Mytour blogimg_logo
06/04/202315.9520

Đầm Ao Châu Phú Thọ năm 2025

Nằm giữa một vùng đồi thấp, đầm Ao Châu có hình dáng khá đặc biệt. Nhìn trên bản đồ, đầm giống như đầu một con Trâu có hai sừng choãi ra hai phía sông Thao và sông Lô. Đầm Ao Châu có 99 ngách, đan cài vào các đồi, núi, thu nước của 99 con suối nhỏ đổ về. Phía Đông Nam Ao Châu thông với Sông Thao bằng ngòi Lửa Việt.
 
 
Đầm Ao Châu nằm trên địa bàn thị trấn Hạ Hoà, xã ấm Thượng, xã Y Sơn và xã Phụ Khánh huyện Hạ Hoà tỉnh Phú Thọ, cách thành phố Việt Trì 80km, cách Hà Nội 150km. Đường đến Đầm Ao Châu tiếp cận rất dễ dàng, có thể đi bằng đường bộ, đường thuỷ dọc theo sông Hồng và đường sắt tuyến Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai. Tới đây đường cao tốc xuyên á: Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh (Trung Quốc) đi qua huyện Hạ Hoà sẽ tạo thêm nhiều thuận lợi khi đến với Đầm Ao Châu.
 
Đầm Ao Châu - Ảnh: Sưu tầm
 
 
Tương truyền vào thời dựng nước các vua Hùng đi chọn đất lập kinh đô đã đi đến vùng đất có 99 ngọn đồi, trước lại có 99 ngách nước, nhà vua và quần thần đã ngây ngất trước vẻ đẹp của vùng đất “sơn thuỷ hữu tình”. Trong khi vãn cảnh Vua Hùng và các quần thần đã bắt gặp cuộc giao đấu quyết liệt bất phân thắng bại giữa hai con trâu vàng. Sau đó cả hai con lặn xuống đầm nước mất tăm. Từ truyền thuyết xưa có người còn gọi hồ nước là Hồ Kim Ngưu nghĩa là Hồ Trâu Vàng. Tuy nhiên theo người dân ở nơi đây kể lại: để hình thành nên Đầm Ao Châu là do chủ đồn điền Minh Hạc là Lê Thượng Quát đắp đập Lửa Việt để tưới nước cho cánh đồng Minh Hạc vào những năm đầu thế kỷ XX. Về sau nhân dân tiếp tục đắp nối từ Vũ Cầu đến Vũ ẻn để lấy nước tưới ruộng cho 6 xã của huyện hạ Hoà là: Mai Tùng, Vĩnh Chân, Vũ Cầu, Lang Sơn, Minh Hạc và Ấm Thượng. Và thế là từ một hồ Kim Ngưu trong truyền thuyết đã tạo nên một Đầm Ao Châu rộng lớn mênh mông có diện mạo như ngày hôm nay. Đầm nước làm nên mùa màng tươi tốt cho cả một khu vực rộng lớn hàng trăm hécta, quý chẳng kém gì châu báu, ngọc ngà. Vì vậy mà Đầm có tên gọi là Đầm Ao Châu.
 
Đầm rộng lớn mênh mông phong cảnh hữu tình - Ảnh: Sưu tầm
 

Đầm Ao Châu có diện tích khoảng 300 ha mặt nước, trên diện tích khoảng 1.500 ha, xung quanh có thảm thực vật phong phú nằm trên các đồi, núi có độ cao từ 60 m đến 700 m, điển hình như Núi Ông, Núi Vần, Núi Buộm.... Nhiều đồi, núi còn tồn tại nhiều thảm thực vật tự nhiên, nhưng chủ yếu vẫn là lau, sậy, nứa, chè và các bụi cây thấp. Một số đồi được phủ bởi bạch đàn, bồ đề, thông. Sườn đồi, sườn núi thường là các nương bậc thang, bên dưới là ruộng ôm lấy chân đồi hình thành các thửa ruộng bậc thang lượn sóng, xa xa là các ruộng rộng và bằng phẳng. Với địa hình như vậy đã tạo cho Ao Châu hình thành hàng trăm ngách nước, luồn lách giữa các khu vực đồi núi làm cho cảnh trí sơn thuỷ hùng vĩ, còn mang đậm nét nguyên sơ, thuần khiết của tạo hoá. Mực nước trong hồ có độ sâu trung bình là 5,5m, nhiều nơi sâu trên 30m. Điều đặc biệt là quanh năm nước ở Ao Châu không bị cạn, mặt nước trong xanh không bị ô nhiễm, có nhiều thuỷ tộc sinh sống, trong đó có loại quý hiếm như rùa vàng, ba ba, dải... Trong hồ có rất nhiều đảo lớn nhỏ, lâu nay đã được nhân dân trong vùng trồng các loại cây ăn quả như vải, nhãn, mít, bưởi... đã khiến Ao Châu như một Hạ Long thu nhỏ.

 

Nơi đây được ví von như Vịnh Hạ Long thu nhỏ - Ảnh: Sưu tầm

 

Mực nước trong đầm có độ sâu từ 3,5 đến 5m, có chỗ sâu tới 15m. Trải qua nhiều năm Đầm Ao Châu vẫn giữ được vẻ đẹp hoang sơ của tạo hoá, bốn mùa nước chẳng bao giờ cạn, luôn giữ được màu xanh trong. Nhờ có sự điều hoà nhiệt độ và độ ẩm của đầm nước và rừng cây, khí hậu ở đây mát mẻ, dễ chịu: mùa đông nhiệt độ không thấp quá, mùa hè nhiệt độ luôn thấp hơn khu vực xung quang đến 2oC. Thật là một vùng khí hậu lí tưởng cho nghỉ ngơi.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Phú Thọ

 

Những người dân quanh đầm sống bằng nghề chài lưới - Ảnh: Sưu tầm

 

Cùng với địa hình, khí hậu, thuỷ văn; thảm thực vật ở Ao Châu góp phần tạo nên phong cảnh sơn thuỷ hữu tình. Mỗi loại thảm thực vật ở Ao Châu lại tạo nên phong cảnh với nét đặt trưng riêng, hết sức độc đáo như: phong cảnh làng quê Việt nam, thảm thực vật trên núi đá vôi, các quần xã thuỷ sinh... 
 
 
Những đồi chè Phú Thọ xanh mơn mởn - Ảnh: Sưu tầm
 
 
Ao Châu có điều kiện rất thuận lợi để phát triển thành khu du lịch sinh thái với các loại hình du lịch như: nghỉ dưỡng, bơi thuyền, câu cá, leo núi..., đáp ứng nhu cầu của du khách trong và ngoài nước, nhất là khách du lịch Trung Quốc. Cùng với khu du lịch này, các tài nguyên du lịch thuộc các địa phương khác như: các lễ hội truyền thống, các di tích lịch sử văn hóa, hệ thống hang động của vườn quốc gia Xuân Sơn, Ao Giời - Suối Tiên, khu nghỉ dưỡng nước khoáng nóng Thanh Thủy, sinh hoạt văn hóa của đồng bào các dân tộc thuộc huyện Thanh Sơn, Yên Lập... sẽ tạo nên một tam giác du lịch mang những sắc thái khác nhau với các loại hình du lịch đặc sắc, phong phú, đa dạng.
 
 
 
Thịt chó - món ăn đặc sản đến với Phú Thọ - Ảnh: Sưu tầm
 
Đầm Ao Châu – viên ngọc xanh của vùng đồi núi trung du, trong thời gian không xa sẽ trở thành một khu du lịch tầm cỡ, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế góp phần đưa du lịch Phú thọ trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
Các câu hỏi thường gặp
Đầm Ao Châu Phú Thọ là gì?

Đầm Ao Châu Phú Thọ là một hồ nước tự nhiên nằm ở xã Thanh Minh, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ, Miền Bắc.

Làm thế nào để đến Đầm Ao Châu Phú Thọ?

Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô từ Hà Nội theo đường QL2, rẽ vào đường QL32 rồi tiếp tục đi thêm khoảng 20km để đến Đầm Ao Châu Phú Thọ.

Đầm Ao Châu Phú Thọ có gì đặc biệt?

Đầm Ao Châu Phú Thọ có khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với nước trong xanh, rừng cây xanh mát và đồi núi bao quanh. Nơi đây còn là nơi sinh sống của nhiều loài động vật quý hiếm.

Có những hoạt động gì tại Đầm Ao Châu Phú Thọ?

Bạn có thể tham gia các hoạt động như đi thuyền kayak, câu cá, tắm biển, đi bộ đường dài, tham quan các địa điểm du lịch lân cận như đền Hùng, đền Trần,...

Khi nào là thời điểm thích hợp để đến Đầm Ao Châu Phú Thọ?

Thời điểm thích hợp để đến Đầm Ao Châu Phú Thọ là từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm, khi thời tiết khô ráo và ấm áp.

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /405