Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Hải Phòngdi tích lịch sửchùa cổ Việt Namchùa Lạng Côn
06/04/20232.4821

Chùa Lạng Côn năm 2024

Chùa Lạng Côn có tên chữ là Sùng Khánh tự (phúc lớn), chùa thuộc xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.

 

Được xây dựng vào thế kỷ thứ 13, có quy mô  bề thế, đã trải qua 4 lần trùng tu vào các năm 1684, 1705, 1802, 1925. Chùa Lạng Côn là nơi thờ Phật và hai vị thành hoàng của làng là Chu Xích Công và phò mã đô uý, Văn Định Vương, Lạng Giang  trấn đô thống chế Văn nhượng hầu Trần Quốc Thi. Chu Xích Công là người Văn Dương Nam (Trung Quốc) đến trang trại thôn Trà mở trường dạy học. 

 

Chùa Lạng Côn Hải Phòng

Chùa Lạng Côn Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Chu Xích Công được tiến cử vào triều Lê và được Lê Hoàn tin dùng làm tướng. Khi giặc Xiêm đến xâm chiếm, ông được cử theo Vua đi đánh trận. Ông về Đại Trà lấy 10 người thân tín cùng đi. Đội quân do ông chỉ huy lập công lớn. Sau khi thắng trận, ông được thưởng rất hậu và đã về nghỉ tại trang Đại Trà. Sau khi ông mất dân làng lập miếu thờ. 

 

Trần Quốc Thi là phò mã của vua Trần. Theo Hội đồng lịch sử thành phố Hải Phòng, Trần Quốc Thi đã đóng góp một phần quân lương cho quân đội nhà Trần trong cuộc chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII. Trần Quốc Thi giúp dân mở mang nông nghiệp, dựng trường học chữ. Sau khi ông mất, dân làng đưa ông vào miếu thờ như một vị thành hoàng.

 

Chùa Lạng Côn Hải Phòng

Chùa Lạng Côn Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hải Phòng

 

Chùa Lạng Côn làm theo hướng Tây, hướng được coi là hợp cách nhất trong kiến trúc Phật giáo ở Việt Nam. Tương truyền chùa được xây dựng vào thời Lý - Trần. Các dấu tích còn lại cho biết ngôi chùa được 4 lần tu sửa lớn, đó là vào năm 1683; năm 1802 đời vua Gia Long; năm 1925 và gần đây là năm 1997.

 

Trước kia đình và chùa Lạng Côn xây dựng trong một khuôn viên theo lối "tiền thánh hậu Phật". Hiện đình không còn, phía trước chùa là một hồ trồng hoa sen hình chữ nhật. Toà Phật điện kiến trúc theo kiểu chữ đinh, quay hướng Tây, gồm 5 gian tiền đường và 3 gian hậu cung. Phía sau chùa có 3 tháp cổ, mỗi tháp 3 tầng. Hiện chùa còn bảo tồn được 3 tấm bia đá và cây thạch đài trụ dựng năm Vĩnh Thịnh thứ 2 (1706). Hai tấm bia đá là Sùng Khánh tự bi ký dựng vào năm Chính Hoà thứ 4 (1683) và tấm bia Hậu Phật bi ký dựng vào năm Gia Long thứ nhất (1802) nói về việc hưng công xây dựng chùa. Cổng chùa hình nhất môn, có hai tầng tám mái đao cong.

 

Chùa Lạng Côn Hải Phòng đã qua 4 lần trùng tu sửa chữa lớn

Chùa Lạng Côn Hải Phòng đã qua 4 lần trùng tu sửa chữa lớn - Ảnh: Sưu tầm

 

Trung tâm vườn thiền đặt tượng đài Quan Thế Âm Bồ Tát trong tư thế đứng, cao xấp xỉ 5m, tay phải cầm cành dương liễu giơ ngang vai, tai trái đặt trước bụng nâng bình nước. Hệ thống tượng pháp ở chùa khá đầy đủ gồm bộ Tam Thế, Di Đà Tam Tôn, tượng Thích Ca niệm hoa, tượng Ca Điếp, A Nam Đà, Ngọc Hoàng, Nam Tào, Bắc Đẩu, Cửu Long và Thích Ca sơ sinh, Hộ Pháp, tượng Tổ...

 

Tam quan Chùa Lạng Côn Hải Phòng

Tam quan Chùa Lạng Côn Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cát Bà - Hải Phòng

 

Toà Cửu Long tạo dáng hình đoá sen gồm 2 phần: phần đế là đài sen ngửa gồm 3 lớp cánh úp lên trên một đế trụ hình bát giác; phần trên tạo dáng nụ sen múp phồng, chính diện chạm chín con rồng trong tư thế phun nước tắm gội cho đức Phật Tổ lúc chào đời.

 

Tượng Thích Ca sơ sinh được đặt trong "nụ sen Cửu Long" này và liên hệ với thế giới bên ngoài bằng các ô cửa hình lá ở mặt trước và mặt sau. Tượng Bồ Đề Đạt Ma được đặt ở nơi cao nhất, trang trọng nhất trên ban thờ Tổ của chúa. Bệ tượng ngồi hình lục giác giật tam cấp, mặt cắt dọc hình chữ "công". Diềm trang trí cánh sen vuông, cánh sen ngửa, hoa cúc, hoa sen, lá đề, những biểu tượng gắn liền với Phật thoại, Phật pháp.

 

Tam quan hay tháp chuông Chùa Lạng Côn Hải Phòng

Tam quan hay tháp chuông Chùa Lạng Côn Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Hiện chùa Lạng Côn, xã Đông Phương, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng là một danh lam thắng cảnh của địa phương, trong chùa lưu giữ được nhiều di vật, bia ký có giá trị. Chùa được Bộ Văn hoá thông tin chính thức công nhận là di tích lịch sử văn hoá ngày 18/1/1993.

 

Vườn tháp tại Chùa Lạng Côn Hải Phòng

Vườn tháp tại Chùa Lạng Côn Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Phòng

 

Có dịp đến Hải Phòng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Lạng Côn, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Lạng Côn là gì?

Chùa Lạng Côn là một ngôi chùa cổ xưa nằm ở Hải Phòng, Miền Bắc Việt Nam. Đây là một trong những ngôi chùa lâu đời và có giá trị lịch sử, văn hóa cao.

Lịch sử của Chùa Lạng Côn như thế nào?

Chùa Lạng Côn được xây dựng vào thế kỷ thứ 13, thời kỳ Trần. Ngôi chùa này được xây dựng trên núi Lạng Côn, nơi được coi là một trong những địa điểm linh thiêng nhất của Hải Phòng.

Chùa Lạng Côn có gì đặc biệt?

Chùa Lạng Côn có kiến trúc độc đáo, được xây dựng trên núi đá cao và được bao quanh bởi rừng cây xanh mát. Ngôi chùa này còn có nhiều tác phẩm nghệ thuật đẹp mắt, như bức tượng Phật A Di Đà và bức tượng Quan Âm.

Làm thế nào để đến Chùa Lạng Côn?

Bạn có thể đến Chùa Lạng Côn bằng xe máy hoặc ô tô. Tuy nhiên, để đến được đến chùa, bạn phải đi qua những con đường đèo dốc và khá gập ghềnh. Nếu bạn không tự lái xe, bạn có thể thuê một chiếc xe đưa đón hoặc đi theo tour du lịch.

Khi nào nên đến Chùa Lạng Côn?

Bạn nên đến Chùa Lạng Côn vào mùa thu hoặc mùa đông, khi thời tiết mát mẻ và không quá nóng. Nếu bạn muốn tham gia lễ hội chùa, bạn nên đến vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm.

1 Thích

Đánh giá : 4.7 /201