Mang ý nghĩa lịch sử to lớn, một số nhà tù xưa của Việt Nam được quy hoạch thành những khu di tích lịch sử như: nhà tù Sơn la, nhà tù Hỏa lò, nhà lao Thừa phủ, nhà lao Vinh, nhà tù Lao bảo, nhà đày Buôn ma thuột, nhà tù Côn đảo, nhà tù Phú quốc. Hàng năm có rất nhiều du khách ghé thăm những nhà tù này, nơi chứng giám cho một thời đấu tranh vừa bi thương vừa hào hùng của dân tộc Việt Nam, và cũng là nơi tố cáo những tội ác trong quá khứ của quân xâm lược Việt Nam.
Xem thêm: 8 nhà tù không có chức năng cải tạo ở Việt Nam - Phần 1
Nhà tù Lao Bảo ở huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị là một trong những nhà tù lớn nhất Đông Dương thời bấy giờ. Được thực dân Pháp xây dựng ở Việt Nam năm 1908, nhà tù Lao Bảo nằm sâu trong một thung lũng heo hút và hiểm trở, dân cư thưa thớt.
Đài tưởng niệm ở nhà tù Lao Bảo - Ảnh: Internet
Do ảnh hưởng của chiến tranh, nhà tù Lao Bảo hiện nay bị xuống cấp nghiêm trọng. Tuy nhiên, chính quyền địa phương đã và đang có những kế hoạch tôn tạo lại khu di tích với những công trình như: cụm tượng đài, nhà bia, nhà đón tiếp. Vì thế nhà tù Lao Bảo vẫn thu hút nhiều du khách ở Việt Nam đến tham quan.
Cổng vào nhà tù Lao Bảo - Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn
Những buồng giam ở nhà tù Lao Bảo - Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn
Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Trị
Vẫn còn đó những song sắt, những xà lim, gông xiềng, những căn phòng biệt giam ngổn ngang, trơ trọi. Dạo bước trong rừng cây cổ thụ của khu di tích nhà tù Lao Bảo, tâm hồn ta như lắng đọng lại, trầm ngâm trước số phận bi thương của các vị anh hùng Việt Nam xưa dưới những màn tra tấn tàn độc của quân xâm lược.
Khu di tích nhà tù Lao Bảo nằm sâu trong rừng - Ảnh: Ngọc Viên Nguyễn
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quảng Trị
Được xây dựng năm 1930, nhà đày Buôn Mê Thuột cách trung tâm thành phố Buôn Mê Thuột 1 km về phía đông nam. Đúng như với tên gọi của nó, nhà đày Buôn Mê Thuột là nơi đày ải và giam giữ những tù nhân chính trị mang án nặng ở Việt Nam.
Toàn cảnh nhà đày Buôn Mê Thuột từ trên cao - Ảnh: Wikipedia
Không nổi bật ở cấu trúc hay sự tàn bạo của kẻ thù, nhà đày Buôn Mê Thuột được nhiều người Việt Nam biết đến bởi sự cách ly tuyệt đối, khó trốn thoát, rừng thiêng nước độc, khí hậu khắc nghiệt, thú dữ bao vây. Các tù nhân yêu nước thường xuyên phải chịu lạnh, muỗi đốt, bọ hút máu, và nhiều mầm bệnh nguy hiểm như sốt rét, kiết lỵ, thổ tả.
Khu xà lim với lỗ cùm vuông ở nhà đày Buôn Mê Thuột - Ảnh: Wikipedia
Tượng thạch cao mô phỏng lịch sử trong nhà đày Buôn Mê Thuột - Ảnh: Wikipedia
Dù vậy, nhà đày Buôn Mê Thuột vẫn không ngăn nổi tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam ta, các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược vẫn liên tục diễn ra ở đây thời bấy giờ. Sau nhiều lần trùng tu, nhà đày Buôn Mê Thuột hiện đang mở cửa đón khách tham quan, các cụm trưng bày cùng với những hiện vật cũng được tái tạo một cách chân thực, sống động.
Nhà đày Buôn Mê Thuột vẫn không ngăn nổi các cuộc nổi dậy - Ảnh: Wikipedia
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Đắk Lắk
Nhắc đến nhà tù Côn Đảo, mỗi người con Việt Nam đều không khỏi cầm lòng trước sự tàn bạo của quân xâm lược đối với những người chiến sỹ Việt Nam xưa. Nếu bạn chưa một lần đến đây, hãy tìm về Côn Đảo để được cảm nhận một cách chân thực sự khủng khiếp của nơi được mệnh danh là “địa ngục khiến cả thế giới bàng hoàng” này.
Cổng vào nhà tù Côn Đảo - Ảnh: Condaoexplorer
Tù nhân bị cùm chân trong nhà tù Côn Đảo - Ảnh: Tourdulichgiare
Đến với nhà tù Côn Đảo, điều mà du khách cảm nhận được đầu tiên chính là sự nóng bức, ngột ngạt tỏa ra từ những buồng giam được gọi với cái tên “Chuồng cọp”. Diện tích mỗi buồng giam chỉ khoảng 3,6 m2 nhưng lại giam giữ từ 5 đến 8 người. Tù nhân nào bị chuyển vào Chuồng cọp thì xác định là không thể sống sót quá 3 tháng.
Tù nhân bị chuyển vào Chuồng Cọp thì không thể sống sót quá 3 tháng - Ảnh: Vinabook
Hàng lên phía trên chuồng cọp, nơi cai tù tra tấn phạm nhân - Ảnh: Dulichcondao
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Côn Đảo
Toàn bộ tù nhân bị xiềng xích, ăn ở và sinh hoạt tại chỗ. Cai ngục đứng ở trên mỗi “Chuồng cọp” dùng gậy, bột vôi, nước tra tấn dã man cho bất kì ai có ý định chống đối. Bên cạnh đó là hàng chục hình thức tra tấn khác như phơi nắng, đánh đập dã man hòng làm suy giảm ý chí chiến đấu của các chiến sỹ Việt Nam.
Mô hình mô phỏng quân xâm lược tra tấn đánh đập các chiến sỹ Việt Nam - Ảnh: Internet
Hầm phân bò chứa 3 mét phân và nước dùng để tra tấn tù nhân - Ảnh: Blogspot
Cánh cửa nhà tù Côn Đảo đã khép lại, hòa bình cũng đã trở về trên đất nước Việt Nam, nhưng mỗi khi đặt chân đến nhà tù Côn Đảo, mỗi người con Việt Nam không khỏi xót xa thương cảm cho thế hệ cha ông đã hi sinh xương máu để mang lại cuộc sống yên bình ấm no cho con cháu Việt Nam ngày nay.
Ngoài những đường bờ biển thơ mộng, đảo Phú Quốc ở Việt Nam còn có nhà tù Cây Dừa, nơi thu hút không ít du khách mỗi năm ghé đến đây. Nằm ở thị trấn An Thới, phía cực Nam của đảo, ngày xưa còn có tên là nhà tù Phú Quốc, nhà tù Cây Dừa từng giam giữ hơn 32.000 tù nhân yêu nước trong suốt thời kì kháng chiến chống Mỹ.
Nhà tù Phú Quốc từng giam giữ 32.000 tù nhân yêu nước ở Việt Nam - Ảnh: Wikimedia
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Phú Quốc
Bước chân vào khu di tích nhà tù Cây Dừa, đập vào mắt du khách là tầng tầng lớp lớp những hàng rào kẽm gai sắc nhọn bao bọc bên ngoài trại giam.
Hàng rào kẽm gai nhiều lớp bao quanh khu vực nhà tù Phú Quốc - Ảnh: Wikimedia
Càng tiến vào sâu, bạn sẽ càng rùng mình khi chứng kiến tận mắt những mô hình mô phỏng các hình thức tra tấn dã man tưởng chừng như không thể có ở Việt Nam. Từ đánh đập, bắt phơi nắng cho tới bẻ răng, thiêu sống, đóng đinh vào người. Nhưng vượt trên tất cả, những thứ đó vẫn bị khuất phục bởi ý chí giành độc lập của người dân cách mạng Việt Nam.
Cai tù tra tấn các tù nhân mọi lúc ở nhà lao Cây Dừa - Ảnh: Phuquocnews
Các chiến sỹ Việt Nam bị phơi nắng ở nhà tù Cây Dừa - Ảnh: Internet
Chiên tù nhân trên chảo nóng ở nhà tù Cây Dừa - Ảnh: Wikimedia
Xem thêm: Các tour du lịch Kiên Giang
Đi qua những nhà tù này, chứng kiến một phần nhỏ lịch sử được tái hiện sau những song sắt, ta mới biết được những hi sinh vì độc lập tự do của cha ông Việt Nam ta lớn đến nhường nào, lịch sử đấu tranh vì hòa bình của dân tộc Việt Nam đáng tự hào ra sao. Một nén nhang, một cái cúi đầu là không đủ để thể hiện hết tấm lòng biết ơn sâu sắc, việc tưởng nhớ và góp phần lưu giữ, truyền bá huyền thoại về những vị anh hùng dân tộc đã khuất ở nơi đây mới là điều mà mỗi người con Việt nam chúng ta nên làm. blog.mytour.vn mong là sau mỗi dịp viếng thăm những nhà tù này, du khách sẽ góp nhặt được nhiều điều quý giá hơn trong cuộc sống.
Tiểu Phụng - blog.mytour.vn
Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn..
- Tại Quảng Trị, có tới 8 nhà tù được xây dựng trong thời kỳ kháng chiến của dân tộc, bao gồm: nhà tù Hỏa Lò, nhà tù Sơn La, nhà tù Côn Đảo, nhà tù Phú Quốc, nhà tù Thanh Hóa, nhà tù Hà Tĩnh, nhà tù Quảng Bình và nhà tù Quảng Trị.
- Tại nhà tù Quảng Trị, có nhiều tù nhân nổi tiếng đã từng bị giam giữ, bao gồm: Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Văn Trỗi, Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Hữu Thọ, Lê Duẩn, Võ Nguyên Giáp, Phạm Văn Đồng, Trường Chinh, Hồ Chí Minh,...
- Tù nhân tại nhà tù Quảng Trị phải chịu đựng những điều kiện sống khắc nghiệt, bao gồm: không có đủ thức ăn, nước uống, không có áo quần ấm, không có chỗ ngủ, không có điều kiện vệ sinh cá nhân, bị tra tấn, đánh đập, bị giam giữ trong những phòng tù nhỏ và tối tăm.
- Tù nhân tại nhà tù Quảng Trị đã thực hiện nhiều hoạt động kháng chiến, bao gồm: tổ chức các lớp học, đọc sách, viết thơ, viết bài, tổ chức các cuộc đình công, đình chiến, đình lùi, đình đốn cây, đình đánh đuổi côn đồ, đình đòi quyền lợi,...
- Hiện nay, tại Quảng Trị, có nhiều di tích lịch sử liên quan đến nhà tù Quảng Trị, bao gồm: di tích nhà tù Quảng Trị, di tích đền thờ các anh hùng liệt sĩ, di tích đường Hồ Chí Minh, di tích đường mòn Hồ Chí Minh,...
1 Thích