Mytour blog
06/04/20236.0880

Chùa Phúc Lâm - Hải Phòng năm 2024

 

Chùa Phúc Lâm, làng văn hoá Cựu Điện, xã Nhân Hoà là ngôi chùa cổ có bề dày truyền thống lịch sử văn hoá đáng trân trọng và tự hào. Theo nguyên bản chữ Hán, chùa Cựu Điện có tên gọi là “Phúc Lâm Tự”. 

 

Chùa Phúc Lâm là địa chỉ đỏ về truyền thống cách mạng trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của huyện; trong đó, những nhà sư trụ trì chùa là những nhà hoạt động cách mạng khi thì bí mật, lúc công khai. Từ năm 1936 đến năm 1945, chùa Cựu Điện do Sa môn Thích Thanh Thuỷ, quê ở xã Cao Sơn, huyện Thái Ninh (Thái Bình) trụ trì. Ông là đệ tử của Hoà thượng Thích Thanh Tâm, thường gọi là sư cụ chùa Thượng Điện, xã Vinh Quang. Quá trình tu hành, Sa môn Thích Thanh Thuỷ đã lấy cửa chùa làm nơi tu hành, đồng thời hoạt động cách mạng, che mắt bọn mật thám và bọn phản động tay sai của thực dân Pháp. Sau Cách mạng tháng Tám thành công, ông công tác tại Toà án Quân khu Tả Ngạn (Quân khu 3 sau này).

 

Chùa Phúc LâmCổng vào chùa - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hải Phòng

 

Trước đó, Sa môn Thích Thanh Mát, người địa phương thuộc dòng họ Đỗ trụ trì tại đây. Cây quéo do sư ông Thích Thanh Mát trồng đến nay đã hàng trăm tuổi, rợp mát ngay bên cổng chùa, hàng năm vẫn sai hoa, kết trái đem lại vị ngọt cho đời.

 

Chùa Phúc LâmChùa Phúc Lâm - Ảnh: Sưu tầm

 

Năm 1946-1947, sư ông Bùi Văn Hiệt quê huyện Ninh Giang (Hải Dương) vừa trông coi chùa, vừa tham gia hoạt động cách mạng và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Khi thực dân Pháp chiếm đóng lập bốt Mai Sơn, bốt Cầu Mục, chùa Phúc Lâm vẫn là cơ sở hoạt động bí mật của cán bộ. Chùa có hầm bí mật để cất giấu vũ khí, tài liệu của lực lượng vũ trang trong huyện, xã.

 

Chùa Phúc LâmĐường vào chùa - Ảnh: Sưu tầm

 

Những năm 1947-1948, nhà chùa cũng là nơi làm việc của cơ quan giao thông liên lạc huyện bộ Việt Minh, huyện Vĩnh Bảo. Năm 1949, đơn vị công binh tỉnh Kiến An (cũ) thường xuyên làm việc tại đây. Thời kì chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, năm 1967, bệnh viện huyện Vĩnh Bảo cũng về sơ tán, làm việc tại chùa Phúc Lâm. Những năm đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tại chùa Phúc Lâm thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ của huyện và là nơi làm việc của cơ quan nông sản huyện.

 

Chùa Phúc LâmChánh điện - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Phòng

 

Theo tài liệu ghi chép của địa phương và kết quả thực địa cho thấy: kiến trúc hiện tại của chùa Phúc Lâm được làm mới năm 1932. Sau ba lần di chuyển mặt chính của toà Phật điện và Nhà thờ tổ đều quay hướng Tây. Chùa còn xây dựng thêm nhà thờ Mẫu, nhà khách. Thượng điện cấu trúc chữ đinh, 5 gian tiền, 3 gian hậu cung, vì kèo cấu trúc giá chiêng, 5 gian tiền với 6 bộ vì gỗ, 24 cột tròn, chuôi vồ 3 gian, xây bệ xi măng.

 

Khác với một số công trình tôn giáo niên đại thời Nguyễn ở Hải Phòng, chùa Phúc Lâm phần hiên phía trước rộng rãi, xây kiểu vòm, cuốn tường hồi, bít đốc, nay trùng tu đã thay bằng hiên mái chẩy với cột đá vuông, hoa văn hoạ tiết điêu luyện, song vẫn giữ được nét chạm đục truyền thống nghệ thuật nhà Nguyễn qua hình lá guột chữ triện bong trên gỗ.

 

Trong toà phật điện có 18 pho tượng là phật điện, vẻ đẹp lộng lẫy. Toà Cửu Long còn đầy đủ 9 con rồng, cùng các pho tượng nhỏ, sắc hoàng kim rực rỡ. Ở giữa có Đức Thích Ca lúc mới ra đời, một tay chỉ trời, một tay chỉ đất. Số đo toàn bộ lồng tượng cao 170cm, ngang 120cm, kĩ thuật tạo hình tinh vi, khéo léo. Đây là lồng tượng Cửu Long đặc sắc trong số các chùa tại Hải Phòng. Các pho tượng Phật khác gồm ba vị tam thế toạ trên đài sen, hai bàn tay lồng vào nhau, khoanh chân; Quan âm Tổng tử, Quan âm Thiên thủ, Thiên Nhỡn, Nam Tào, Bắc Đẩu. Đặc biệt, có hai vị tướng bộ Thiện, bộ Ác cỡ nhỏ chỉ cao 35cm. Chuông đồng cao 1,2m, đường kính đáy 50cm, được đúc vào tháng 9/1839 triều vua Minh Mệnh thứ 20. Chùa có hai bức đại tự chữ đề: “Phúc Lâm thiền tự Thanh Thái tử tôn”.

 

Chùa Phúc LâmTượng quan âm - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các tour du lịch Cát Bà - Hải Phòng

 

Tất cả đều được sơn son thiếp vàng, hoạ tiết hoa văn sáng giá. Toàn bộ quang cảnh khuôn viên nhà chùa nằm thấp thoáng dưới tán cây cổ thụ cổ kính, tôn nghiêm, hoành tráng. Phía trước chùa là núi nhân tạo. Cựu Điện có nhà Thuỷ tạ, có hồ nước trong. Bên cạnh đó là ngôi chùa “Khổng Tước tự”-một câu chuyện huyền thoại về quá trình cầu tự để sinh ra vị Thành hoàng, người có công lớn trong công cuộc kháng chiến chống quân xâm lược nhà Tống thế kỉ XI.

 

5 năm qua, chùa Phúc Lâm do sư thầy Thích Tịnh An trụ trì, cùng các phật tử xa gần đầu tư công sức, trí tuệ, tiền của trùng tu nâng cấp tạo dựng khuôn viên chùa Phúc Lâm ngày một khang trang hơn, xứng đáng là một di tích lịch sử cấp Quốc gia, có bề dày truyền thống lịch sử cách mạng lâu đời.

 

Mytour.vn - Nguồn: tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Phúc Lâm ở đâu?

Chùa Phúc Lâm nằm tại số 1 đường Lê Hồng Phong, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, Miền Bắc.

Lịch sử của Chùa Phúc Lâm như thế nào?

Chùa Phúc Lâm được xây dựng vào năm 1926, là một trong những ngôi chùa cổ nhất tại Hải Phòng. Chùa được xây dựng theo kiến trúc truyền thống của người Việt Nam, với nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo.

Chùa Phúc Lâm có gì đặc biệt?

Chùa Phúc Lâm có nhiều tác phẩm nghệ thuật độc đáo như bàn thờ Phật, tượng Phật A Di Đà, tượng Phật Di Lặc, tượng Phật Quan Âm, tượng Phật Thích Ca,.. Ngoài ra, chùa còn có nhiều hoạt động tâm linh, lễ hội và các khóa tu học Phật pháp.

Thời gian mở cửa của Chùa Phúc Lâm là khi nào?

Chùa Phúc Lâm mở cửa từ 6h sáng đến 18h chiều hàng ngày.

Có phải trả phí để vào tham quan Chùa Phúc Lâm không?

Không, việc vào tham quan Chùa Phúc Lâm là miễn phí. Tuy nhiên, nếu bạn muốn đóng góp cho chùa, bạn có thể đóng góp tiền vào hòm tiền tại chùa.

Có những lễ hội nào được tổ chức tại Chùa Phúc Lâm?

Chùa Phúc Lâm tổ chức nhiều lễ hội trong năm như lễ hội Vu Lan, lễ hội Phật Đản, lễ hội Quan Âm,.. Đây là những lễ hội có ý nghĩa tâm linh sâu sắc và thu hút đông đảo người dân đến tham gia.

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /524