Chúng ta vừa trải qua những ngày Tết cổ truyền thật vui và ý nghĩa theo lịch âm, không khí xuân đã gần như chấm dứt và mọi người đều đã bước vào guồng quay ổn định của công việc. Thế nhưng, có những quốc gia ở Đông Nam Á thì hiện mới chỉ là thời điểm chuẩn bị đón Tết thôi, đặc biệt đều là Tết Té Nước, bạn có muốn biết đó là quốc gia nào không?
Tết Té Nước - Ảnh: Sưu Tầm
Đầu tiên là người anh em thân thiết với Việt Nam, nước Lào. Tết Lào có tên Bunpimay (còn gọi là Tết “buộc chỉ cổ tay” hay “Hốt Nâm”), là Tết Té Nước với mong muốn cuộc sống sinh sôi, đâm chồi nảy lộc, ngày càng thịnh vượng.
Tết Lào có tên là Bunpimay - Ảnh: Sưu Tầm
Tết cổ truyền diễn ra tưng bừng trên khắp đất nước Triệu Voi, nhưng náo nhiệt nhất là ở Vang Vieng và cố đô Luang Prabang. Giống như những nơi khác trên thế giới, ngày cuối cùng của năm cũ ở Lào cũng là lúc người dân dọn dẹp, trang hoàng nhà cửa, khu dân cư để đón năm mới. Sau đó họ cùng nhau lên chùa cầu nguyện, nghe giảng đạo thật thành tâm.
Tưng bừng ngày Tết Lào - Ảnh: Sưu Tầm
Người Lào có hai thứ vô cùng quan trọng phải chuẩn bị cho Tết cổ truyền, đó là món lạp và hoa tươi. Món lạp được làm từ thịt gà hoặc thịt bò trộn thính và gia vị, mang ý nghĩa tài lộc và được coi là linh hồn của người Lào trong năm mới. Lạp càng được làm công phu thì càng mang lại may mắn cho gia chủ.
Té nước đem lại sự may mắn - Ảnh: Sưu Tầm
Hoa tươi ở đây là hoa muồng (còn gọi là bò cạp vàng hay hoa hoàng hậu) dùng cài lên xe, trang trí trong nhà; hoa Champa thì được kết thành chùm hoặc cài lên tóc để cầu mong hạnh phúc, an lành. Ngoài ra, các sư trụ trì còn hướng dẫn mọi người đi hái hoa tươi đem lên chùa cúng Phật, đem nước lau rửa hoa thể hiện sự thành tâm.
Những phong tục trong ngày Tết Lào - Ảnh: Sưu Tầm
Tết “buộc chỉ cổ tay” được thể hiện ở chỗ, ba ngày Tết Lào khách đến xông nhà sẽ được chủ nhà buộc chỉ xanh hoặc đỏ vào cổ tay để chúc sức khỏe và hạnh phúc. Các hoạt động diễn ra trong Tết Lào là lên chùa cầu nguyên, vui chơi, biểu diễn âm nhạc truyền thống (morlam), múa lăm-vông và tất nhiên không thể thiếu việc té nước, đặc biệt còn có lễ tắm Phật Song Namphaphou ở một số nơi đặt tượng Phật trong hang núi.
Tắm Phật bằng nước thơm - Ảnh: Sưu Tầm
Khi những con đường, đền chùa ở Campuchia sáng rực đèn hoa, cờ ngũ sắc, cờ Phật giáo cũng là lúc người dân chuẩn bị đón Tết cổ truyền Chol Chnam Thmay. Để chuẩn bị đón Tết, cùng với việc dọn dẹp nhà cửa, các gia đình sẽ dựng bàn thờ để đón ông bà tổ tiên thật trang trọng. Đêm giao thừa ở Campuchia, mọi người sẽ thắp nhang đèn đưa tiễn thần Téveda cũ để rước thần Téveda Thmay mới về ngự trị.
Té nước cầu may ở Campuchia - Ảnh: Sưu Tầm
Ngày đầu năm mới, ai nấy đều ngồi trước cầu nguyện, sau đó ăn mặc thật đẹp đội mâm lễ đến chùa cúng Phật, nghe đọc kinh, tưới nước thơm… Ngày mồng hai là nghi thức dâng cơm cho sư sãi trong chùa dùng để nhận được sự ban phước, ngày mồng ba là lễ tắm Phật và đua thuyền.
Lễ tắm Phật - Ảnh: Sưu Tầm
Ở nhà, người dân Campuchia dâng cho ông bà, cha mẹ các loại bánh ngon để chúc thọ, thể hiện sự hiếu thảo. Còn bên ngoài thì tưng bừng với các màn múa lân truyền thống, đi chùa như trẩy hội, bôi bột màu, đổ cát, lấy nước tạt nhau chúc mừng năm mới… rất sôi động.
Các cô gái ăn mặc đẹp đón Tết - Ảnh: Sưu Tầm
Là đất nước vô cùng phát triển du lịch nên Tết cổ truyền Songkran (diễn ra từ 13-15/4 hàng năm) của Thái Lan thu hút rất đông đảo bạn bè quốc tế. Tết ở Thái Lan là mùa lễ hội lớn nhất, cũng là thời điểm thể hiện sự tôn kính với Đức Phật. Người dân Thái dọn dẹp nhà cửa, tạt nước nhau bằng các loại xô chậu, bóng nước, súng phun nước… nhằm đem may mắn cho nhau. Tết Songkran cũng tổ chức nhiều cuộc diễu hành, thi đấu sắc đẹp, nấu ăn… đường phố rực rỡ cờ hoa và các loại trang phục sặc sỡ.
Tết Songkran - Ảnh: Sưu Tầm
Ngày 30 Tết ở Thái được gọi là Wan Nao, dành để chuẩn bị đồ ăn cho Tết. Mùng một là Wan Payawan, mọi người sẽ thực hiện các nghi lễ cúng đồ ăn và quần áo trên chùa, lau rửa, vẩy nước thơm lên ảnh Đức Phật, đặc biệt đây cũng là ngày bắt đầu lễ hội té nước trên khắp các đường phố ở Thái Lan.
Tết Té Nước ở Thái Lan - Ảnh: Sưu Tầm
Cuối cùng là ngày Wan Parg-bpee, người Thái dành ngày này để tưởng nhớ tổ tiên và những người đã khuất. Phần này rất được chú trọng bởi Tết cổ truyền Thái Lan đều hướng về nguồn cội, mọi người tập trung vào việc cúng bái, tưởng niệm trước khi cùng tham gia vào một cái Tết đầy sôi động.
Cuộc thi sắc đẹp vào ngày Tết - Ảnh: Sưu Tầm
Xem thêm: Các tour du lịch Thái Lan giá rẻ
Cũng là một trong số ít quốc gia đón Tết té nước, Tết Myanmar có tên gọi Thingyan, là thời điểm của ngày Bố Tát trong Phật giáo. Tết Thingyan kéo dài 4 ngày và trong thời điểm này, tất cả các quán xá đều đóng cửa, mọi người ra đường té nước vào nhau để tẩy rửa tội lỗi, xóa sạch những điều đen đủi không may của năm cũ.
Trẻ em té nước trong ngày Tết Thingyan - Ảnh: thethaovanhoa
Những hoạt động gia đình trong ngày Tết ở Myanmar diễn ra khá nhẹ nhàng, mang ý nghĩa lớn về tình thân như thăm viếng người lớn tuổi, quỳ lạy, dâng nước, gội đầu theo cách thức truyền thống thể hiện sự tôn kính. Cũng giống Tết Lào, Thái Lan, Campuchia, người Myanmar đi chùa, dâng lễ vật cầu kỳ với mong muốn may mắn cho năm mới đến.
Người Myanmar đón Tết - Ảnh: phunuonline
Tuy nhiên, không vì thế mà Myanmar kém đi sự sôi động vốn có của những ngày Tết. Họ ca hát, nhảy múa, diễn hề và các trò bói toán trong tiếng nhạc rộn ràng, trong không gian đầy màu sắc của áo váy và những bông hoa.
Đi chùa ngày Tết ở Myanmar - Ảnh: Sưu Tầm
Ngày Tết té nước đều diễn ra vào dịp nóng nhất trong năm, nhưng cũng chính vì thế mà các lễ hội lại vui hơn bao giờ hết. Dù bị ướt sũng bởi nước dội vào từ khắp nơi nhưng ai nấy, dù dân bản địa hay khách du lịch đều rất vui vẻ bởi họ tin rằng, nước họ nhận được chính là những may mắn dành cho họ trong năm mới đến.
Hoa Cát - blog.mytour.vn
Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn.
- Ướt đẫm là một trò chơi dân gian phổ biến ở một số quốc gia, trong đó người chơi sẽ bị tưới nước hoặc bị đổ nước lên đầu khi thua cuộc.
- Ướt đẫm được tổ chức ở nhiều quốc gia trên thế giới, nhưng phổ biến nhất là ở Thái Lan, Campuchia, Lào và Myanmar.
- Thái Lan: Phong tục ước mở của Thái Lan là Songkran, lễ hội nước lớn nhất của nước này.
- Campuchia: Phong tục ước mở của Campuchia là Bon Om Touk, lễ hội đua thuyền truyền thống.
- Lào: Phong tục ước mở của Lào là Bun Pi Mai, lễ hội nước lớn nhất của nước này.
- Myanmar: Phong tục ước mở của Myanmar là Thingyan, lễ hội nước lớn nhất của nước này.
- Bangkok là thủ đô của Thái Lan, là một trong những thành phố đông dân nhất và sầm uất nhất của Đông Nam Á.
0 Thích