Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhLễ hội - Sự kiệndu lịch Hải Phòngđền chùa
06/04/20233.8960

Chùa Nhân Trai năm 2024

Chùa Nhân Trai tên chữ là Phúc Linh tự, tọa lạc tại thôn Nhân Trai, xã Đại Hà, huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Là ngôi chùa cổ, có từ thời Lý có tên chữ là Nhâm Thọ Cung, tọa lạc trên bãi đất bồi của lưu vực sông Văn Úc, phủ Kinh Môn trấn Hải Dương, trên cánh đồng Ếch của thôn Nhân Trai còn gọi là hương Cổ Trai.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hải Dương

 

Chùa Nhân Trai

Mặt tiền chùa - Ảnh: Sưu tầm


Công chúa Lý Nam Khang con Vua Lý Nhân Tông trong khi đi kinh lý qua vùng này đã dừng chân tại đây. Nhận thấy dải đất có hình thể đẹp, bà đã cho dựng một am nhỏ lợp bằng cói lác quay về hướng Tây Bắc. Sau đó Thái tử Sam lên ngôi hiệu là Lý Cao Tông, đã xây dựng ngôi am này thành một ngôi chùa nhỏ thờ phật cho dân ven biển lễ bái cầu an.

 

Chùa Nhân Trai

Nhìn từ xa - Ảnh: Sưu tầm

 

Chùa Nhân Trai

Khuôn viên chùa - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hải Phòng


Vào cuối năm Tân Sửu 1541 niên hiệu Quảng Hòa, vua Mạc Phúc Hải đã cho trùng tu ngôi chùa này to đẹp hơn, chùa quay hướng Đông Nam nhìn ra biển, đồng thời dựng tượng vua Mạc Thái Tổ cùng 4 tượng đứng chầu vua: Bên hữu đứng đầu là Mạc Đăng Doanh rồi đến Mạc Ngọc Di sắc phong Tú Hoa công chúa, hàng bên tả đứng đầu là Mạc Ngọc sắc phong là Trạng Hoa công chúa, thứ đến là Mạc Huệ sắc phong là Khánh Diêm công chúa.


Bên cạnh đó còn có tượng bà Vũ Thị Ngọc Toàn là vợ của vua Mạc Đăng Dung. Trước kia tượng Bà được đặt sau hậu chùa nhìn về hướng Tây Bắc nơi sinh ra bà ở làng Trà Phương.

 

Chùa Nhân Trai

Tấm bia đá cổ trong chùa - Ảnh: Sưu tầm

 

Chùa Nhân Trai

Chạm đá thời Mạc - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cát Bà - Hải Phòng


Sau biến cố năm 1592, chùa đã bị phá nát, hiện chỉ còn: tượng đá xanh, 6 thành bậc đá đặt trước nền chùa cũ, gồm 2 thành bậc hình rồng và 4 thành bậc chạm mây xoắn. Thành bậc rồng dài 152cm, cao 65cm, bệ cao 45cm. Thành bậc chạm mây dài 138cm, cao 50cm (cả bệ). Rồng chạm theo lối cuộn khúc, đầu ngẩng cao với cặp sừng to, mũi sư tử, râu cằm dài, một chân trước bên phải đang nắm lấy râu. Năm 1841, chùa được tu sửa lại mang tên Phúc Linh tự niên hiệu Thiệu Trị thời Nguyễn.

 

Chùa Nhân Trai

Tượng Quân vương nhà Mạc - Ảnh: Sưu tầm

 

Chùa Nhân Trai

Điện Phật - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm Các khách sạn giá rẻ tại Hải Phòng

 

Có dịp đến Hải Phòng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Nhân Trai, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /502