Mytour blog
Tags:
cẩm nang du lịchdu lịch Tây Bắccảnh đẹp Yên Báidu lịch Sơn Langười dân tộc
06/04/202310.5701

Về Hồng Ngài thăm quê hương của vợ chồng A Phủ năm 2024

Nằm hun hút trong núi rừng Tây Bắc, lặng lẽ cho mình một khoảng trời riêng, Hồng Ngài như cô gái miền sơn cước mang vẻ đẹp chân chất, dịu hiền của người vùng cao. Đường lên Hồng Ngài một ngày chớm thu, nắng vàng ươm trải dài khắp triền đồi, xanh thẳm màu nương ruộng bậc thang nối nhau trùng điệp, ta nghe đâu đó văng vẳng trong gió lời của Mị “A Phủ, cho tôi đi. Ở đây thì chết mất” trong câu chuyện của Tô Hoài, con đường mòn dẫn lối lên bản, có phải chăng là con đường mà vợ chồng A Phủ đã trốn chạy dạo ấy.

 

Hun hút trong núi rừng Tây Bắc

Hun hút trong núi rừng Tây Bắc - Ảnh: WaneyHoang

 

Là bản làng Hồng Ngài,

Là bản làng Hồng Ngài, quê hương của “Vợ chồng a Phủ” - Ảnh: Caothuylien

 

Hồng Ngài là một bản nhỏ thuộc thị trấn Bắc Yên, huyện Bắc Yên, Sơn La. Đây là nơi sinh sống chủ yếu của người Mông, và đến tận bây giờ, những nét đặc sắc về cuộc sống hoang sơ, hòa hợp cùng thiên nhiên núi rừng Tây Bắc vẫn còn lưu giữ. Hồng Ngài hiện có 71 ngôi nhà trình tường đẹp chẳng kém nơi nào khác.

 

Những ngôi nhà trình tường sát nhau trong bản

Những ngôi nhà trình tường sát nhau trong bản - Ảnh: dangthaonguyen

 

Khách du lịch Tây Bắc muốn lên thăm Hồng Ngài có thể di chuyển theo 3 con đường khác nhau. Một là di chuyển theo hướng bắt đầu từ Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái qua con đường đã liên thông giữa hai tỉnh Sơn La và Yên Bái. Ba là từ thành phố Sơn La đi về phía Bắc Yên khoảng 80 km, sau đó vượt qua đèo Chẹn dài 20 chừng km dọc sông Đà thẳng tiến đến thị trấn Bắc Yên. Ba là từ phía Mường Cơi, Phù Yên để vào. Nhưng dù chọn cách nào thì du khách cũng sẽ phải băng qua trùng điệp núi rừng mới có thể đến được bản Hồng Ngài xa xăm của Tổ quốc.

 

Dù là con đường nào thì cũng phải vượt qua núi rừng Bắc Yên

Dù là con đường nào thì cũng phải vượt qua núi rừng Bắc Yên - Ảnh: Thắng Nguyễn

 

Xem thêm:  Các khách sạn giá rẻ tại Bắc Yên

 

Để đến Hồng Ngài

Để đến Hồng Ngài - Ảnh: Sơn Trương Ngọc

 

Cũng giống như bao bản làng khác trên trải đất cong hình chữ S từ Bắc đến Nam này, Hồng Ngài cũng mang trong mình một câu chuyện riêng. Chuyện kể rằng, người Mông, người Dao, người Hà Nhì chăm chỉ với nương ruộng, quanh năm bình yên một cuộc sống bình dị. Thế rồi, bỗng nhiên cái rét ùa về, khiến cho những căn nhà tranh vách nứa không chịu được lạnh bị bẻ bung, lương thực không còn nhiều trong nhà, cái rét, cái đói lũ lượt kéo đến, không ít người già trẻ nhỏ trong bản bị chết.

 

Về Hồng Ngài nhớ cơn đối rét năm xưa

Về Hồng Ngài nhớ cơn đối rét năm xưa - Ảnh: photobucket

Không chỉ có vậy, giặc phỉ lúc đó còn đến cướp và tàn phá bản làng, tiếng kêu người đồng bào như thấu tận trời xanh. Giàng (Trời) thương tình, bèn sai thần Hồng Ngài xuống bày cho dân làng cách xây nhà trình tường bằng đất đỏ vững chãi để chống rét và giặc dữ, thế nên để tưởng nhớ về vị thần năm xưa, dân làng đã quyết định lấy tên Hồng Ngài cho tên bản của mình.

 

Những căn nhà trình tường chắc chắn do thần Hồng Ngài chỉ cách xây dựng

Những căn nhà trình tường chắc chắn do thần Hồng Ngài chỉ cách xây dựng - Ảnh: Sưu tầm

 

Đến Hồng Ngài, khách du lịch sẽ được dạo quanh con đường bản nhỏ, để rồi từng mái nhà tường trình hiện ra rõ rệt, vững chãi và kiên cường. Không ít căn đã được xây mới nhưng vẫn mang dáng dấp truyền thống, có nhà bên vách đã phủ rêu phong càng tô đậm lên vẻ đẹp thời gian cùng gió mưa, sương lạnh vùng cao.

 

Vẻ đẹp hoang sơ của Hồng Ngài

Vẻ đẹp hoang sơ của Hồng Ngài - Ảnh: Caothuylien

 

Những ngày thu tháng 8, tháng 9, bản Hồng Ngài còn nức mùi táo mèo, hương bay thoang thoảng khắp núi đồi, vướng vít lên cành hoa trước ngõ hay trong mái tóc phất phơ em nhỏ đang tung tăng vui đùa. Khách du lịch Hồng Ngài có thể mang theo lều để dựng trên triền núi, thả lòng vào mùi hương đặc trưng của núi rừng Tây Bắc khi thu về và cùng “uống sương, săn mây”. Thật tuyệt nhỉ?

 

Đứng giữa đất trời nghe hương táo mèo trong gió thu

Đứng giữa đất trời nghe hương táo mèo trong gió thu - Ảnh: Sơn Trương Ngọc

 

Xem thêm: Các tour du lịch Sơn La giá rẻ

 

Và thích thú với lều trại qua đêm

Và thích thú với lều trại qua đêm - Ảnh: Sơn Trương Ngọc

 

Không chỉ có cảnh đẹp, không chỉ có câu chuyện xưa mà ở Hồng Ngài, còn có cái tình mến khách của người dân bản được thể hiện qua bữa cơm đậm đà bản sắc với cơm lam, với bánh ngô, với món heo rừng được chăm chút từ bàn tay tinh tế và tấm lòng chân tình sao mà ấm quá đỗi.

 

Về Hồng Ngài thăm nếp sống người Mông

Về Hồng Ngài thăm nếp sống người Mông - Ảnh: vanquan

 

Và ấm tình trong mon ngon đặc sản bên bếp lửa rực hồng

Và ấm tình trong mon ngon đặc sản bên bếp lửa rực hồng - Ảnh: Sơn Trương Ngọc

 

Thu đến rồi đó, Tây Bắc ơi!
Đi đi thôi, Hồng Ngài đang đợi
Bản làng xa, hun hút phương trời
Nhưng xá chi vì tình đã thắm
Vượt thác đèo, dốc núi cheo leo
Thăm bản nhỏ, thu trời trong veo.

 

Cảnh đẹp Sơn La 

 

Xem thêm:  Các khách sạn 2 sao tại Sơn La

 

Có một Hồng Ngài xa xôi nơi Tây Bắc, nhưng cũng có một Hồng Ngài thật gần trong trái tim ai. Thu đến rồi, nhanh nhanh đi thôi!

 

Khỉ Tồ - Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Hồng Ngài là ai?

- Hồng Ngài là một nhân vật trong tiểu thuyết "Số đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Vợ chồng A Phủ là ai?

- Vợ chồng A Phủ là những nhân vật trong tiểu thuyết "Số đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng.

Quê hương của vợ chồng A Phủ ở đâu?

- Quê hương của vợ chồng A Phủ là ở Sơn La, Miền Bắc.

Tại sao Hồng Ngài lại thăm quê hương của vợ chồng A Phủ?

- Hồng Ngài thăm quê hương của vợ chồng A Phủ để tìm hiểu về cuộc đời của A Phủ và cảm nhận về vùng đất Sơn La.

Tiểu thuyết "Số đỏ" nói về gì?

- Tiểu thuyết "Số đỏ" của nhà văn Vũ Trọng Phụng nói về cuộc sống của giới quý tộc và giới thượng lưu ở Hà Nội vào thời kỳ đầu thế kỷ 20.

1 Thích

Đánh giá : 4.5 /310