Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch Huếkhám phá Huếkinh thành Huếngọ môn
06/04/202311.3593

Đi qua thời gian khám phá Huế xưa và nay - phần 1 năm 2025

Do ảnh hưởng chính sách cai trị của thực dân Pháp khi xưa, đến ngày nay đất nước hình chữ S vẫn tồn tại quan niệm 3 miền Bắc, Trung và Nam với những nét đặc sắc rất riêng không thể lẫn vào đâu được. Và khi nhắc đến dải đất hẹp miền Trung thân thương của đất nước, ta lại nhớ đến xứ Huế - xứ sở của những hoài niệm đã xa. Huế ngày nay và khi xưa hẳn đã khác rất nhiều...

 

Huế - thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Thừa Thiên – Huế, là thành phố trung tâm của miền Trung. Xứ Huế đã lưu giữ linh hồn của dân tộc Việt tự bao giờ, đã đi vào lòng người qua bao thế hệ. Với những đặc trưng của những di tích phong kiến, hội tụ văn hóa truyền thống của đất nước, nền ẩm thực đa dạng phong phú … Huế là nơi bao trái tim người Việt muốn được một lần ghé qua.

 

Hãy cùng blog.mytour.vn dạo qua những đổi thay của mảnh đất cố đô ngày nay các bạn nhé!

 

1. NGỌ MÔN

 

Ngọ Môn là cổng chính của Hoàng thành Huế, là cổng lớn nhất chỉ dành riêng cho vua đi lại và đón tiếp sứ thần. Không chỉ đơn giản là một cái cổng, Ngọ Môn còn là nơi chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử quan trọng, trong số đó, vào năm 1945, chính vua Bảo Đại - vị vua cuối cùng của Việt Nam - đã đọc tuyên ngôn thoái vị - kết thúc thời kì phong kiến của nước ta.

 

Dưới triều vua Minh Mạng vào năm 1833, Ngọ Môn được xây dựng trở thành cổng phía Nam của Hoàng thành.

 

Ngọ Môn

Đám rước vua qua Ngọ Môn từ Đàn Nam giao -Ảnh: Sưu tầm

 

Ngọ Môn

Ngọ Môn thời Pháp thuộc - Ảnh: Nhan’s Blog

Xem thêm: Các khách sạn tại Thái Bình 

 

Hệ thống kiến trúc tương đối phức tạp: có thể chia làm 2 phần - gồm lầu ngũ Phụng ở trên và nền đài ở dưới. Nền đài dày và cao, có cấu trúc thẳng đứng, sừng sững tạo cảm giác bền vững. Được thiết kế với 3 cổng chính: Ngọ môn (dành cho vua), Tả Giáp môn (cửa bên trái) và Hữu Giáp môn (cửa bên phải) dành cho các quan văn, võ trong đoàn Ngự đạo. Vật liệu chính để xây nền đài là gạch vồ và đá thanh.

 

Ngọ Môn

Lá cờ Tổ quốc đỏ thắm trên Lầu Ngũ Phụng - Ảnh: auscb

 

Còn phần phía trên - Lầu Ngũ Phụng - gồm 2 tầng: tầng dưới lớn và tầng trên nhỏ với 13 gian được thiết kế theo một bộ khung liền kề nhau. Lầu có 100 cột, với 48 cột dài suốt 2 tầng. Mái ngói được lợp theo kiểu âm dương, tráng men vàng và xanh lá, gọi là ngói hoàng lưu ly và ngói thanh lưu ly. Mái lầu to - nhỏ, cao - thấp khác nhau tạo nên sự nhấp nhô như đàn chim phụng bay, ấy thế nên có tên là Lầu Ngũ Phụng.

 

Trang trí Ngọ Môn rất được coi trọng, những họa tiết được mài giũa, chạm khắc công phu và tỉ mỉ, đảm bảo tính mỹ thuật cao.

 

Ngọ Môn

Cổng chính Hoàng thành Huế ngày nay - Ảnh: pinnee

 

Ngọ Môn là tổng thể kiến trúc đồ sộ, nguy nga, có tầm quan trọng trong Hoàng thành. Trải qua biến cố lịch sử, Ngọ Môn đã dược sửa chữa và giữ gìn đến ngày hôm nay.

 

Khi đến thăm xứ Huế, thăm Hoàng thành, Ngọ Môn luôn thu hút sự chú ý của các du khách, nhận được nhiều lời khen, sự trầm trồ thán phục của công trình kiến trúc thời Nguyễn. Đi qua bao năm tháng, Ngọ Môn sẽ luôn vững chãi như thế, tiếp đón bất kì con người đất Việt nào đến thăm và cả các du khách nước ngoài như là đón tiếp một vị vua bước vào Hoàng thành.

 

Xứ Huế cố đô đã lưu giữ nhiều di tích có giá trị lịch sử văn hóa của dân tộc, Ngọ Môn là một trong số đó và Ngọ Môn sẽ mãi thuộc về xứ Huế, thuộc về đất nước Việt Nam.

 

Ngọ Môn

Ngọ Môn rực rỡ ánh đèn ngày nay - Ảnh: Ferdz  Decena

 

2. KINH THÀNH HUẾ

 

Tòa thành ở Huế là nơi đóng đô của vương triều nhà Nguyễn trong suốt 140 năm. Được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công vào năm 1805 và hoàn thành vào năm 1832. Kinh thành Huế được xây theo kiến trúc phương Tây kết hợp với nhau. Đây là công trình đồ sộ, quy mô với hàng vạn lượt người tham gia thi công trong suốt gần 30 năm. Bên trong kinh thành - Đại Nội - bao gồm: Hoàng thành Huế và Tử Cấm thành. Trong đó Hoàng thành Huế là nơi ở của vua và hoàng gia, cũng là nơi vua làm việc. Điện Thái Hòa cũng là nơi thiết triều, đại lễ, hội họp và diễn ra các sinh hoạt của triều đình.

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Thừa Thiên Huế

 

KINH THÀNH HUẾ

Nội thất lộng lẫy của Điện Thái Hòa - Ảnh: sotaydulich

 

KINH THÀNH HUẾ

Điện Thái Hòa ngày nay -Ảnh: Sưu tầm

 

KINH THÀNH HUẾ

Thế Tổ Miếu trong Đại Nội Huế - Ảnh: Sưu tầm

 

Với Tử Cấm thành thì có Tả Vu và Hữu Vu, Vạc Đồng, Điện Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Thái Bình Lâu và Duyệt Thị Đường.

 

KINH THÀNH HUẾ

Thái Bình Lâu một thời dĩ vãng - Ảnh: Nhan’s Blog

 

KINH THÀNH HUẾ

Cây cỏ xanh tươi bên Thái Bình Lâu ngày nay - Ảnh: Toyang

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Huế

 

Các di tích trong kinh thành gồm: Kỳ Đài, Quốc Tử Giám, Điện Long An, Hồ Tịnh Tâm, Tàng Thư Lâu, Viện Cơ Mật - Tam Tòa, Đàn Xã Tắc

 

KINH THÀNH HUẾ

Kỳ Đài trước kia - Ảnh: Nhan’s Blog

 

KINH THÀNH HUẾ

Kỳ Đài ngày nay - Ảnh: Sưu tầm

 

Hiện nay, kinh thành Huế là 1 trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích cố đô Huế, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới.

 

3. DUYỆT THỊ ĐƯỜNG - NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

 

Duyệt Thị Đường là nhà hát cổ nhất Việt Nam, phục vụ nghệ thuật cho vua, các quan văn võ, sứ thần, đại thần trong triều đình. Nằm trong Tử Cấm Thành, Duyệt Thị Đường là một phần không thể thiếu của kinh Thành Huế. Sau nhiều lần trùng tu, sửa chữa thì Duyệt Thị Đường đã khác rất nhiều so với trước kia, có phần đẹp hơn, lộng lẫy hơn. Tuy nhiên, vẫn như thời nhà Ngyễn, Duyệt Thị Đường vẫn là nơi đem đến nguồn âm nhạc truyền thống của đất nước - nhã nhạc cung đình Huế.

 

NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

Dàn nghệ nhân biểu diễn nhã nhạc cung đình - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn tại Long An

 

NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

Nhà hát hoàng gia cổ Việt Nam đã được trùng tu - Ảnh: Sưu tầm

 

Nhã nhạc cung đình Huế được biểu diễn vào các lễ lớn gắn liền với hoàng gia. Theo các tài liệu nghiên cứu thì nhã nhạc đã phát triển từ thế kỷ XIII và mãi đến thời nhà Nguyễn thì thể loại nhạc này mới đạt đến độ chín muồi và hoàn chỉnh nhất. Ngày nay, mọi du khách phương xa đều có thể thưởng thức loại hình âm nhạc đặc sắc này. Vào năm 2004, Trung tâm bảo tàng di tích Cô đô Huế đã chính thức đưa Nhã nhạc cung đình Huế vào hoạt động trong Duyệt Thị Đường để phục vụ du khách.

 

NHÃ NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

Nghệ nhân biểu ở Duyệt Thị Đường - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Huế

 

Là âm nhạc có tầm vóc quốc gia , được UNESCO công nhận là Di sản phi vật thể, Nhã nhạc xứng đáng dược lưu truyền qua bao thế hệ, là niềm tự hào của mỗi con cháu đất Việt. Những người con đất Huế nơi tha phương cầu thực vẫn luôn nhớ về những câu hát nhã nhạc lảnh lót, nao nức, làm bao con tim thổn thức.

 

Mời bạn xem tiếp: 

Đi qua thời gian khám phá Huế xưa và nay - phần 2

Đi qua thời gian khám phá Huế xưa và nay - phần 3

 

Mỹ Phượng - blog.mytour.vn

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền blog.mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Huế là thành phố nằm ở đâu?

- Huế là thành phố thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, nằm ở miền Trung Việt Nam.

Huế có nhiều di sản văn hóa nổi tiếng nào?

- Huế có nhiều di sản văn hóa nổi tiếng như Cố đô Huế, Đại Nội, Thiên Mụ Pagoda, Lăng Tự Đức, Lăng Khải Định, Vườn hoa Nguyễn,..

Thời gian khám phá Huế xưa và nay khác nhau như thế nào?

- Thời gian khám phá Huế xưa và nay khác nhau về quy mô, cách thức và phương tiện di chuyển. Trong quá khứ, Huế là cố đô của triều đình Nguyễn, có kiến trúc cổ kính và phong cách văn hóa đặc trưng. Trong khi đó, hiện nay, Huế đã phát triển thành một thành phố du lịch với nhiều tiện ích và dịch vụ cho khách du lịch.

Những hoạt động du lịch nào nên tham gia khi đến Huế?

- Khi đến Huế, du khách nên tham gia các hoạt động như tham quan các di sản văn hóa, ẩm thực địa phương, tham gia các lễ hội truyền thống, đi thuyền trên sông Hương,..

Huế có những món ăn đặc trưng nào?

- Huế có nhiều món ăn đặc trưng như bún bò Huế, bánh khoái, nem lụi, chè Huế,..

3 Thích

Đánh giá : 4.7 /292