Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Hải PhòngChùa Phúc Linh Hải Phòng
06/04/20233.9100

Chùa Phúc Linh năm 2024

Chùa Phúc Linh có từ đời vua Lê Huy Tông, tọa lạc trên gò đất cao của làng Đồng Dụ, bị thời gian và chiến tranh làm cho hư nát toàn bộ.

 

Tháng 9 năm 2001, Thành hội Phật giáo Hải Phòng thể theo nguyện vọng dân làng đã cử Đại đức Thích Bản Hoan về cùng dân Đồng Dụ xây lại chùa Phúc Linh giữa muôn vàn khó khăn, thiếu thốn mọi bề. Vị Đại đức tuổi còn trẻ, thông tuệ, giàu nghị lực, sau khi tốt nghiệp Học viện Phật giáo ở Hà Nội đã quyết tâm trong thời gian ngắn xây xong ngôi chùa đơn sơ mà vẫn tôn nghiêm, thu hút đông đảo phật tử về tụ họp, sinh họat tín ngưỡng ngày rằm, mồng một hay lễ tết.

 

Chùa Phúc Linh Hải Phòng

Chùa Phúc Linh Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội

 

Tiếng thầy đồn xa, khiến nhiều vị cao niên mặc áo cư sĩ ở Hải Phòng, Hà Nội cũng tìm về cùng thày nghiên cứu kinh sách, đàm đạo Phật pháp. Uy tín của thầy Hoan bén rễ sâu vào các cấp chính quyền, đoàn thể và nhân dân trong vùng như một cơ duyên tiền định.

 

Cổng Chùa Phúc Linh Hải Phòng

Cổng Chùa Phúc Linh Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn gần chùa Phúc Linh Hải Phòng

 

Sức trẻ và niềm đam mê lý tưởng Phật giáo hun đúc nghị lực cho thầy miệt mài học tập để không ngừng trau rồi hạnh vô ngã, hạnh tinh tấn. Thầy tốt nghiệp Học viện Phật giáo cảm thấy vẫn còn chưa đủ lại đang học thêm khóa hàm thụ đại học báo chí do Học Viện Báo chí Tuyên truyền tổ chức tại Thành phố Hải Phòng.

 

Sự học ấy không để cầu danh, lợi mà vì chữ tâm được khai mở. Thầy cũng thấm nhuần lời dạy của Trúc Lâm Thiền tổ rằng, người tu hành có hạnh vô ngã, hạnh tinh tấn chưa đủ, còn phải có hạnh tự giác - giác tha, đem sự học của mình giáo hóa chúng sinh khỏi vòng tham- sân- si.

 

Chùa Phúc Linh Hải Phòng

Chùa Phúc Linh Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Trong phép ứng xử Lục Hòa (gồm thân hòa - khẩu hòa, ý hòa, kiến hòa, giới hòa và lợi hòa), thầy Hoan tâm niệm Thân Hòa là quan trọng nhất. Sư thầy Thích Bản Hoan đem thân mình hòa vào mọi họat động xã hội của Hội liên hiệp thanh niên thành phố Hải Phòng, huyện An Dương, được chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết trao tặng bằng khen trong lễ tuyên dương 75 thanh niên xuất sắc tiêu biểu năm 2006.

 

Khuôn viên Chùa Phúc Linh Hải Phòng

Khuôn viên Chùa Phúc Linh Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hải Phòng

 

Chùa Phúc Linh sau 8 năm trụ trì của Đại đức Thích Bản Hoan, giờ mỗi ngày thêm khang trang, bề thế, trở thành trung tâm sinh họat tín ngưỡng đông vui, tấp nập của cộng đồng làng xã. Vườn chùa rộng 3 mẫu đất xanh mát bóng cây, đơm đầy hoa trái. Tiếng tụng kinh gõ mõ vang đều giữa khung cảnh yên bình càng làm đậm thêm nét đẹp của làng văn hóa Đồng Dụ. Trong cái mang mang của gió, cái ngất ngây của hương sắc, cái mờ ảo của khói nhang…ta như lạc vào cõi Phật.

 

Khuôn viên Chùa Phúc Linh Hải Phòng

Khuôn viên Chùa Phúc Linh Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm


Chỉ ngần ấy thôi cũng đủ cho chùa Phúc Linh thu hút du khách thập phương về với Đồng Dụ. Cụm danh thắng Đình- Đền- Chùa ở đây là điểm nhấn văn hóa tâm linh, tạo nên giá trị trường tồn của một vùng quê đồng bằng Bắc Bộ và Đại đức Thích Bản Hoan là hình mẫu của phương châm sống “tốt đời đẹp đạo” trong giới tu hành đất cảng.

 

Những đóng góp của Đại đức Thích Bản Hoan cho chùa Phúc Linh và cộng đồng làng xã là không nhỏ, được dân và chính quyền ghi nhận. Nhưng thầy Hoan luôn né tránh nói về mình, chỉ hết lời ca ngợi công đức của chư vị sư cao minh trong vùng và các đời sư trụ trì tiền nhiệm.

 

Chính điện Chùa Phúc Linh Hải Phòng

Chính điện Chùa Phúc Linh Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cát Bà - Hải Phòng

 

Uống nước nhớ nguồn, đầu năm 2005, chùa Phúc Linh với sự đề xuất của thầy Hoan đã khởi công xây dựng ba ngôi bảo tháp: Một ngôi thờ công đồng chư vị sư tổ tiền khai sáng; một ngôi thờ sư tổ chùa Đồng Giới; một ngôi thờ Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Thục, hiệu Viên Minh- nguyên là sư trụ trì chùa Phúc Linh, người đã hiến trọn đời mình cho đạo pháp của dân tộc trên quê hương Đồng Dụ.

 

Ngày 11/12/2005, tức ngày 11 tháng 11 âm lịch năm Ất Dậu, lễ cung nghinh Xá lợi cố Đại lão Hòa thượng Thích Thanh Thục nhập tháp được tổ chức long trọng với sự hiện diện của các vị cao tăng trong Hội Phật giáo Việt Nam và Thành hội Phật giáo Hải Phòng, cùng đông đảo tăng ni phật tử trong vùng. Kể từ đây, ngày 11 tháng 11 âm lịch hàng năm sẽ là ngày giỗ tổ của chùa Phúc Linh và đó cũng là tâm nguyện thầy Hoan hằng ấp ủ...

 

Bia đá trong Chùa Phúc Linh Hải Phòng

Bia đá trong Chùa Phúc Linh Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Phòng

 

Có dịp đến Hải Phòng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Phúc Linh, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Phúc Linh ở đâu?

Chùa Phúc Linh nằm ở phía đông Hải Phòng, cách trung tâm thành phố khoảng 10km.

Lịch sử của Chùa Phúc Linh như thế nào?

Chùa Phúc Linh được xây dựng vào thế kỷ thứ 10, thời kỳ Đường. Trong suốt lịch sử, chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp.

Chùa Phúc Linh có gì đặc biệt?

Chùa Phúc Linh có kiến trúc độc đáo, được xây dựng trên núi đá cao khoảng 200m so với mực nước biển. Từ đây, bạn có thể ngắm toàn cảnh Hải Phòng và vịnh Bắc Bộ.

Lễ hội nào được tổ chức tại Chùa Phúc Linh?

Mỗi năm, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, Chùa Phúc Linh tổ chức lễ hội đón chư tôn đức và cầu an cho mọi người.

Làm thế nào để đến Chùa Phúc Linh?

Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô từ trung tâm Hải Phòng. Nếu không tự lái, bạn có thể thuê xe hoặc đi xe buýt đến địa điểm gần nhất rồi đi bộ lên chùa.

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /102