Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdi sản văn hóakhám phá Hải Phòng đền chùaChùa Hòa LiễuCột đá Minh thề
06/04/20233.3620

Chùa Hòa Liễu năm 2024

Hòa Liễu là một làng nhỏ nằm ở ven đầm cửa phủ Kiến Thụy xưa, nay thuộc xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy.

 

Khởi đầu làng mang cái tên nghe rất lạ “Lan Điểu”, người già truyền lại rằng: “Lan Điểu” tức là khu đất hoang đầy lau, sậy, chỉ có chim trời trú ngụ. Theo tiếng thổ ngơi địa phương đọc trạnh là “Lan Niểu”, các văn bản chữ Hán xưa là ấp Lan Niểu thuộc huyện Dương Kinh sau đổi là Nghi Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Đến đời vua Lê Dụ Tông (1705-1729) thuộc huyện An Lão, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hải Dương

 

Sang triều Nguyễn đời vua Minh Mạng (1837) đổi tên là làng Hòa Liễu, thuộc tổng Văn Hòa, phủ Kiến Thụy, tỉnh Kiến An. Nay là thôn Hòa Liễu, xã Thuận Thiên, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

 

Tòa Phật điện Chùa Hòa Liễu Hải Phòng

Tòa Phật điện Chùa Hòa Liễu Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Cùng với quá trình hình thành vùng đất và con người, nhân dân làng Hòa Liễu xã Thuận Thiên đã xây dựng lên những công trình văn hóa cổ truyền đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tôn giáo đạo Phật và tín ngưỡng tôn thờ Thành hoàng làng. Đó là đền và chùa Hòa Liễu ngày nay.

 

Cả hai di tích cùng tọa lạc trên một vị trí riêng biệt ở phía tây nam làng xóm, trông ra dải đầm cửa phủ Dương Kinh xưa, vốn là cố hương của vua Mạc Đăng Dung, chùa có tên chữ là Thiên Phúc, trùng tên với ngôi chùa Trà Phương nổi tiếng quê hương công chúa Triều Mạc. Đền và chùa xây liền kề song song tạo thành một tổng thể kiến trúc hoàn chỉnh. Bố cục thiết kế xây dựng công trình tưởng chừng như bị phá cách theo lối nhìn truyền thống “Tiền Phật hậu Thánh” hay “ Tiền Thánh hậu Phật”.

 

Tam quan Chùa Hòa Liễu Hải Phòng

Tam quan Chùa Hòa Liễu Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hải Phòng

 

Đền Hòa Liễu là nơi tôn thờ bà Thái Hoàng - Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, một nhân vật lịch sử thời Mạc, người có công với làng trong việc mở mang, xây dựng làng xã, làm việc thiện giúp dân, giúp đời. Theo thế phả họ Mạc, bà Thái Hoàng Thái Hậu họ Vũ là vợ vua Mạc Đăng Dung. Tên tuổi của bà đã xuyên suốt cả đời vua Mạc thịnh trị.

 

Đền Hòa Liễu có bố cục kiến trúc kiểu chữ nhị. Tòa tiền đường 5 gian, tường hồi xây bổ trụ giật 3 cấp hồi văn đội đấu, chạy chỉ hoa chanh, trên nóc hoa chanh đắp lưỡng long triều nguyệt. Tòa giữa ở gian hai đầu xây bổ trụ giật 2 cấp hồi văn đội đấu, chạy chỉ đơn, nóc nhà đắp vữa chạy thẳng. Tòa hậu cung gồm một gian hai dĩ với 4 mái đao cong đầu rồng làm bằng gỗ lim. Không gian hậu cung đền có các đồ thờ tự lộng lẫy vàng son, rất cổ kính linh thiêng. 

 

Vườn tháp Chùa Hòa Liễu Hải Phòng

Vườn tháp Chùa Hòa Liễu Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Chùa Hòa Liễu gồm 3 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. Hậu cung xây kiểu chồng diêm hai tầng mái, mái lợp ngói mũi hài. Không gian kiến trúc bên trong là nơi bài trí các pho tượng Phật.

