Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Huếđền chùachùa Diệu Viên
06/04/20235.5420

Chùa Diệu Viên năm 2024

Chùa Diệu Viên là ngôi chùa sư nữ nổi tiếng vào bậc nhất của đất Thần kinh, nằm trên địa bàn phường Thủy Dương thuộc thị xã Hương Thủy, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km. Chùa Diệu Viên là ngôi chùa có lịch sử hình thành khá lâu đời.

 

toàn cảnh - Chùa Diệu Viên

Toàn cảnh ngôi chùa Diệu Viên, một trong những ngôi chùa sư nữ nổi tiếng nhất Thừa Thiên Huế

 

Xem thêm: Các khách sạn ở Thừa Thiên Huế


Nếu ai đó đã từng sống ở Huế khi nghe đến những ngôi chùa có tên mang âm đầu là Diệu như: Diệu Đức, Diệu Nghiêm, Diệu Viên đều biết rằng đây là những chùa dành cho các sư nữ. Theo cuốn Dư địa chí Huế, chùa Diệu Viên là ngôi chùa sư nữ đầu tiên tại Huế. Lúc đầu chùa chỉ là nơi thờ tự của một vị quan lớn triều Vua Tự Đức. Đến cuối đời Vua Khải Định, chùa được chuyển nhượng cho cụ bà Ưng Dinh (Ưng Dinh là tên chồng, do người Huế xưa có phong tục gọi tên người phụ nữ đã có chồng theo tên người chồng), nhũ danh là Hồ Thị Thế Anh trông coi trụ trì và từ đó chùa chỉ nhận các sư nữ. Sau này cụ bà Ưng Dinh, cùng bà Nguyễn Thị Khương và một số phật tử đã mời Sư bà Thích Nữ Hướng Đạo khai sơn năm 1924.

 

Cổng chùa Diệu Viên

Cánh cổng cổ kính lâu đời hàng trăm năm vẫn được bảo tồn 

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Thừa Thiên Huế

 

Đến chùa Diệu Viên, hầu như ai cũng rất thích cổng tam quan của ngôi chùa này. Cổng tam quan Thanh Trúc động Quán Thế Âm của chùa Diệu Viên được xây dựng theo lối cổng – động rất đặc trưng. Phía dưới chỉ một vòm cổng dẫn sâu hút vào chùa bằng một lối đi, phía trên là động Quán Âm, chất liệu gạch và vôi vữa nhưng bên ngoài dán đá để tạo ra một loại cổng hình hang động rất ấn tượng. Cổng tam quan này gồm ba tầng tạo hình như một chiếc cổng tạc từ sườn núi, tầng trên là bức tượng Thế Tôn ngồi kiết già nhập định, tầng thứ hai thiết kế bức tượng Bồ Tát Quán Thế Âm rảy nước cành dương với hai câu đối đáp nổi ở hai bên như được khắc vào đá.

 

chính điện - chùa Diệu Viên

Ngồi chùa dành cho các sư nữ, nên cũng toát nên vẻ thanh tao, mộc mạc

 

Với lối kiến trúc đặc trưng này, ngoài những giá trị nghệ thuật còn là một bài pháp trực quan rất có ý nghĩa để khi du khách bước chân vào chùa, lòng trở nên thư thái, nhẹ nhàng và thanh tịnh. Khách đến thăm chùa đi qua chiếc cổng vòm, như đi vào cung điện vua, trên cổng thờ Đức Quan thế âm Bồ tát để khi đi vào chùa, tất cả các phật tử đều thấy như trên đầu mình có được một vị phật đứng độ trì, giúp tinh thần thoải mái.

 

Điện thờ - Chùa Diệu Viên

Điện thờ được bài trí trang nghiêm, ngọn gàng thể hiện sự tôn kính với các đức phật

 

Khuôn viên chùa khoáng đãng có những hàng đá núi viền quanh một cách tự nhiên tăng thêm vẻ cổ kính của ngôi cổ tự. Cuối năm 1926, vua Bảo Đại đã sắc phong chùa là Sắc tứ Diệu Viên Sư nữ Tự. Chùa được trùng tu, mở rộng vào các năm 1929 và 1953 và lần gần đây nhất là lần thứ tư, khánh thành vào ngày 23/3/2001, chùa Diệu Viên đã trở thành ngôi tự viện khang trang, thanh tịnh.

 

tháp cổ - Chùa Diệu Viên

Tháp mộ cổ trong chùa Diệu Viên, nơi yên nghỉ của các cao tăng trong chùa

 

Xem thêm: Các tour du lịch đến Thừa Thiên Huế

 

Bên cạnh đó chùa còn mở rộng các hoạt động từ thiện xã hội như: chùa có một viện dưỡng lão, một trường mẫu giáo, phòng châm cứu, các lớp học văn hóa, học ngoại ngữ, tin học miễn phí cho học sinh nghèo… đã hoạt động có hiệu quả, đem lại niềm an lạc cho biết nhiều người dân của địa phương và các vùng lân cận.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Diệu Viên là gì?

Chùa Diệu Viên là một ngôi chùa nằm ở thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, Miền Trung Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa lớn và đẹp nhất của thành phố Huế.

Lịch sử của Chùa Diệu Viên như thế nào?

Chùa Diệu Viên được xây dựng vào thế kỷ 17, thời kỳ nhà Nguyễn. Ban đầu, đây là một ngôi chùa nhỏ, sau đó được nâng cấp và mở rộng thành ngôi chùa lớn như hiện nay. Chùa Diệu Viên từng là nơi tu học của nhiều vị cao tăng nổi tiếng.

Chùa Diệu Viên có những đặc điểm nổi bật gì?

Chùa Diệu Viên có kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa phong cách Trung Quốc và Việt Nam. Ngôi chùa này có nhiều tầng, mỗi tầng đều có kiến trúc và hình tượng phật khác nhau. Ngoài ra, Chùa Diệu Viên còn có nhiều tác phẩm điêu khắc và tranh vẽ đẹp mắt.

Lễ hội nào được tổ chức tại Chùa Diệu Viên?

Mỗi năm, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, Chùa Diệu Viên tổ chức lễ hội Đại Biểu Đàn. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất của thành phố Huế, thu hút đông đảo du khách đến tham quan và tìm hiểu về văn hóa dân gian Việt Nam.

Làm thế nào để đến Chùa Diệu Viên?

Bạn có thể đến Chùa Diệu Viên bằng xe máy, taxi hoặc xe buýt. Chùa Diệu Viên nằm ở trung tâm thành phố Huế, cách đường Trần Hưng Đạo khoảng 1km.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /351