Mytour blog
Tags:
du lịch miền Bắclễ tếtdu lịch mùa xuântết cổ truyền
06/04/20233.1260

Đặc trưng Tết cổ truyền 3 miền năm 2024

Tết Nguyên Đán Ất Mùi 2015 đang gần kề, hình ảnh từng dòng người trên đường phố náo nức đi mua sắm. Mỗi vùng miền trên đất nước ta đều có những đặc trưng riêng, một nét khác biệt làm phong phú thêm bản sắc văn hóa tết dân tộc. Hãy cùng Mytour dạo quanh một vòng mảnh đất hình chữ S này để cảm nhận được những đặc trưng đón tết trên khắp 3 miền nhé.

 

1. HOA TẾT

 

Vào những ngày đông giá rét của miền Bắc, hình ảnh  hoa đào với sắc đỏ tươi như xua tan đi cái buốt giá, mang lại ngọn lửa ấm áp cho những ngày tết gần kề. Theo quan niệm xưa, hoa đào có thể trừ ma và xua tan mọi điều xấu xa xảy đến, mang lại lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân.

 

Hoa đào ngày Tết miền Bắc

Hoa đào ngày Tết miền Bắc - Ảnh: Tung Bui

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Theo quan niệm xưa, hao đào có thể trừ ma và xua tan mọi điều xấu xa

Theo quan niệm xưa, hao đào có thể trừ ma và xua tan mọi điều xấu xa - Ảnh: Phú Hưng Nguyễn

 

Nếu như Hoa đào là sứ giả năm mới của miền Bắc thì đối với người dân miền Trung và miền Nam hoa mai vàng như một biểu tượng không thể nhầm lẫn mỗi dịp xuân về. Hình ảnh những nhành mai mảnh khảnh, căng tràn sức sống được ví như biểu tượng của sự cao sang, quý phái và sự trường thọ cùng năm tháng.

 

Mai vàng được ví như biểu tượng của sự cao sang, quý phái

Mai vàng được ví như biểu tượng của sự cao sang, quý phái - Ảnh: Doanh Ngo

 

Mai 5 cánh được người dân miền Trung yêu thích

Mai 5 cánh được người dân miền Trung yêu thích - Ảnh: Toan MP

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Thừa Thiên Huế

 

Hoa mai vàng đều được hai miền Trung, Nam đều rất ưa thích, tuy vậy cũng có một sự khác biệt nho nhỏ giữa hai vùng miền, đó là miền Trung thì chuộng mai vàng năm cánh trong khi đó người miền Nam lại thích chơi mai nhiều cánh trong dịp tết đến xuân về.

 

Mai vàng đón Tết

Mai vàng đón Tết  - Ảnh: Sưu tầm

  

2. NGŨ QUẢ

 

Không chỉ khác nhau bởi những loài hoa chơi tết, mâm ngũ quả từng vùng miền cũng có những nét riêng biệt dễ dàng nhận thấy. Đối với người miền Bắc, mâm ngũ quả thường khá nhỏ và không thể thiếu ba loại quả đặc trưng đó là chuối, quýt và bưởi.

 

Mâm ngũ quả miền Bắc

Mâm ngũ quả miền Bắc - Ảnh: Snow dream

 

Dải đất miền Trung do đặc điểm khí hậu và địa hình trắc trở nên trái cây, đặc sản rất hiếm, do đó họ không quá cầu kỳ trong việc bày biện mâm ngũ quả. Tuy vậy, người dân miền Trung lại rất kiêng kị những loại trái cây có vị đắng, cay mà tháy vào đó là những loại quả có vị ngọt và có thể để lâu được.

 

Mâm ngũ quả ngày tết của người dân miền Trung

Mâm ngũ quả ngày tết của người dân miền Trung - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Nghệ An

 

Nếu xét về ý nghĩa các loại quả trong mâm ngũ quả thì không thể không nói đến mâm ngũ quả của người dân miền Nam. Một mâm đầy đủ gồm 5 loại trái cây đó là mãng cầu, sung, đu đủ, dừa và xoài với mong muốn “cầu sung vừa đủ xài” của người dân nơi đây.

 

Cầu sung vừa đủ xài

“Cầu sung vừa đủ xài” - Ảnh:Nguyễn Xuân Thăng

 

3. MÂM CƠM

 

Mâm cỗ Tết truyền thống của người dân miền Bắc không chỉ đa dạng về món ăn mà còn chú trọng về màu sắc, hình thức. Trong mỗi mâm cỗ cũng tất niên không thể thiếu bánh chưng xanh - món ngon làm nên nét chấm phá riêng cho ẩm thực đất Bắc.

 

Mâm cỗ Tết truyền thống của người dân miền Bắc không thể thiếu bánh chưng

Mâm cỗ Tết truyền thống của người dân miền Bắc không thể thiếu bánh chưng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội giá rẻ

 

Bánh chưng xanh - món ngon làm nên nét chấm phá riêng cho âm thực đất Bắc

Bánh chưng xanh - món ngon làm nên nét chấm phá riêng cho âm thực đất Bắc - Ảnh: Sưu tầm

 

Không bánh chưng, không dưa hành như mâm cỗ miền Bắc, mâm cỗ ngày Tết của miền Trung thể hiện sự chắt chiu khéo léo của những con người bình dị qua món bánh rò, chả ram… Đặc biệt hơn ở chỗ vào ngày mùng 1 đầu năm mâm cơm nhất định phải là đồ chay.

 

Chả ram cũng là một trong những món ăn không thể thế trong mâm cỗ ngày tết của người dân miền Trung

Chả ram cũng là một trong những món ăn không thể thế trong mâm cỗ ngày tết của người dân miền Trung - Ảnh: Gabeo

 

Bánh rò gần giống với bánh chưng miền Bắc

Bánh rò gần giống với bánh chưng miền Bắc - Ảnh: Monanngon3mien

 

Nếu như người miền Bắc kiêng ăn trứng vào ngày đầu năm thì món thịt trứng kho tàu lại rất được người dân miền Nam ưa chuộng vào những ngày đầu năm mới. Không chỉ thế, những đòn bánh tét thật dài cũng làm nên hương vị tết riêng cho mảnh đất phương Nam.

 

Mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Nam luôn có bánh tét

Mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Nam luôn có bánh tét - Ảnh: Sưu tầm

 

Mâm cỗ ngày Tết của người dân miền Nam luôn có bánh tét

Bánh tét làm nên hương vị tết riêng cho mảnh đất phương Nam - Ảnh: Comvietnam

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh giá rẻ

 

Dù là hoa đào hay hoa mai, bánh chưng hay bánh tét... chúng đều mang những ý nghĩa tốt đẹp, mang lại may mắn cho gia chủ, cầu mong sang năm mới được vạn sự như ý, đồng thời thể hiện mong muốn của người dân trên khắp mọi miền đất nước sang năm mới được vui vẻ, hạnh phúc.

 

Ba miền tổ quốc luôn có sự khác nhau, những nét riêng biệt nhưng mỗi dịp tết đến xuân về, mọi người cùng ngồi quây quần bên bữa cơm tất niên, tận hưởng khoảnh khắc ấm áp, ngọt ngào bên người thân.

 

Mytour chúc các bạn sang năm mới an khang, thịnh vượng và ngập tràn niềm vui trong cuộc sống!.

 

Nguyễn Thu Trang - Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Các câu hỏi thường gặp
Tết cổ truyền 3 miền là gì?

Tết cổ truyền 3 miền là Tết Nguyên Đán được tổ chức theo truyền thống của ba miền Bắc, Trung và Nam. Tết cổ truyền 3 miền có những đặc trưng riêng biệt tùy theo vùng miền.

Tết cổ truyền 3 miền có những đặc trưng gì?

Tết cổ truyền 3 miền có những đặc trưng riêng biệt tùy theo vùng miền. Ở miền Bắc, Tết có không khí se lạnh, người dân thường ăn bánh chưng, bánh tét, dưa hành và chơi những trò chơi dân gian. Ở miền Trung, Tết có không khí ấm áp hơn, người dân thường ăn bánh chưng, bánh tét, bánh ít và chơi những trò chơi dân gian. Ở miền Nam, Tết có không khí nóng và ẩm, người dân thường ăn bánh tét, bánh chưng, bánh ít, bánh tráng trộn và chơi những trò chơi dân gian.

Tết cổ truyền 3 miền ở Hồ Chí Minh có gì đặc trưng?

Tết cổ truyền 3 miền ở Hồ Chí Minh có những đặc trưng riêng biệt. Người dân thường đón Tết bằng việc dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ Tết, ăn bánh tét, bánh chưng, bánh ít, bánh tráng trộn và chơi những trò chơi dân gian. Ngoài ra, người dân còn tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như hội chợ Tết, lễ hội đền Hùng, lễ hội hoa xuân, lễ hội áo dài...

Tết cổ truyền 3 miền ở Miền Nam có những đặc trưng gì?

Tết cổ truyền 3 miền ở Miền Nam có những đặc trưng riêng biệt. Người dân thường đón Tết bằng việc dọn dẹp nhà cửa, mua sắm đồ Tết, ăn bánh tét, bánh chưng, bánh ít, bánh tráng trộn và chơi những trò chơi dân gian. Ngoài ra, người dân còn tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật như hội chợ Tết, lễ hội đền Hùng, lễ hội hoa xuân, lễ hội áo dài... Tuy nhiên, Tết ở Miền Nam còn có những đặc trưng riêng như ăn bánh tráng trộn, chơi bài tây, đánh bài, đốt pháo hoa và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật đặc sắc của vùng miền này.

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /248