Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Hải PhòngChùa Dư Hàng Hải PhòngChùa Phúc Linh Hải Phòng
06/04/20236.8121

Chùa Thắng Phúc năm 2024

Chùa Thắng Phúc nằm ở vị trí đắc địa bên cạnh sông Văn Úc, mặt hướng ra biển Đồ Sơn, lưng tựa núi Voi (An Lão)…

 

Chùa Thắng Phúc ở làng Mỹ Lộc, xã Tiên Thắng (Tiên Lãng) vừa cơ bản hoàn thành với quy mô xây dựng lớn, độc đáo. Cùng với đền Gắm linh thiêng, di tích lịch sử cấp quốc gia ở đất Tiên Lãng được nhiều người biết đến, chùa Thắng Phúc là nơi thờ tự tôn nghiêm, đồng thời là điểm tham quan trong hành trình lễ hội văn hóa tâm linh của du khách.

 

Chùa Thắng Phúc Hải Phòng

Chùa Thắng Phúc Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Theo thư tịch cổ, chùa Thắng Phúc xưa được làm hoàn toàn bằng gỗ lim nguyên cây, to lớn dị thường (cột cái toà điện phật 2 người ôm không xuể), mái lợp ngói mũi hài cổ kính, thâm nghiêm thấp thoáng dưới bóng cổ thụ xanh um. Khởi thuỷ chùa gồm 87 gian, có bố cục mặt bằng theo lối “nội công ngoại quốc”. Trong vườn thiền, khu tháp sư mộ phật được quy hoạch gọn gàng, hình thái bề thế và 2 pho tượng hộ pháp “khuyến thiện”, “trừng áp” sừng sững nhìn ra sông. Sân chùa có hàng loạt tượng các loài thú như: voi, hổ, sư tử, cá sấu… đang quỳ chầu thể hiện sự quy phục trước phật pháp. Nội điện có nhiều tượng quý và các đồ thờ đẹp có giá trị nghệ thuật cao như: cửa võng, hoành phi câu đối, đại tự…

 

Khuôn viên Chùa Thắng Phúc Hải Phòng

Khuôn viên Chùa Thắng Phúc Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn gần Chùa Thắng Phúc Hải Phòng

 

Ở xã Tiên Lãng, người dân địa phương lưu truyền sự tích về ngôi chùa lớn tọa lạc ở vị trí ven sông Văn Úc. Các dấu tích, văn bia, thư tịch ghi lại cho thấy ngôi chùa có từ đời Lý, cách đây hơn 800 năm. Tuy nhiên, sau đó, qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, chùa có sự đổi thay, nhiều người nhớ là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, nhất là có tới trăm gian và quả chuông lớn. Tiếng chuông chùa có thể vang xa đến những vùng lân cận.

 

Chuông Chùa Thắng Phúc Hải Phòng

Chuông Chùa Thắng Phúc Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Khuôn viên Chùa Thắng Phúc Hải Phòng

Khuôn viên Chùa Thắng Phúc Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm


Tại ngôi chùa này, ước tính có 62 vị sư từng trụ trì. Người địa phương nhớ rõ nhất vào những năm kháng chiến chống Pháp, chùa do đại đức Thích Tâm Cẩn trụ trì. Đại đức nuôi dưỡng và giác ngộ 10 đệ tử. Thời điểm này, người dân địa phương quen gọi chùa với tên Vọng Phúc. Một số phật tử ở nơi khác gọi tên chùa giống tên làng là Mỹ Lộc.

 

Thời kỳ năm 1948 - 1953, quân Pháp tiến hành nhiều trận càn ác liệt trên đất Tiên Lãng, chùa bị tiêu thổ kháng chiến. Các đệ tử của đại đức Tự Tâm Cẩn như Thích Nguyên Uyển, Thích Thanh Lãng, Thích Quảng Tuệ, Thích Quảng Hợp… đến tu luyện tại các chùa khác trong huyện như Dương Áo (xã Hùng Thắng), Nam Tử (xã Kiến Thiết)… Ở các chùa này, họ tích cực ủng hộ kháng chiến, lấy chùa làm cơ sở nuôi giấu cán bộ cách mạng. Có một số người bị giặc bắt, tra tấn dã man nhưng quyết bảo vệ cách mạng, cán bộ đến cùng. Sau này, một số vị sư được Nhà nước truy tặng danh hiệu liệt sĩ… 

 

Khuôn viên Chùa Thắng Phúc Hải Phòng

Khuôn viên Chùa Thắng Phúc Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hải Phòng


Từ nền móng của ngôi chùa xưa, cùng với những dấu tích để lại ở khu vực bãi bồi ven sông Văn Úc, đại đức Thích Quảng Minh cùng các phật tử, nhà hảo tâm đã xây dựng chùa Thắng Phúc ngày nay, với quy mô bề thế nhưng vẫn mô phỏng nét kiến trúc xưa. Ngôi chùa có trăm gian, bài trí hàng trăm pho tượng đá… Bắt đầu khởi công xây dựng từ cuối năm 2008, trong niềm vui của ngày lễ khánh thành, hàng nghìn tăng ni, phật tử hành hương về chùa lễ Phật, vãn cảnh ngôi chùa lớn, độc đáo.

 

Chùa Thắng Phúc Hải Phòng được trùng tu vào cuối năm 2008

Chùa Thắng Phúc được trùng tu vào cuối năm 2008 - Ảnh: Sưu tầm


Từ trung tâm thành phố, qua cầu Khuể chừng 6- 7 km là đến chùa Thắng Phúc nằm ven sông Văn Úc, trên diện tích khoảng 7 ha vừa mới hoàn thiện. Ngay bên phải cổng vào, ấn tượng đầu tiên là bức tượng A-di-đà đồ sộ, cao 11 m, nặng 100 tấn đặt phía trước hồ liên trì. Sân và chung quanh chùa đều được trang trí bằng hoa, cây cảnh. Ngôi bảo điện lớn nằm ở vị trí trung tâm chùa, phía sau là kim cương đường, tổ đường, 2 bên là la hán đường…

 

Trong ngôi bảo điện chính, kim cương đường, tổ đường có 25 pho tượng bằng nhiều chất liệu… Đặc biệt, có 2 pho tượng lớn được chế tác, mang từ Thái Lan, Trung Quốc về. Đại đức Thích Quảng Minh, trụ trì chùa cho biết: “Đến khi hoàn thiện, 2 bên la hán đường sẽ có khoảng 100 pho tượng bằng đá, do bàn tay khéo léo của các nghệ nhân làng nghề chế tác đá Ninh Vân (Ninh Bình) làm ra”.

 

Tượng A-di-đà tại Chùa Thắng Phúc Hải Phòng

Tượng A-di-đà tại Chùa Thắng Phúc Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Ninh Bình

 

Khi xây dựng chùa Thắng Phúc, đại đức Thích Quảng Minh và các tăng ni, phật tử mong muốn nơi đây sẽ là nơi thờ tự lớn, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng của tăng ni, phật tử trong và ngoài thành phố, nơi tu học Phật pháp… Đặc biệt, do vị thế đắc địa, chùa đồng thời là nơi kết hợp phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng đáp ứng yêu cầu khách du lịch tham quan các tua du lịch đồng quê kết hợp văn hóa tâm linh.

 

Tượng A-di-đà tại Chùa Thắng Phúc Hải Phòng

Tượng A-di-đà tại Chùa Thắng Phúc Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cát Bà - Hải Phòng

 

Từ khi đặt nền móng đầu tiên, công trình chùa Thắng Phúc được sự quan tâm, tạo điều kiện của thành phố, chính quyền địa phương, sự hỗ trợ của tăng ni, phật tử, cùng nỗ lực, quyết tâm lớn của các vị trụ trì chùa… Với tổng kinh phí đầu tư lên đến hơn 40 tỷ đồng, công trình  nhận được sự hảo tâm đóng góp kinh phí của nhiều cơ quan, doanh nghiệp, phật tử trong, ngoài thành phố và ở nước ngoài…

 

Đại đức Thích Quảng Minh cho biết: “2 pho tượng xuất xứ từ Thái Lan và Trung Quốc đều do Việt kiều ủng hộ. Ngoài ra, khó kể hết tấm lòng của bà con địa phương, tăng ni phật tử khắp mọi miền đất nước với công trình”. Đại đức nhớ lại, có những buổi lao động chuẩn bị nền móng cho công trình, có hàng trăm người dân địa phương nhiệt tình tham gia. Các cụ già trong làng không quản tuổi cao, sức yếu cũng tích cực tham gia để công trình sớm hoàn thiện. 

 

Hàng trăm gian tại Chùa Thắng Phúc Hải Phòng

Hàng trăm gian tại Chùa Thắng Phúc Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Chùa Thắng Phúc Hải Phòng

Chùa Thắng Phúc Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Phòng

 

Có dịp đến Hải Phòng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Thắng Phúc, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Thắng Phúc ở đâu?

Chùa Thắng Phúc nằm ở số 1 đường Lê Hồng Phong, phường Máy Tơ, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng, tỉnh Hải Phòng, Việt Nam.

Lịch sử của Chùa Thắng Phúc như thế nào?

Chùa Thắng Phúc được xây dựng vào năm 1926, là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Hải Phòng. Chùa được xây dựng trên diện tích 2.000m2, với kiến trúc đặc trưng của phong cách Trung Hoa.

Chùa Thắng Phúc có gì đặc biệt?

Chùa Thắng Phúc có nhiều tác phẩm nghệ thuật đáng chú ý như tượng Phật Di Lặc, tượng Phật A Di Đà, tượng Phật Quan Âm, tượng Phật Thích Ca, tượng Phật Bà Quan Âm, tượng Phật Tổ, tượng Phật Đại Thế Chí, tượng Phật Địa Tạng, tượng Phật Bồ Tát, tượng Phật Tổ Đường, tượng Phật Tổ Thích Ca, tượng Phật Tổ Đại Bi, tượng Phật Tổ Đại Thế Chí, tượng Phật Tổ Đại Thế Chí Bồ Tát, tượng Phật Tổ Đại Thế Chí Bồ Tát Quan Âm, tượng Phật Tổ Đại Thế Chí Bồ Tát Quan Thế Âm.

Lễ hội nào được tổ chức tại Chùa Thắng Phúc?

Mỗi năm, vào ngày 15 tháng Giêng âm lịch, Chùa Thắng Phúc tổ chức lễ hội Đại Tòng Lâm, thu hút đông đảo du khách và phật tử đến tham dự.

Làm thế nào để đến Chùa Thắng Phúc?

Bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt. Từ trung tâm thành phố Hải Phòng, bạn có thể đi theo đường Lê Hồng Phong, qua cầu Đông Hải, rẽ phải vào đường Lê Lợi, tiếp tục đi thẳng khoảng 1km là đến Chùa Thắng Phúc.

1 Thích

Đánh giá : 4.8 /243