiến đấu trong thời kỳ kháng chiến hào hùng của dân tộc. Lễ 30/04 còn là dịp để người dân, đảng và chính phủ gửi lòng biết ơn sâu sắc tới những người chiến sỹ, những người mẹ anh hùng đang sống trên khắp các vùng miền.

 

Dinh Độc lập ngày ấy  bây giờ

Dinh Độc lập ngày ấy – bây giờ - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh

 

Tham quan Dinh độc lập và tìm hiểu về lịch sử nước nhà

Tham quan Dinh độc lập và tìm hiểu về lịch sử nước nhà - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh

 

Tháng 4 như mùa du lịch lễ hội, tháng 4 về thôi thúc mỗi người tiếp tục hành trình tìm kiếm những giá trị tinh thần trong kho tàng văn hóa của dân tộc. Trong cuộc hành trình ấy, mỗi người lại thu nạp cho mình những kiến thức phong phú nhất và được thoải mái tận hưởng những ngày nghỉ ngơi sau những lo toan bộn bề của cuộc sống thường ngày.

 

Loan vtp - Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /366