Mytour blog
Tags:
du lịch sông nướccảnh đẹp Cần Thơdu lịch Cần Thơkhám phá Cần Thơ
06/04/20232.7960

Đậm đà hương sắc xuân phương Nam năm 2024

Khi Hà Nội lất phất mưa bay, nồng nàn hơi thở và những nụ hoa đào chúm chím môi hồng thì ở đất phương Nam mai vàng cũng hé nụ báo hiệu xuân đang gõ cửa mọi nhà. Xuân về ngất ngây, thắm tình người miền Tây!

 

Xuân miền Bắc

Xuân sang, miền Bắc rực rỡ đào nở - Ảnh: sưu tầm

 

Xuân miền Bắc

Mai cũng hé nụ chào xuân ở phương Nam rực nắng - Ảnh: giaoduc

 

VỀ PHƯƠNG NAM KHI TRỜI ĐẤT SANG XUÂN

 

Chuyến xe lúc mờ sáng qua cầu Mỹ Thuận xuôi về miền đất phương Nam hiền hòa, nồng thắm. Thành phố Sa Đéc đón người lữ khách trong ánh nắng sớm mai với mùi hương hoa thoang thoảng. Làng hoa Tân Quy Đông đang vào mùa rộn ràng hương sắc, gió xuân mơn man trên từng búp hoa, cành lá. Những luống hoa đủ màu sắc chúm chím nụ chỉ đợi đến khi thời khắc chuyển giao sang năm mới là bung nở cho sắc xuân rực rỡ khắp muôn nhà.

 

Làng hoa Sa Đéc

Làng hoa Sa Đéc muôn sắc hoa - Ảnh: Mytour.vn

 

Làng hoa Sa Đéc

Hoa vạn thọ, hoa dừa khoe sắc ngày xuân - Ảnh: Nguyễn Dương Nhật

 

Làng hoa Sa Đéc

Ở Sa Đéc khắp nơi đều có sắc hoa - Ảnh: Nguyễn Dương Nhật

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Đồng Tháp

 

Trên khắp cánh đồng hoa, những má, những chị hai, anh ba đôi bàn tay thoăn thoắt vào đất, bón phân, tưới nước, chăm nụ, tiếng nói cười rộn ràng, tiếng giới thiệu, chỉ dẫn cho khách tham quan nhiệt tình, hào sảng đúng cái chất phóng khoáng của người miệt sông nước Cửu Long. Thỉnh thoảng lẫn trong khóm hoa vang lên vài câu vọng cổ mùi mẫn, chẳng biết ai hát nhưng nghe mượt mà, yêu đời.

 

Làng hoa Sa Đéc

Nụ cười mùa hoa - Ảnh: panoramio

 

Làng hoa Sa Đéc

Các cô, các chị chăm hoa - Ảnh: sưu tầm

 

Vẻ tấp nập thường ngày ở những bến sông càng trở nên rộn ràng hơn. Trên bến xe ô tô đậu dọc lộ, dưới sông thuyền ghe về tấp nập. Những chiếc xe rùa chất đầy hoa được đẩy ra để chất lên xe, lên thuyền sẵn sàng cho những chuyến đi.

 

Làng hoa Sa Đéc

Những chiếc xe rùa chất đầy hoa - Ảnh: Hải Yến

 

Các anh lái thuyền tay thoăn thoắt chuyển hàng, miệng ngọt ngào câu hát:

 

Chợ đã nổi từ nửa đêm về sáng

Ta vẫn chìm từ giữa bữa hoàng hôn

Em treo bẹo Cái Răng, Ba Láng

Ta thương hồ Vàm Xáng, Cần Thơ

 

Chợ nổi cái răng

Mênh mang chợ nổi miền sông nước - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Cần Thơ

 

Theo câu hát của anh thương hồ, chợ nổi miền sông nước hiện ra sinh động. Trời tờ mờ sáng, trên bến Ninh Kiều, Cần Thơ, đã tấp nập thuyền ghe xuôi về chợ nổi Cái Răng. Chợ nổi gắn liền với bao đời người dân miền sông nước cũng sôi động, nhộn nhịp không thua gì chợ trên bờ. Tiếng máy nổ, chèo khua nước, sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền, câu mời mua hàng ngọt như “mía lùi” của những cô gái Tây Đô, tiếng trả giá cùng tiếng cười nói của người mua kẻ bán đã tạo nên cảnh sầm uất đặc trưng.

 

Chợ nổi cái răng

Sầm uất chợ nổi - Ảnh: Thiên chương

 

Trên thuyền chất đầy hàng hóa, từ trái cây đủ loại, rau củ, hàng tạp hóa, đến đồ ăn sáng, bánh mì và cả vé số... Người mua chỉ cần nhìn vào cây bẹo, cắm trước mũi thuyền, là biết được trên ghe bán thứ gì. Những ngày cuối năm, chợ nổi càng đông, ở mũi thuyền nào hoa cũng nở rực rỡ, những cây bẹo treo hành, kiệu... càng làm không khí chuẩn bị Tết thêm chộn rộn, khiến khách tham quan cứ mãi mải mê cho đến khi nắng lên.

 

Chợ nổi cái răng

Chợ nổi bán đủ các loại hàng hóa - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cần Thơ giá rẻ

 

Chợ nổi cái răng

Chợ ngày xuân thêm sắc với những thuyền hoa rực rỡ - Ảnh: sưu tầm

 

PHONG VỊ TẾT PHƯƠNG NAM

 

Người dân phương Nam đón Tết với nhiều phong tục, tập quán mang đậm hương sắc vùng sông nước mùa gió chướng. Có dự Tết phương Nam một lần, mới thấy phong vị Tết miền sông nước đặc biệt như thế nào. Từ khoảng ngày 28 Âm lịch, khi những cành mai đã hé nụ vàng, mọi nhà bắt đầu gói bánh Tết là bánh tét lá cẩm đặc biệt.