 

Trong khu di tích đền và chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên hiện còn bảo lưu, gìn giữ được nhiều di vật mang phong cách nghệ thuật của nhiều thời kỳ lịch sử. Đặc biệt là các di vật thời Mạc tạc bằng chất liệu đá gồm pho Tam thế, hai pho tượng Phật Quan thế âm và Đại thế chí, đôi sấu đá trước cửa chùa. Còn ở đền có các di vật mang phong cách nghệ thuật thời Mạc rất tiêu biểu như tấm bia đá Thiên Phúc tự dựng vào đời vua Mạc Phúc Nguyên, niên hiệu Quang Bảo năm 1561, tượng bà Thái Hoàng Thái Hậu Vũ Thị Ngọc Toàn, cột đá "thạch trụ"...

 

Vườn tháp Chùa Hòa Liễu Hải Phòng

Vườn tháp Chùa Hòa Liễu Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cát Bà - Hải Phòng

 

Qua nghiên cứu các di vật, bia ký, đã cung cấp nguồn tư liệu quí giá về bối cảnh kinh tế xã hội thời Mạc hồi thế kỷ 16. Vào thời gian này, các ông hoàng bà chúa, các vị quận công chức sắc đã công đức khá nhiều tiền của vào việc dựng chùa, tạc tượng, đúc chuông, nhất là ở địa bàn huyện Kiến Thụy, quê hương của vương triều Mạc.

 

Làng Hòa Liễu từ lâu đã nổi tiếng là một địa phương còn gìn giữ được nhiều thuần phong mỹ tục. Trước đây ở Hòa Liễu còn có ngôi miếu thờ vị thần Thành hoàng làng là "Long Vân Thiên Quang Đại Vương". Ngày lễ của làng, sau lễ cúng thần còn có hội minh thề. Ngoài ra, ở đây còn có phong tục ứng xử cao đẹp với người già. Nhiều sinh hoạt văn hóa dân gian tại địa phương như tế lễ, giao hiếu, bơi trải, hát đúm vẫn còn được bảo lưu, gìn giữ đến ngày nay.

 

Cột đá Minh thề tại Chùa Hòa Liễu Hải Phòng

Cột đá Minh thề tại Chùa Hòa Liễu Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Phòng

 

Năm 1993, di tích đền, chùa Hòa Liễu, xã Thuận Thiên đã được xếp hạng là Di tích cấp Quốc gia. Có dịp đến Hải Phòng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Hòa Liễu, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Hòa Liễu ở đâu?

Chùa Hòa Liễu nằm ở số 1 đường Lê Lợi, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, Miền Bắc.

Lịch sử của Chùa Hòa Liễu như thế nào?

Chùa Hòa Liễu được xây dựng vào thế kỷ 17, là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Hải Phòng. Chùa từng trải qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp, đặc biệt là vào thời kỳ Tây Sơn và Nguyễn.

Chùa Hòa Liễu có gì đặc biệt?

Chùa Hòa Liễu có kiến trúc độc đáo, pha trộn giữa phong cách Trung Hoa và Việt Nam. Ngoài ra, chùa còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật đá quý, gỗ, đồng, sắt, thủy tinh, tranh ảnh, tượng Phật, đều được chế tác tinh xảo.

Thời gian mở cửa và giá vé vào tham quan Chùa Hòa Liễu?

Chùa Hòa Liễu mở cửa từ 7h sáng đến 17h chiều. Vé vào tham quan có giá khoảng 20.000 đồng/người.

Có những hoạt động gì tại Chùa Hòa Liễu?

Tại Chùa Hòa Liễu, bạn có thể tham gia các hoạt động như lễ cầu an, lễ hội, lễ chùa, lễ Phật đản, lễ Vu Lan, lễ Quan Âm, lễ Tết truyền thống, lễ hội truyền thống của người dân Hải Phòng. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm hiểu về lịch sử và văn hóa của chùa thông qua các hướng dẫn viên.

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /513