Chùa Ngọc Am thường được gọi là chùa Am, tọa lạc ở đường Thanh Niên, phường Hồng Hà, thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.
Từ khi hình thành, chùa đón nhận cùng lúc hai tên: nhân dân nói chung và Phật tử nói riêng thường dùng tên dân gian để đặt cho ngôi chùa thiêng kính của mình: " Chùa Am"; còn nhà chùa, sư, tiểu và thày cung văn lại sử dụng pháp danh " Tùng Lâm Tự" một cách trân trọng.Để kính ái hơn nữa chùa của mình, bà con Phật giáo dùng tên dân gian quen thuộc nhưng thêm vào từ " Ngọc" ở đầu.
Pháp danh " Tùng Lâm Tự"- Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn gần chùa Ngọc Am
Ngày xuất sinh, chùa tọa lạc bên bờ sông Hồng, phía Tây làng Yên Bái, thuộc tổng Bách Lẫm, huyện Trấn Yên, phủ Quy Hóa, tinh Hưng Hóa. Vào cuối triều Nguyễn ( thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX ), một số nhà buôn và chủ thuyền vận tải đường sông ở Kẻ Chợ ( Hà Nội) và Trung Khê ( Hưng Hóa ) và Bạch Hạc thường dừng chân ở Yên Bái.
Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội
Để cầu bình an trong quá trình giang đài, họ góp tiền dựng " am" bằng tranh, tre, nứa, lá. ("Am" có nghĩa với chùa nhỏ, đơn sơ). Đến năm 1900 am được mở rộng, khang trang và có sư trụ trì. Chùa làm lễ thụ danh lấy tên là Tùng Lâm Tự để ghi sựu việc khỏi đầu rước chân nhang từ chùa Cây Thông ở huyện Trấn Yên lên am Yên Bái. Chùa Tùng Lâm còn được gọi là Chùa Am để kỉ niệm lễ chuyển nhập đồ thờ chân nhang ở am Âm Hồn phố Cao Su (nay là cuối phường Hồng Hà, giáp sông) về chùa Tùng Lâm.
Đến năm 1900 am được mở rộng, khang trang và có sư trụ trì - Ảnh: Sưu tầm
Chùa Am thờ Phật. Đáp ứng yêu cầu của Phật tử và khách thập phương, nhà chùa thiết lập một gian thờ thờ Tam Phủ riêng và ít lâu sau lại bố trí thêm cung thờ Đức Thánh Trần.
Nhà chùa thường thường tiến hành hai tiết lễ: " Chạy Đàn", tiến hành trong lễ làm Chay cầu siêu bảy ngày hoặc ba ngày cho tư gia và chúng sinh cô hồn ngày rằm tháng 7 xá tội vong nhân. Và " Chèo thuyền về Tây Trúc".
Điện Phật được bài trí trang nghiêm - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn tại Yên Bái
Nhiều phật tử khắp nơi tìm đến - Ảnh: Sưu tầm
Năm 2004 chùa Ngọc Am chính thức được công nhận là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và tháng 12/2004 Đại đức Thích Minh Huy được giao Phó trụ trì chùa. Bởi vậy giờ đây Chùa Am không đơn thuần thờ Phật mà còn là nơi các tín đồ Phật tử được truyền đạo, giảng pháp theo con đường chính đạo. Ngoài ngày lễ chính là ngày giỗ tổ mùng 7 tháng Giêng, cũng như các ngối chùa khác, chùa Am có nhiều ngày lễ được tổ chức công phu, thu hút được nhiều tăng ni, Phật tử và khách thập phương về tham gia lễ tế như: ngày Phật Đản 8/4 âm lịch; lễ Vu Lan đi thuyền thả hoa Đăng rằm tháng 7 cùng lễ làm chay cầu siêu 7 ngày.
Chùa được công nhận là thành viên của Giáo hội Phật giáo Việt Nam - Ảnh: Sưu tầm
Chùa được thành lập cách nay khoảng 200 trăm năm. Năm 1966, chùa bị hư hỏng hoàn toàn. Đến tháng 3 năm 1999, chùa được tín đồ Phật tử đóng góp xây dựng lại khang trang.
Trụ trì chùa hiện nay là Đại đức Thích Minh Nam. Được biết, lúc thiếu thời, Hòa thượng Thích Tâm Tịch, đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đã có thời gian tu hành ở chùa.
Chùa Am có nhiều ngày lễ được tổ chức công phu - Ảnh: Sưu tầm
Thu hút được nhiều tăng ni, Phật tử và khách thập phương về tham gia lễ tế - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Yên Bái
Có dịp đến Yên Bái, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Ngọc Am, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.
0 Thích