Mytour blog
Tags:
ẩm thực Việt Namkhám phá Nghệ Anbánh khúc
06/04/20232.4970

Bánh khúc - Thức quà tuổi thơ năm 2024

Bánh khúc là phải ăn chậm rãi, vừa ăn vừa tận hưởng cái hương vị của nó thì mới ngon...
 
Banh khucBánh khúc truyền thống
 
Thỉnh thoảng, bà bán bánh khúc cũng đi qua xóm tôi với tiếng rao ngân dài: “Ai bánh khúc đê... ê... ê...”. Nhưng thường thì chẳng mấy khi tôi mua, bởi ăn bánh khúc mà ăn vội ăn vàng để kịp đến trường thì chẳng ra làm sao cả; thà mua một ổ bánh mì rồi vừa đi vừa gặm (cốt no cái bụng) còn hơn. Bánh khúc là phải ăn chậm rãi, vừa ăn vừa tận hưởng cái hương vị của nó thì mới ngon...

 

Banh khucMỗi nơi, mỗi người làm sẽ có một kiểu bánh riêng
 
Có lần tôi được mẹ dẫn đi chợ. Qua hàng bánh khúc, tôi níu áo mẹ đòi ăn. Mẹ cười vui vẻ đồng ý. Chõ bánh khúc vừa mở nắp đậy ra, toả hơi nóng nghi ngút, hương thơm dìu dịu của lúa nếp non điểm thêm những sợi dừa nạo mảnh khảnh tạo thành áo bánh, trông thật bắt mắt. Chị bán hàng đưa đôi bàn tay trắng nõn nà (có lẽ ngày nào đôi tay ấy cũng lùa trong nước vo gạo nấu xôi nếp nên trắng đến vậy chăng?). Chị cầm đôi đũa cả khều nhẹ từng cái bánh khúc ra túi nilon đưa cho tôi. Một mùi hương đậm đà và ấm nóng ở dưới đáy chõ bốc lên, thơm ngào ngạt. Tôi đưa tay đón lấy những cái bánh khúc mà khẽ kêu nhẹ: “-Oái, nóng quá! Mẹ ơi!...”. Nhưng dù nóng vậy nhưng tôi vẫn đưa lên miệng... Bánh khúc là món phải ăn nóng mới ngon. Và ăn bánh khúc thì chớ quên kèm theo muối vừng. Thoạt đầu khi ta cắn nhẹ một miếng, sẽ thưởng thức được lớp xôi trắng được nấu từ loại gạo nếp non, có chút gì đó mằn mặn (có lẽ là do người nấu cho thêm muối để vỏ bánh được đậm đà hơn) và có cả vị ngọt bùi bùi của dừa nạo, tạo ra sự hoà quyện về hương vị thật là tuyệt vời. Mỗi lần ăn bánh khúc, tôi có cảm giác như đang được thưởng thức cả hương đồng cỏ nội phất phơ những bông lúa nếp, có cả mùi của gió, mùi của nắng…
 
Banh khucBánh khúc cũng giống xôi
 
Lớp vỏ từ từ bở ra, hé lộ phần nhân e ấp trông thật ngon lành. Tôi hỏi chị bán hàng, bánh khúc được làm như thế nào mà lại có vị đậm đà, thơm ngon lạ lùng đến vậy? Chị bảo: “Từ khi còn sáng sớm tinh mơ, chị đã đi thu mua rau khúc, sau đó chọn lấy lá rau còn tươi non, rửa cho thật sạch bằng nước muối rồi giã nhuyễn lấy nước hoà vào bột nếp trộn thật đều, thật dẻo... Đó mới là phần áo bánh. Còn nhân bánh thì được làm từ thịt lợn, ướp mắm muối, hạt tiêu... Sau khi đợi cho thịt ngấm đủ gia vị thì phi với hành mỡ, để nguội trộn với đỗ xanh đã ninh chín. Hỗn hợp bột nếp với nước rau khúc giã nhuyễn được chia đều thành nhiều phần và cán dẹt ra, cho một lượng nhân thịt mỡ và đỗ xanh vừa đủ rồi nặn kín, tròn trịa thành bánh. Công đoạn cuối cùng là đặt những chiếc bánh thật cẩn thận lẫn giữa chõ xôi nếp gần chín và điều chỉnh lửa sao cho bánh chín mà không bị nhão, không bị khô...”.
 
Banh khucNhân đậu xanh thơm ngon
 
 
Vừa nhấm nháp từng miếng bánh khúc, tôi vừa tròn mắt, lắng nghe câu chuyện của chị bán hàng. Mới hay làm bánh khúc không hề đơn giản, nó cần sự tỉ mẩn, chịu khó và cả sự tinh tế của đôi bàn tay nữa. Nhưng có lẽ, chính vì thế mà bánh khúc mới có được cái hương vị rất đặc trưng khiến nhiều người “nghiện” chăng? Như tôi chẳng hạn, hình ảnh bánh khúc đã theo tôi suốt cả tuổi thơ mỗi lần vui vẻ nhảy chân sáo đi chợ cùng mẹ để lại được… vào hàng bánh khúc.
 
Banh khuc
Bánh khúc được gói bằng lá chuối
 

Nguồn: Tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Bánh khúc là gì?

Bánh khúc là một loại bánh truyền thống của người Việt Nam, được làm từ gạo nếp, mắm tôm, thịt heo, đậu xanh và lá dong.

Bánh khúc có xuất xứ từ đâu?

Bánh khúc có xuất xứ từ vùng đất Nghệ An, Miền Trung của Việt Nam.

Bánh khúc có hương vị như thế nào?

Bánh khúc có hương vị đặc trưng của gạo nếp, mắm tôm, thịt heo, đậu xanh và lá dong. Bánh khi ăn có vị ngọt, mặn, thơm và béo.

Bánh khúc được làm như thế nào?

Bánh khúc được làm từ gạo nếp, mắm tôm, thịt heo, đậu xanh và lá dong. Người làm bánh sẽ cho gạo nếp vào nồi hấp chín, sau đó trộn đều với mắm tôm, thịt heo và đậu xanh đã được nghiền nhuyễn. Sau đó, người làm bánh sẽ lấy từng miếng bánh, bọc bên trong là nhân và bọc bên ngoài là lá dong, sau đó hấp chín.

Bánh khúc có ý nghĩa gì?

Bánh khúc có ý nghĩa là thức quà tuổi thơ, là món ăn truyền thống của người Việt Nam. Bánh khúc còn có ý nghĩa là sự đoàn kết, tình cảm gia đình và tình yêu quê hương.

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /152