Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhdi sản văn hóa khám phá vũng tàu
06/04/20235.2040

Đình thần Thắng Tam năm 2024

Đình thần Thắng Tam tọa lạc trên một khu đất rộng ở đường Hoàng Hoa Thám, thành phố Vũng Tàu là một quần thể kiến trúc, di tích gồm ba công trình: đình Thắng Tam, miếu Bà và lăng cá Ông.

 

Đình thần Thắng Tam nằm ở vị trí được cho là “án sơn tụ thủy”, xây dựng vào năm Canh Thìn (1820) làm nơi thờ phụng các bậc tiền hiền, những người có công khai phá vùng đất này.  

 

Đình thần Thắng Tam bà rịa vũng tàu

Đình thần Thắng Tam - Ảnh: Sưu tầm

 

Chuyện xưa kể rằng, thuở ấy hải tặc Mã Lai và Tàu Ô thường hay đột nhập cửa sông Bến Nghé (sông Sài Gòn ngày nay) đón đường cướp bóc tiền bạc, hàng hóa, bắt người trên các thuyền buôn. Để bảo vệ thương thuyền của người Việt, vua Gia Long phái ba đội quân đóng chốt trên khu bán đảo ngày nay chính là thành phố Vũng Tàu. Mỗi đội quân do một viên suất đội chỉ huy. Họ đã đi thuyền đến rồi đổ bộ, lên lập doanh trại rồi đặt địa danh nơi này là Phước Thắng.

 

Cổng Đình thần Thắng Tam bà rịa vũng tàu

Cổng Đình thần Thắng Tam - Ảnh: Sưu tầm

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Vũng Tàu

 

Tòan cảnh Đình thần Thắng Tam bà rịa vũng tàu

Tòan cảnh Đình thần Thắng Tam - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn gần Đình thần Thắng Tam

 

Vài năm sau, hầu hết các nhóm hải tặc bị diệt trừ. Số ít còn sót lại cũng tìm cách chạy trốn hoặc bỏ nghề đạo tặc, trở lại cuộc sống lương thiện. Ngoài việc bảo vệ cuộc sống thanh bình vùng ven biển, cửa sông, số binh sĩ thuộc ba đội quân này vừa vừa khai hoang lập làng, làm ăn sinh sống. Năm 1822, vua Minh Mạng ban chiếu khen thưởng chức tước, phẩm hàm cho người có công; cho giải ngũ và ban thưởng phần đất mà họ có công khai phá.

 

Các vị trí lập doanh trại và khẩn khoang của ba đội quân dần dần hình thành cụm dân cư Phước Thắng gồm ba làng đặt dưới quyền cai quản của các ông cai đội Phạm Văn Dinh (làng Thắng Nhất), cai đội Lê Văn Lộc (làng Thắng Nhì) và cai đội Ngô Văn Huyền (làng Thắng Tam). Dân các làng Thắng vừa làm ăn sinh sống vừa bảo vệ an ninh bờ biển. Sau khi ba ông đội qua đời, triều đình nhà Nguyễn đã ban sắc phong thần cho cả ba ông.

 

Lễ hội tại Đình thần Thắng Tam bà rịa vũng tàu

Lễ hội tại Đình thần Thắng Tam - Ảnh: Sưu tầm

 

Lăng Ông Nam Hải bà rịa vũng tàu

Lăng Ông Nam Hải - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn tại Bà Rịa - Vũng Tàu

 

Ban đầu, ngôi đình chỉ là nhà tranh vách lá; năm 1835 mái được lợp ngói và đến năm 1965 được xây dựng mới, kiên cố như hiện nay. Đình thần Thắng Tam được xây dựng theo lối kiến trúc liên hoàn gồm miếu tiền hiền, ngôi đình trung, võ ca và hội trường.

 

Ngôi tiền hiền được lợp bằng ngói âm dương, trên mái có hình “Lưỡng long chầu nguyệt” đắp nổi. Đầu các vì kèo, đòn giông, đòn tay và cột đều chạm khắc hình rồng. Nội thất bài trí nhiều đồ lễ chạm trổ tinh xảo, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Tiếp sau hội trường là ngôi đình trung có cấu trúc tương tự miếu tiền hiền. Liền với ngôi đình trung là võ ca, nơi biểu diễn hát bội mỗi dịp cúng tế, hội hè hàng năm.

 

Bên trong Đình thần Thắng Tam bà rịa vũng tàu

Bên trong Đình thần Thắng Tam - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Côn Đảo - Vũng Tàu

 

Có dịp đến Bà Rịa - Vũng Tàu, bạn không nên bỏ qua một chuyến tham quan, vãn cảnh Đình thần Thắng Tam, để có thể tìm đến chốn thanh tịnh, xua tan đi mọi mệt mỏi, lo toan của cuộc sống và khám phá những nét đẹp về văn hóa, truyền thống nơi đây.

Các câu hỏi thường gặp
Đình thần Thắng Tam là gì?

- Đình thần Thắng Tam là một ngôi đình thờ thần linh được xây dựng từ thế kỷ XVIII tại xã Long Phước, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thần linh được thờ tại Đình thần Thắng Tam là ai?

- Thần linh được thờ tại Đình thần Thắng Tam là ông Thắng Tam, một vị anh hùng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Đình thần Thắng Tam có ý nghĩa gì đối với người dân địa phương?

- Đình thần Thắng Tam là nơi tôn vinh và tưởng nhớ công lao của ông Thắng Tam, đồng thời cũng là nơi để người dân địa phương cầu nguyện, xin phước và bảo vệ cho gia đình, con cái và cộng đồng.

Đình thần Thắng Tam có kiến trúc đặc biệt gì không?

- Đình thần Thắng Tam có kiến trúc đặc biệt với các cột trụ được chạm khắc tinh xảo, các tấm gỗ trang trí được khắc hoa văn đẹp mắt và các tác phẩm điêu khắc độc đáo.

Đình thần Thắng Tam có nằm trong danh sách di tích lịch sử, văn hóa quốc gia không?

- Đình thần Thắng Tam đã được công nhận là di tích lịch sử, văn hóa quốc gia từ năm 1993.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /405