Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdi sản văn hóađền chùađình hải châu
06/04/20233.3240

Đình Hải Châu năm 2024

Tọa lạc tại hẻm 48, đường Phan Châu Trinh (P.Hải Châu 1, Q.Hải Châu), đình làng Hải Châu được coi là một trong những ngôi đình lớn và đẹp nhất ở TP.Đà Nẵng. Đình nằm trong khuôn viên rộng 3.500 m2 bao gồm một quần thể nhà thờ tiền hiền, nhà thờ các chư phái tộc và miếu bà. Nơi đây còn lưu giữ nhiều hiện vật và tư liệu quý từ hàng trăm năm trước.

 

Theo các bậc cao niên, vào năm Gia Long thứ 5 (1806), hương chức làng Hải Châu xin vua Gia Long cho lập đình thờ Thành hoàng và các vị tiền hiền, hậu hiền của làng đã có công khai khẩn, lập nên làng vào cuối thế kỷ 15. Theo gia phả họ Nguyễn Văn, một trong số 42 tộc họ đầu tiên khai mở Đà Nẵng, những cư dân đến Hải Châu bấy giờ theo vua Lê Thánh Tông từ năm 1471. Khi đã dẹp yên giặc giã, vua Lê Thánh Tông lập ra ấp Hàn Giang và 42 tộc họ ấy đã quần tụ sinh sống, lập làng Hải Châu, sau này được triều Nguyễn sắc phong “chánh xã”. Hiện nay, trên cổng tam quan của đình có biển đắp 4 chữ Hán đề “Hải Châu chánh xã”. Theo các nhà nghiên cứu ở Trung tâm quản lý di sản văn hóa Đà Nẵng, ban đầu đình làng Hải Châu được xây dựng gần sông Hàn, mặt quay về hướng đông. Tuy nhiên, từ năm 1858 - 1860, giai đoạn thực dân Pháp nổ súng tấn công Đà Nẵng, đình làng bị tàn phá, hư hỏng nặng. Sau năm 1860, người dân ở làng Hải Châu lại dời đình và chọn địa điểm xa sông Hàn hơn. Thế nhưng, vào năm 1903, khi bệnh đậu mùa bùng phát, người Pháp đã sử dụng đình để tập trung bệnh nhân vào chữa trị. Vì thế, những bậc cao niên của làng một lần nữa quyết định di dời đình đến địa điểm ngày nay vì cho rằng đình đã bị ô uế.

 

Đình Hải Châu

Đình làng Hải Châu năm 1950  - Ảnh: Sưu tầm 

 

Đình Hải Châu là một trong những ngôi đình có không gian hài hòa, quy mô lớn, kiến trúc đẹp, chính điện được xây dựng theo kiểu nhà 3 gian, 2 chái. Đặc biệt, phía trước sân đình còn có hồ nước hình chữ nhật, ở giữa hồ có hòn giả sơn và một cây si hàng trăm năm tuổi. Năm 2004, đình làng Hải Châu được trùng tu và đến năm 2009, lễ hội đình làng Hải Châu được khôi phục nhằm nâng cao ý thức đoàn kết cộng đồng, sau hơn 3 thập niên vì nhiều nguyên nhân cư dân Hải Châu không thể tổ chức lễ hội truyền thống tại đình làng.

 

Đình Hải Châu

Đình Hải Châu và tam quan có 4 chữ “Hải Châu Chính Xã” - Ảnh: Sưu tầm

 

Theo Trung tâm quản lý di sản văn hóa Đà Nẵng, trong đình Hải Châu còn lưu giữ nhiều bức hoành phi, câu đối, liễn sơn son thếp vàng có niên đại hàng trăm năm. Trong đó, 9 bức hoành phi được làm từ các triều vua: Gia Long, Minh Mạng, Triệu Trị, Tự Đức, Bảo Đại. Trong số này, bức hoành phi được làm từ thời vua Gia Long lớn nhất có chiều dài 2 m, chiều rộng 0,7 m, ghi: “Vạn cổ anh linh” (dịch là Muôn thuở anh linh), dòng lạc khoản ghi đầy đủ: “Hoàng triều Gia Long, thập thất niên, tuế thứ Mậu Dần; Hải Châu chánh xã đồng cung lặc” (dịch nghĩa: Năm Mậu Dần, niên hiệu Gia Long thứ 17, xã Hải Châu chính đồng kính chạm).

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Đà Nẵng

 

Đình Hải ChâuBên trong gian thờ tiền hiền 42 chư phái tộc đầu tiên đến Đà Nẵng - Ảnh: H.T

 

Ngoài ra, các bức hoành phi khác được làm vào năm 1825 (vua Minh Mạng), thời vua Tự Đức có hai bức, một đề “Thiên tức Thánh - Thánh tức là Trời” (ghi năm 1851) và bức khác ghi “Thiên tham nghĩa - Việc nghĩa hợp với lòng trời” (ghi năm 1856)... Bên trong đình làng Hải Châu còn có 3 tấm bia đá cẩm thạch, trong đó có một tấm cao 1,2 m, rộng 0,7 m, được lập vào năm Tự Đức thứ 14 (1861), bên trên bia chạm hai con rồng đường nét sắc sảo, uyển chuyển theo thế “lưỡng long triều nguyệt”.

 

Đình Hải ChâuCác bô lão của phường Hải Châu 1 đang thảo luận chương trình cho lễ hội sắp đến - Ảnh: Sưu tầm 

 

Nội dung bài văn khắc trên bia, ghi rõ: “Hải Châu chánh xã ở Quảng Nam, từ xưa đã có miếu thờ Quan Thánh đế quân. Năm Tự Đức, Mậu Ngọ (1858) giặc tràn vào quấy nhiễu ở Đà Nẵng, khiến nhân dân khiếp đảm chạy tán loạn, nơi ấy thành bãi chiến trường, miếu Quan Thánh chỉ còn trơ nền cũ. Tổng đốc tỉnh Quảng Nam là ngài Đào đại nhân (tức Tổng đốc Đào Trí) vâng lệnh thiên tử, quản lý cả quân vụ. Ngài kêu gọi lưu dân Hải Châu về quê ổn định, ngài bèn tập hợp mọi thứ vật liệu còn lại đề xướng việc tu tạo lại miếu thờ đế quân. Nhân dân vui mừng và cùng nhau hưởng ứng, đem cả của cải và dốc sức lực, chẳng bao lâu miếu được hoàn thành...”. Hai văn bia còn lại được lập vào năm Bảo Đại nguyên niên (1926) để ghi công đức của nhân dân Hải Châu đóng góp tiền của sửa chữa lại đình và nhà thờ 42 chư phái tộc.

 

Xem thêm: Các tour giá tốt tại Đà Nẵng

 

 

Đình Hải ChâuLễ chánh tế - nghi lễ truyền thống tại đình làng Hải Châu năm 2013 - Ảnh: Sưu tầm 

 

Đặc biệt, còn có một quả chuông đồng cao 1,3 m, đường kính miệng rộng 0,7 m cũng thuộc hàng quý hiếm, có niên đại hàng trăm năm. Trên đỉnh chuông đúc hình hai con rồng nằm quấn đuôi vào nhau, trên thân chuông chia làm 8 ô, chữ được đúc nổi, ở phần thân gần đỉnh chuông có một hàng chữ bằng tiếng Phạn chạy vòng quanh thân, còn ở giữa có các dòng chữ Hán - Nôm được viết theo chiều dọc.

 

Đình Hải Châu

Một góc sân vườn Đình Hải Châu - Ảnh: Sưu tầm 

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Đà Nẵng

 

Nội dung ghi: “Minh Mạng ngũ niên, Giáp Thân trùng tu bản tự, thứ niên khâm phụng, sắc tứ Phước Hải tự. Minh Mạng thập tam niên, Nhâm Thìn cát đán, Hải Châu xã đồng kính tạo” (dịch nghĩa: Vào năm Minh Mạng thứ 5, năm Giáp Thân (1825) đã trùng tu bổn tự, năm sau được ban sắc tứ gọi là chùa Phước Hải. Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), ngày tốt Nhâm Thìn, nhân dân xã Hải Châu đồng kính tạo). Theo các nhà nghiên cứu ở TP.Đà Nẵng, đây là quả chuông của chùa Phước Hải, được người dân Hải Châu lưu giữ ở đình. Trong sách Đại Nam nhất thống chí ghi rằng: “Chùa Phước Hải ở xã Hải Châu, huyện Hòa Vang sửa lại năm Minh Mạng thứ 5. Năm thứ 6, Thành tổ Hoàng đế nhân đi tuần du phương Nam, xa giá qua chùa cho biển ngạch Phước Hải tự và ban cho 100 quan tiền”.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Quảng Nam

 

Như vậy, vào năm Kỷ Hợi (1719), chúa Nguyễn Phúc Chu đã vào Quảng Nam và nghỉ lại tại chùa Phước Hải. Hiện tại, không ai biết đích thực chùa Phước Hải nằm ở đâu. Nhưng những di vật của chùa vẫn được nhân dân Hải Châu lưu giữ và bảo quản tại đình, khiến nhiều người đặt giả thuyết rằng đình Hải Châu và chùa Phước Hải là một; hoặc đình và chùa Phước Hải cùng tồn tại trong khuôn viên đình Hải Châu ngày nay.

 

 Nguồn: Mytour sưu tầm

Các câu hỏi thường gặp
Đình Hải Châu là gì?

- Đình Hải Châu là một ngôi đình cổ nằm ở trung tâm thành phố Đà Nẵng, được xây dựng vào thế kỷ XVIII.

Đà Nẵng là thành phố nằm ở đâu?

- Đà Nẵng là thành phố nằm ở miền Trung Việt Nam, giáp biển Đông và nằm trên tuyến đường bắc nam của Việt Nam.

Điểm đến nổi tiếng nào ở Đà Nẵng?

- Đà Nẵng có nhiều điểm đến nổi tiếng như Bà Nà Hills, Cầu Rồng, Bãi biển Mỹ Khê, Ngũ Hành Sơn, Làng Đá Non Nước, Chùa Linh Ứng, Hội An,...

Miền Trung là vùng đất nào?

- Miền Trung là một trong ba vùng địa lý của Việt Nam, bao gồm 19 tỉnh thành từ Thanh Hóa đến Bình Thuận.

Những đặc sản nổi tiếng của miền Trung là gì?

- Miền Trung có nhiều đặc sản nổi tiếng như bánh tráng cuốn thịt heo, bún bò Huế, mì Quảng, bánh xèo, nem lụi, chả cá Lăng Cô, cá lóc nướng trui, bánh ít lá gai,...

0 Thích

Đánh giá : 4.8 /566