 

Tía dọn bàn thờ gia tiên, con trai nấu lá cẩm, con gái lau lá chuối, má chuẩn bị rang gạo, làm nhân bánh gồm đậu xanh, trứng muối, tôm khô, nước dừa. Cả nhà ai cũng bận rộn, tuy lấm tấm mồ hôi nhưng cứ vui cười mãi. Khi nồi bánh thơm nức “ra lò” thì cũng là lúc trong nhà mọi thứ đã sạch sẽ, gọn gàng.

 

Gói bánh tét

Gói bánh tét - Ảnh: sưu tầm

 

Trên bàn thờ gia tiên, bình hoa vạn thọ vàng rực bên mâm ngũ quả “cầu vừa đủ xài” gồm trái mãng cầu, trái dừa, quả dưa, đu đủ, xoài và thêm vài loại trang trí khác như sung, trái thơm... Tất cả mọi thứ đã sẵn sàng chờ đón giờ khắc thiêng liêng của đất trời.

 

Mâm ngũ quả

Mâm ngũ quả tuy đơn giản nhưng ý nghĩa - Ảnh: sưu tầm

 

Sáng mùng một Tết, anh chị em, con cháu trong nhà tề tựu trước bàn thờ gia tiên thắp nén nhang thơm rồi chúc thọ ông bà, cha mẹ và nhận phong bao lì xì may mắn đầu năm. Rồi mâm cơm gia đình được dọn ra để cả nhà quây quần thưởng thức.

 

Mâm cơm ngày Tết của người phương Nam luôn có món thịt kho tàu, canh khổ qua, tôm khô củ kiệu, bánh tét lá cẩm… theo đúng phong vị truyền thống phương Nam.

 

Món tôm khô củ kiệu

Món tôm khô củ kiệu không thể thiếu trong mâm cỗ phương Nam - Ảnh: mytour

 

Món thịt kho tàu là thịt đùi thái miếng vuông to và hột vịt luộc kho với nước dừa tươi. Nón này phải kho nhỏ lửa thật lâu cho miếng thịt mềm nhừ, trứng ngấm vị mềm béo của thịt và vị ngọt của nước dừa mới đạt độ ngon. Còn khổ qua thì dồn thịt heo bằm nấm mèo rồi hầm thật mềm. Miền sông nước tất nhiên không thiếu món cá, nên hầu như ba ngày Tết nhà nào cũng dộng vài con cái trong lu hay mé sông để đổi khẩu vị. Sau mấy món thịt và bánh tét đã ngán, bên mâm cơn có con cá lóc nướng lá sen non thơm lừng và tô canh chua cá nấu bông súng, bữa ăn càng thêm đậm đà sông nước.

 

Thịt kho tàu

Thịt kho tàu... - Ảnh: sưu tầm

 

khổ qua hầm

Và khổ qua hầm cũng không thể thiếu trong ngày Tết - Ảnh: sưu tầm

 

Trong ba ngày Tết, trẻ con được dịp chơi những trò chơi đặc biệt như đá gà, đá cá lia thia, bầu cua tôm cá. Bạn bè, làng xóm gặp nhau là mời ăn uống, chúc tụng rồi mang đàn cò, đàn kìm, cùng ngồi bên chiếu hát cải lương, ca cổ. Những điệu hát ngọt ngào, da diết cứ theo nhau cất lên làm sợi dây gắn kết tình cảm, thể hiện tính cách phóng khoáng, hào sảng của người dân miền Tây khiến xuân phương Nam thêm đậm đà hương sắc.

 

Hải Yến – Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Các câu hỏi thường gặp
Đậm đà hương sắc xuân phương Nam là gì?

- Đậm đà hương sắc xuân phương Nam là một chương trình du lịch tại Cần Thơ, Miền Nam Việt Nam, nhằm giới thiệu về văn hóa, lịch sử và đặc sản của vùng đất này.

Chương trình Đậm đà hương sắc xuân phương Nam bao gồm những hoạt động gì?

- Chương trình bao gồm tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như Bến Ninh Kiều, Chợ Nổi Cái Răng, Bảo tàng Cần Thơ, thưởng thức các món ăn đặc sản của vùng đất này, trải nghiệm các hoạt động như đi thuyền, câu cá, ngắm hoa sen, nghe nhạc cải lương,...

Thời gian tham gia chương trình Đậm đà hương sắc xuân phương Nam là bao lâu?

- Thời gian tham gia chương trình thường kéo dài từ 2 đến 3 ngày.

Chi phí tham gia chương trình Đậm đà hương sắc xuân phương Nam là bao nhiêu?

- Chi phí tham gia chương trình tùy thuộc vào số người tham gia, loại hình tour và các dịch vụ đi kèm. Thông thường, chi phí dao động từ 2 đến 5 triệu đồng/người.

Tại sao nên tham gia chương trình Đậm đà hương sắc xuân phương Nam?

- Tham gia chương trình, bạn sẽ có cơ hội khám phá vẻ đẹp của Cần Thơ, Miền Nam Việt Nam, trải nghiệm văn hóa, ẩm thực và đặc sản của vùng đất này, đồng thời tìm hiểu thêm về lịch sử và truyền thống của người dân địa phương.

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /124