Mytour blog
Tags:
du lịch Nam Địnhkhám phá Nam Địnhlàng ươm cổ chất
06/04/20232.5450

Về làng ươm tơ Cổ Chất năm 2024

Đã từ lâu, nghề ươm tơ ở làng Cổ Chất (xã Phương Đình, huyện Trực Ninh, Nam Định) đã đi vào câu ca: “Hỡi cô thắt dải lưng xanh/ Có về Nam Định với anh thì về/ Nam Định có bến Đò Chè/ Có tàu Ngô Khách, có nghề ươm tơ.”

 

Về làng ươm tơ Cổ Chất

Những bó tơ được phơi la liệt khắp nơi

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại TP Nam Định

 

Xuôi theo quốc lộ 21 chúng tôi đến với làng Cổ Chất vào một ngày thu mát mẻ. Ngôi làng nhỏ nằm bên dòng sông Ninh thơ mộng.


Ấn tượng đầu tiên khi mới bước chân đến làng là đâu đâu cũng thấy những bó tơ vàng, tơ trắng óng ả phơi trên những thanh sào tre. Trong những xưởng kéo tơ, các bà các chị miệt mài làm việc trong màn khói bốc nghi ngút từ nồi nước luộc kén. Kén tằm cho vào nồi được  khỏa liên tục thi nhau nhảy lên bàn kéo sợi. Sợi tơ chui qua một lỗ nhỏ rồi cuốn mình vào guồng đang quay tít.

Ở đây chỉ làm hai loại tơ chính là tơ trắng và tơ vàng. “Kén tằm được nhập về từ những vùng lân cận hoặc cũng có thể ở xa hơn như Thanh Hóa, Hà Nam hay Thái Bình. Sau 20-25 ngày kén tằm trường thành và có thể đem đi kéo sợi”, cô Nguyễn Thị Hiền, một chủ xưởng ươm, cho biết. Trung bình mỗi nhà một ngày có thể kéo được trên 50 bó tơ. Giá thành tơ dao động 450.000-500.000 đồng/bó tơ vàng và 600.000 đồng/bó tơ trắng.

Về làng ươm tơ Cổ Chất
Các bà, các chị làm việc trong làn khói nghi ngút

 

Về làng ươm tơ Cổ Chất
Chuẩn bị kén tằm để quay sợi

 

Về làng ươm tơ Cổ Chất
Kén tằm trong nồi nước nóng thi nhau nhảy lên bàn kéo sợi

 

Về làng ươm tơ Cổ Chất
Một góc trong xưởng kéo tơ

 

Tơ sau khi phơi khô được các lái buôn đến tận nơi nhập hàng, một phần đổ cho các xưởng dệt, còn phần lớn xuất sang Lào, Thái Lan hoặc Campuchia. Ngoài ra, con nhộng sau khi tuốt kén cũng là món ăn rất ngon và bổ dưỡng - đây cũng chính là nguồn thu nhập phụ.

 

Ươm tơ là nghề chính của già nửa số hộ trong làng. Hỏi về nguồn gốc của nghề ai nấy cũng lắc đầu không nhớ, chỉ biết "đã có từ lâu lắm rồi, sinh ra đã có và cứ lớn lên là biết làm". Nhân lực chủ yếu là phụ nữ, đàn ông phụ giúp củi than đốt lò và phơi phóng, còn trẻ em và người già thì làm những việc nhẹ nhàng hơn như phân loại kén và nhộng.

 

Về làng ươm tơ Cổ Chất
 Sợi tơ được quấn thành từng bó

 

Về làng ươm tơ Cổ Chất
Phơi tơ tranh thủ trời nắng

 

Về làng ươm tơ Cổ Chất
Trong mưa

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Nam Định

 

Về làng ươm tơ Cổ Chất
Con nhộng cũng là nguồn thu nhập phụ

Xem thêm: Các khách sạn giá tại tỉnh Nam Định


Mùa này mưa nhiều nên chất lượng kén không tốt, dẫn đến chất lượng và sản lượng tơ cũng thấp. Bác Nguyễn Văn Đồng (58 tuổi) tâm sự: “Trước đây cả làng theo nghề nhưng giờ đã giảm đi khá nhiều. Đầu vào cao, kéo giá đầu ra cũng cao nên ngày càng ít nơi dám nhập tơ". Những nơi ươm tơ giờ ngày một ít, vì vậy giữ được nghề truyền thống của làng cũng chính là giữ được nét văn hóa đặc trưng của miền quê Nam Định.

Những bó tơ trắng, vàng từ nơi đây sẽ dệt nên biết bao tà áo, tô thắm cho vẻ duyên dáng của người con gái Việt Nam.
 

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /301