Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdi sản văn hóadu lịch Huếcảnh đẹp Thừa Thiên Huếđền chùa
06/04/20233.5110

Điện Hòn Chén năm 2024

Thấp thoáng giữa những rừng cây xanh um trải dài từ chân đến đỉnh ngọn núi Ngọc Trản và bình yên soi bóng bên dòng sông Hương trong xanh huyền thoại là điện Hòn Chén, một di tích tôn giáo và danh thắng nổi tiếng thuộc quần thể di tích cố đô Huế, thuộc địa bàn làng Hải Cát, xã Hương Thọ, huyện Hương Trà.
 

điện hòn chén

Nằm trên một ngọn núi

 

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt ở Thừa Thiên Huế

 

Núi Ngọc Trản xưa có tên là Hương Uyển Sơn, sau mới đổi tên là Ngọc Trản (có nghĩa là chén ngọc), dân gian vẫn quen gọi là Hòn Chén vì nó ngay ngắn tròn trĩnh như hình chén úp. Cũng vì vậy, người ta quen gọi ngôi điện thờ Thánh mẫu tọa lạc giữa lưng chừng núi là điện Hòn Chén.

 

điện hòn chén

Đi thuyền đến tham quan điện

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Thừa Thiên Huế


Điện Hòn Chén nguyên là ngôi đền thờ nữ thần Po Nagar (Nữ Thần Mẹ xứ sở) của người Chăm. Theo truyền thuyết dân gian Chăm, nữ thần Po Nagar là con của Ngọc hoàng Thượng đế được sai xuống trần gian, bà có công lao tạo ra trái đất và các loại gỗ trầm, lúa gạo. Hương mộc và kỳ nam là thứ gỗ tượng trưng cho sự linh hiển của Nữ thần. Bà còn làm tỏa hương gạo ngọt ngào, cổ vũ dân trồng cây bồ đề.


Điện Hòn Chén là một cụm di tích gồm khoảng 10 công trình kiến trúc to nhỏ khác nhau đều nằm lưng chừng sườn núi Ngọc Trản, hướng mặt ra sông Hương, ẩn mình dưới những tàng cây cao bóng cả. Mặt bằng của toàn bộ cụm di tích này không lớn lắm, công trình kiến trúc chính là Minh Kính Đài tọa lạc ở giữa; bên phải là nhà Quan Cư, Trinh Cát Viện, Chùa Thánh; bên trái là dinh Ngũ Hành, bàn thờ các quan, động thờ ông Hổ, am Ngoại Cảnh. Sát mép bờ sông còn có am Thủy Phủ. Ngoài ra, trong phạm vi ấy còn có nhiều bệ thờ, nhiều am nhỏ nằm rải rác đó đây.


Minh Kính Đài chính là nơi tổ chức tế lễ ở điện Hòn Chén, ngày xưa được triều đình quy định mỗi năm tổ chức hai lần vào thượng tuần tháng 3 và tháng 7 Âm lịch, có cả quan chức được cử về làm chủ tế.

 

điện hòn chén

Bàn thờ trong điện

 

Minh Kính Đài chia làm 3 cung, theo thứ tự từ cao xuống thấp là: Đệ nhất cung (còn gọi là Thượng cung), nơi thờ Nữ thần Thiên Y A Na, Thánh mẫu Vân Hương, ảnh vua Đồng Khánh và một số vị thần khác; Đệ nhị cung thờ hàng chục tượng thần thánh khác nhau, là nơi bày biện các đồ thờ cúng để rước sắc trong những dịp lễ lớn; Đệ tam cung thiết hương án, hai bên đặt trống, chuông, là chỗ cử hành lễ, cũng là nơi khách thập phương dâng hương cúng bái.

 

điện hòn chén

Cảnh đền nhìn xuống hồ

 

điện hòn chén

Kiến trúc nghệ thuật đặc sắc

 

Xem thêm: Các tour giá tốt ở Thừa Thiên Huế

 

Minh Kính Đài là một công trình kiến trúc tiêu biểu lấy hình ảnh con phụng để trang trí. Trên các nóc nhà, hình phụng được thể hiện bằng nghệ thuật khảm sành sứ tinh xảo, khiến du khách có cảm tưởng những con chim phụng như từ núi rừng tụ hội về đây, báo hiệu những điềm lành cho mảnh đất thiêng liêng này.

 

Điện Hòn Chén không chỉ là một di tích lịch sử và tôn giáo mà còn là một thắng cảnh, một điểm tham quan văn hóa độc đáo thu hút hàng ngàn khách tham quan, nhất là vào dịp lễ hội tháng 3 và tháng 7 Âm lịch hàng năm.

Các câu hỏi thường gặp
Điện Hòn Chén là gì?
Điện Hòn Chén là một di tích lịch sử nằm ở xã Hòa Hiệp Nam, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo được xây dựng vào thế kỷ 19.
Lịch sử của Điện Hòn Chén?
Điện Hòn Chén được xây dựng vào thời kỳ vua Minh Mạng (1820-1840) và được sử dụng làm nơi nghỉ ngơi cho vua và hoàng hậu khi đi thuyền trên sông Vàm Cỏ Đông.
Điểm nổi bật của Điện Hòn Chén?
Điện Hòn Chén có kiến trúc độc đáo với hình dáng giống chiếc chén ngược, được xây dựng bằng đá xanh và đá đen. Ngoài ra, nơi đây còn có một số di tích khác như cầu treo, đền thờ và đài phun nước.
Làm thế nào để đến Điện Hòn Chén?
Điện Hòn Chén nằm cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 50km. Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô theo đường QL1A, rẽ vào đường Nguyễn Văn Bứa và tiếp tục đi thêm khoảng 10km để đến nơi.
Giá vé vào tham quan Điện Hòn Chén?
Hiện tại, giá vé vào tham quan Điện Hòn Chén là 20.000 đồng/người. Nếu bạn muốn thuê thuyền đi tham quan sông Vàm Cỏ Đông, giá vé là 100.000 đồng/người.

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /446