Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdu lịch Hải Phòngdi tích quốc giachùa cổ Việt Nam
06/04/20233.4630

Chùa Vẽ năm 2024

Chùa Vẽ là ngôi chùa thờ Phật của Đoạn Xá, phường Đông Hải, quận Hải An, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 10km.

 

Chùa Vẽ có tên chữ là Hoa Linh Tự, gắn liền với những sự kiện oanh liệt chống ngoại xâm của quân dân ta trong chiến thắng Bạch Đằng năm 938 của Ngô Vương Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 1287- 1288 của quân dân ta thời Trần. Truyền sử địa phương ghi rõ các thám tử của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn đã sử dụng ngôi chùa này để quan sát đồn trại giặc và vẽ sơ đồ chuẩn bị cho trận đánh Bạch Đằng năm 1288 thắng lợi.

 

Gian chính Chùa Vẽ Hải Phòng

Gian chính Chùa Vẽ Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Chùa Vẽ là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ còn khá nguyên vẹn, nguy nga. Toà Phật điện cấu trúc hình chữ "Đinh" gồm 5 gian tiền đường và 4 gian chuôi vồ. Kèm hai bên hậu cung là hai ngôi nhà chè nhỏ, nơi đặt bàn thờ "Tam toà Thánh Mẫu" và "Đức Ông bản thổ". Các cột của toà nhà được làm hoàn toàn bằng gỗ lim nguyên cây, cao to lừng lững, một vòng tay người ôm không xuể. Bàn thờ Trần Hưng Đạo, vị tổng chỉ huy quân đội nhà Trần được lập ở gian phía trái toà tiền đường. Tượng Hưng Đạo Vương và tượng đôi ngựa chiến hồng bạch của ông là những tác phẩm điêu khắc cực kỳ sống động.

 

Cổng ngoài Chùa Vẽ Hải Phòng

 Cổng ngoài Chùa Vẽ Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 Cổng Chùa Vẽ Hải Phòng

 Cổng Chùa Vẽ Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Hải Phòng

 

Toà Tam Bảo được bày trọn trong toà hậu cung. Hàng trên cùng là bộ tượng Tam Thế, tiếp đến là bộ Di Đà Tam Tôn là những tượng pháp kinh điển của nhà Phật. Đứng song hàng với toà Phật điện là nhà thờ tổ 5 gian cùng quay hướng đông nam.

 

Rồng chầu Chùa Vẽ Hải Phòng

Rồng chầu Chùa Vẽ Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Rồng chầu Chùa Vẽ Hải Phòng

Rồng chầu Chùa Vẽ Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Trong nhà thờ tổ, chính giữa đặt bàn thờ đức Ngô vương Quyền, ông tổ trung hưng dân tộc; bên cạnh phải là bàn thờ sư tổ, bên trái là bàn thờ Hậu phật. Tượng sư tổ có 5 pho, trung tâm là tượng tổ dòng Thiền Bồ Đề Đạt Ma, chung quanh là tượng các vị cao tăng trụ trì tại chùa. Tượng mang dáng dấp của các vị tăng sư, đầy vẻ từ tâm và đậm nét chân dung. Tượng Hậu phật gồm 6 pho, tất cả đều là phụ nữ có khuôn mặt phúc hậu và quí phái. Đây là những tác phẩm nghệ thuật mang tính tả thực, mỗi người có một vẻ mặt riêng rất gần gũi với đời thường, không câu nệ, gò bó.

 

Khuôn viên Chùa Vẽ Hải Phòng

Khuôn viên Chùa Vẽ Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Khuôn viên Chùa Vẽ Hải Phòng

Khuôn viên Chùa Vẽ Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cát Bà - Hải Phòng

 

Thăm chùa Vẽ ngày nay, chúng ta không có dịp được chiêm ngưỡng đầy đủ những tượng pháp, nghi trượng và đồ thờ tự trong nguyên trạng, nhưng những hiện vật còn được bảo tồn đều là cổ vật quí giá, đặc biệt là hệ thống tượng tháp, tượng thánh thần, tượng Hậu phật, tượng Sư tổ.

 

Khuôn viên Chùa Vẽ Hải Phòng

Khuôn viên Chùa Vẽ Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Cây sồi 200 năm tuổi tại Chùa Vẽ Hải Phòng

Cây sồi 200 năm tuổi tại Chùa Vẽ Hải Phòng - Ảnh: Sưu tầm

 

Với những công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc kể trên và ý nghĩa lịch sử của chùa, ngày 25-1-1994, Bộ Văn hoá - Thông tin đã công nhận Chùa Vẽ là di tích lịch sử Quốc gia.

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Phòng

 

Có dịp đến Hải Phòng, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Chùa Vẽ, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Vẽ là gì?

- Chùa Vẽ là một ngôi chùa nằm ở Hải Phòng, Miền Bắc Việt Nam.

Chùa Vẽ có gì đặc biệt?

- Chùa Vẽ có kiến trúc độc đáo, được xây dựng trên một ngọn đồi cao, có tầm nhìn rộng mở ra vịnh Hạ Long và đảo Cát Bà.

- Chùa Vẽ còn được biết đến với tên gọi "chùa núi", vì để đến được chùa, du khách phải đi bộ lên đường dốc dài và khá gập ghềnh.

Lịch sử của Chùa Vẽ ra sao?

- Chùa Vẽ được xây dựng vào thế kỷ thứ 13, thời kỳ Trần.

- Trong suốt lịch sử, chùa đã trải qua nhiều lần tu sửa và nâng cấp, đặc biệt là vào thế kỷ 18 khi vua Lê Hiển Tông đặt chùa làm nơi cầu nguyện cho sự bình an và thịnh vượng cho đất nước.

Làm thế nào để đến Chùa Vẽ?

- Du khách có thể đi đến Chùa Vẽ bằng xe máy hoặc ô tô từ trung tâm thành phố Hải Phòng.

- Sau đó, du khách phải đi bộ lên đường dốc dài và khá gập ghềnh để đến chùa.

Chùa Vẽ có những hoạt động gì cho du khách tham gia?

- Du khách có thể tham gia các hoạt động tâm linh như cầu nguyện, thắp nén hương, và tham gia các lễ hội tại chùa.

- Ngoài ra, du khách cũng có thể tận hưởng không khí trong lành và tầm nhìn đẹp từ đỉnh đồi chùa.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /363