Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Huếchùa bảo quốc
06/04/20234.8310

Chùa Bảo Quốc năm 2024

Chùa Báo Quốc tọa lạc trên đồi Hàm Long trên đất xưa gọi là làng Thụy Lôi, gần với xóm Lịch Đợi. Từ đây nhìn xuống hướng đông là đường Điện Biên Phủ (con đường dẫn lên đàn Nam Giao) và nhìn về hướng bắc là ga xe lửa.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Điện Biên

 

Cổng chùa Báo Quốc

Cổng chùa Báo Quốc, cánh cổng cổ kính rêu phong còn nguyên vẹn sau hàng trăm năm lịch sử

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Thừa Thiên Huế

 

Chùa do Hoà Thượng Giác Phong, người Quảng Đông, Trung Quốc, khai sơn vào cuối thế kỷ 17 dưới đời vua Lê Dụ Tông và đặt tên là Hàm Long Tự. Sau đó Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát ban sắc tứ Báo Quốc Tự vào năm 1747. Hiện vẫn còn tấm biển vàng thếp vàng và những bức liễu từ thời ấy. Thời Tây Sơn chùa bị sử dụng làm công xưởng.

 

cột đá rồng - Chùa Báo Quốc

Ngôi chùa với kiện trúc độc đáo, có các cột trụ bằng đá trạm rồng theo kiểu cung đình Huế



Năm 1808 để báo hiếu mẹ là Hiếu Khương Hoàng Thái Hậu, vua Gia Long trùng tu chùa, xây tam quan và đúc một đại hồng chung nặng 826 cân ta, cao 1,4m, đường kính 1,2m nay vẫn còn. Vua đặt tên là Thiên Thọ Tự, nhưng về sau vì lăng Gia Long cũng gọi là Thiên Thọ lăng nên vua Minh Mạng đổi lại tên như cũ. Vua Minh Mạng trùng tu chùa vào năm 1824 và vua Tự Đức góp phần tôn tạo vào năm 1858. Khu mộ tháp có tháp tổ Giác Phong và và các vị kế thế như Phổ Tịnh, Viên Giác, Diệu Giác.

tượng phật - Chùa Báo Quốc

Tượng Quan Thế Âm từ bi, hiền từ trong khuôn viên chùa Báo Quốc

 

Chuông cổ - Chùa Báo Quốc

Chiếc chuông cổ bằng đồng vẫn được nhà chùa lưu dữ cẩn thận



Năm 1948 An Nam Phật Học Hội dời Sơn Môn Phật Học Đuờng từ chùa Linh Quang đến đây do Hoà Thượng Thích Tịnh Khiết, sau này trở thành Tăng Thống Giáo hội, làm Giám Đốc và Báo Quốc đã trở thành một trung tâm đào tạo tăng tài. Người tiếp nối sự nghiệp giáo dục tăng ni và làm trụ trì chùa Báo Quốc là Hoà Thượng Thích Trí Phủ. Hoà Thượng cũng là người lập ra trường Bồ Đề ở thành nội năm 1952 mà về sau phát triển thành một hệ thống trường Bồ Đề khắp các tỉnh ở miền trung và miền Nam trước năm 1975. Ngày nay chùa Báo Quốc là nơi đặt trường Trung cấp Phật Học Huế. Chùa còn giữ được Hàm Long Sơn Chí, một tác phẩm của Điềm Tịnh cư sĩ bằng chữ Hán ghi lại lịch sử phát triển của Phật Giáo Thuận Hoá.

 

hậu viện - Chùa Báo Quốc

Những họa tiết trang trí lâu đời vẫn được bảo tồn

 

tháp cổ - chùa Báo Quốc

Tháp đá cổ trong chùa Báo Quốc cổ kính, uy nghi

 

Xem thêm: Các tour du lịch đến Thừa Thiên Huế



Ở dưới chân đồi có giếng nước nổi tiếng, gọi là giếng Hàm Long vì nước mạch phát ra từ một tảng đá có đầu rồng. Dân gian có câu ca dao lưu truyền:


"Nước Hàm Long đã trong lại ngọt

Em thương anh rày có bụt chứng tri."

 

 
Các câu hỏi thường gặp
Chùa Bảo Quốc là gì?

Chùa Bảo Quốc là một ngôi chùa nằm ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Miền Trung Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa lớn và đẹp nhất của thành phố Huế.

Lịch sử của Chùa Bảo Quốc?

Chùa Bảo Quốc được xây dựng vào thế kỷ 17, vào thời kỳ nhà Nguyễn. Ngôi chùa này được xây dựng trên một ngọn đồi cao, nơi có tầm nhìn rộng mở ra toàn cảnh thành phố Huế.

Những đặc điểm nổi bật của Chùa Bảo Quốc?

Chùa Bảo Quốc có kiến trúc độc đáo, với nhiều tầng tháp, đài và hành lang được xây dựng bằng đá cẩm thạch. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, như bức tượng Phật A Di Đà và bức tượng Phật Di Lặc.

Lễ hội tại Chùa Bảo Quốc?

Mỗi năm, vào tháng 3 âm lịch, Chùa Bảo Quốc tổ chức lễ hội Phật Đản, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và cầu nguyện.

Cách đến Chùa Bảo Quốc?

Du khách có thể đến Chùa Bảo Quốc bằng xe máy, taxi hoặc xe buýt từ trung tâm thành phố Huế. Từ sân bay Phú Bài, du khách cũng có thể thuê taxi hoặc xe ô tô để đến chùa.

0 Thích

Đánh giá : 4.4 /370