Mytour blog
Tags:
du lịch kiên giangĐồng bằng sông Cửu Longvăn hóa KhmerTết Choi Chnam ThmayLễ hội - Sự kiện Kiên Giang
06/04/20233.1740

Độc đáo ngày Tết Chol Chnam Thmay của đồng bào Khmer năm 2024

Nếu bạn thường xuyên đi du lịch về đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là các tỉnh Trà Vinh, An Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, bạn sẽ thấy đây là khu vực có đông đảo đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. Hơn một triệu người Khmer đã góp phần làm đa dạng và đậm đà bản sắc văn hóa Việt bằng những phong tục tập quán, những lễ hội vô cùng độc đáo và ấn tượng.

 

Tết Chol Chnam Thmay

Người Khmer có nền văn hóa độc đáo - Ảnh: vietnamtourism

 

Tết Chol Chnam Thmay

Đồng bào dân tộc Khmer góp phần vào nền văn hóa đa dạng của dân tộc ta - Ảnh: Sưu tầm

 

Một trong những lễ hội lớn nhất của người dân Khmer là Tết Chol Chnam Thmay, lễ hội mừng năm mới theo lịch cổ truyền của dân tộc Khmer. Tết Chol Chnam Thmay của người Khmer được tổ chức với nhiều tập tục khác biệt theo bản sắc văn hóa riêng. Từ việc đắp núi cát, rước đại lịch, thỉnh cơm hàng ngày cho các sư cho đến nghi thức tắm Phật… tất cả đều mang những màu sắc huyền bí.

 

Tết Chol Chnam Thmay

Người dân cầu nguyện trong ngày Tết của mình - Ảnh: giacngo

 

CHUẨN BỊ ĐÓN TẾT

 

Tết Chol Chnam Thmay của người Khmer là Tết đón mừng năm mới, mừng tuổi mới, tương tự như Tết Nguyên Đán của người Việt. Ngoài ra, Tết Chol Chnam Thmay còn có ý nghĩa chấm dứt thời kỳ nắng hạn, bước sang mùa nước dồi dào để chuẩn bị cho vụ mùa tới.

 

Tết Chol Chnam Thmay

Đồng bào vui ngày hội Tết - Ảnh: baobaclieu

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Kiên Giang

 

Tết Chol Chnam Thmay thường diễn ra vào khoảng giữa tháng 4 Dương lịch, tức đầu tháng Chét của người Khmer. Tết Chol Chnam Thmay không cố định một ngày cụ thể cho các năm mà thay đổi hàng năm do các nhà thiên văn bói toán ấn định. Những ngày Tết Chol Chnam Thmay trở thành lễ hội truyền thống là niềm vui và sự chờ đợi của cả cộng đồng.

 

Tết Chol Chnam Thmay

Tết Chol Chnam Thmay là niềm vui và sự chờ đợi của mọi người - Ảnh: giacngo

 

Để chuẩn bị đón Tết Chol Chnam Thmay, từ trước đó cả nửa tháng, mọi người đã bắt đầu dọn dẹp và trang trí nhà cửa thật đẹp. Những em bé cũng vui sướng với những bộ quần áo mới và háo hức đợi tới Tết. Người Khmer cũng chuẩn bị đầy đủ bánh trái, hoa quả, rau thịt… để có một cái Tết đủ đầy cho niềm vui trọn vẹn.

 

Tết Chol Chnam Thmay

Những em bé Khmer cũng háo hức mong đợi ngày Tết đến - Ảnh: nheem

 

Đặc biệt, các ngôi chùa, nơi thờ cúng và cũng là nơi sinh hoạt cộng đồng của người Khmer, được trang trí cờ hoa từ cổng vào đến tận bên trong sân chùa. Nhiều ngôi chùa còn được sơn phết lại chánh điện, hàng rào, cổng chùa và các tượng Phật nhiều màu sắc trông rất mới và đẹp mắt.

 

Tết Chol Chnam Thmay

Các ngôi chùa Khmer được trang hoàng, sơn mới để đón Tết - Ảnh: tinhte

 

Xem thêm: Các tour du lịch Phú Quốc - Kiên Giang

 

Tết Chol Chnam Thmay

Buổi tối, chùa sáng rực ánh đèn màu lung linh - Ảnh: vtvcantho

 

Trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc mình, người Khmer tổ chức nhiều trò vui chơi giải trí như đốt đèn trời, đốt ông lói, đánh quay lửa... Các cụ già thì kể chuyện cổ tích, thần thoại, chuyện cũ cho con cháu nghe rất vui vẻ, ấm cúng. Bà con Khmer cũng đi thăm hỏi, mừng tuổi năm mới cho nhau, chúc nhau sức khỏe, cuộc sống yên vui, phát đạt trong suốt mấy ngày Tết.

 

Tết Chol Chnam Thmay

Nhiều trò vui chơi, ca múa được tổ chức trong ngày Tết Chol Chnam Thmay - Ảnh: tinnongdulich

 

NHỮNG HOẠT ĐỘNG TRONG NGÀY TẾT

 

Tết Chol Chnam Thmay diễn ra trong ba ngày chính, trong ba ngày này sẽ có nhiều hoạt động cúng tế và hội vui.

 

Ngày thứ nhất là Thngay Chol Chnam Thmay – ngày đón năm mới. Ngày đầu tiên của năm mới, mọi người tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo đẹp rồi mang nhang đèn, lễ vật đến chùa dâng lên các vị sư để hành lễ và nghe các vị sư chúc mừng năm mới. Khi lên chùa, người dân sẽ đi vòng quanh chính điện ba lần theo ông Acha để hành lễ chào mừng năm mới và chờ điềm báo năm mới rồi mới vào chính điện làm lễ.

 

Buổi tối, mọi người cũng thường lên chùa nghe tụng kinh cầu an và xem thanh niên nam nữ cùng nhau múa hát trước sân chùa.

 

Tết Chol Chnam Thmay

Buối tối mọi người thường tụ tập xem múa hát - Ảnh: sưu tầm

 

Ngày thứ hai gọi là Thngay Von-boch. Trong ngày Tết thứ hai, mỗi gia đình làm lễ dâng cơm buổi sớm và buổi trưa cho các vị sư sãi. Trước khi ăn, các nhà sư tụng kinh làm lễ tạ ơn những người làm ra hạt gạo, những người mang cơm đến cho nhà chùa.

 

Tết Chol Chnam Thmay

Đồng bào dâng đồ ăn cho các nhà sư và nghe tụng kinh tạ ơn - Ảnh: sưu tầm

 

Buổi chiều, ngay tại khuôn viên các ngôi chùa Khmer, mọi người cùng làm lễ đắp núi cát, còn có tên là Puôn Phnôm Khsach, để cầu duyên lành, cầu phúc và cầu mưa. Đây là tục tập bắt nguồn từ một sự tích của một thợ săn bắn gắn với ma thuật cầu mùa của người xưa. Núi cát là tượng trưng cho vũ trụ và cũng như những đám mây mang mưa cho vụ mùa mới sau 5-6 tháng khô hạn.

 

Tết Chol Chnam Thmay

Người dân tham gia lễ đắp cát - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Phú Quốc

 

Tết Chol Chnam Thmay

Và thắp nhang cầu khấn bình an - Ảnh: giacngo

 

Ngày thứ ba gọi là Thngay Lơn-săk (ngày thêm tuổi). Ngày Tết cuối cùng là ngày làm lễ tắm tượng Phật, tắm sư. Vào buổi sáng người dân tiếp tục dâng cơm sáng cho các sư và nghe thuyết pháp. Buổi chiều, người dân đốt đèn nhang, dâng lễ vật, đưa nước có ướp hương thơm đến tắm tượng Phật.

 

Lễ tắm Phật thể hiện lòng biết ơn, kính trọng Đức Phật đồng thời để cầu gột rửa mọi điều không may của năm cũ, bước sang năm mới mọi sự như ý. Sau khi tắm Phật xong, sẽ là lễ tắm cho các vị sư cao niên. Khi nghi lễ tắm Phật và sư xong, các nhà sư sẽ được mời đến tháp lưu giữ hài cốt để làm lễ cầu siêu cho người quá cố.

 

Tết Chol Chnam Thmay

Lễ tắm Phật - Ảnh: vovworld

 

Kết thúc ngày Tết là nghi lễ tắm Phật tại từng gia đình và dâng bánh chúc mừng ông bà cha mẹ và xin tha thứ những lỗi lầm, thiếu sót trong năm cũ, để sang năm mới mọi người trong gia đình phấn đấu tốt hơn, cầu mong vạn sự như ý.

 

Vào dịp Tết Chol Chnam Thmay của người Khmer, các tỉnh miền Tây sẽ đón nhiều khách du lịch hơn về đây để được dự ngày Tết đặc biệt của một dân tộc anh em. Trong những ngày Tết này, bạn cũng có thể lên chùa tham quan, thưởng thức những điệu ca múa của người dân Khmer và chụp những tấm ảnh độc đáo làm kỷ niệm. Những chuyến đi vào đúng dịp lễ Tết của người dân địa phương sẽ cho bạn nhiều trải nghiệm mới mẻ, vì vậy đừng ngại tham gia bạn nhé!

 

Tùy Phong – Mytour.vn

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Chol Chnam Thmay là gì?

Chol Chnam Thmay là lễ hội truyền thống của đồng bào Khmer, được tổ chức vào ngày đầu tiên của năm mới theo lịch Khmer (thường vào khoảng tháng 4-5 âm lịch).

Lễ hội Chol Chnam Thmay được tổ chức như thế nào?

Lễ hội Chol Chnam Thmay được tổ chức trong 3 ngày với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí và tôn giáo. Trong đó, ngày đầu tiên là ngày dọn dẹp và chuẩn bị cho lễ hội, ngày thứ hai là ngày tôn giáo và ngày thứ ba là ngày vui chơi, giải trí.

Các hoạt động vui chơi, giải trí trong lễ hội Chol Chnam Thmay là gì?

Trong ngày thứ ba của lễ hội, người dân sẽ tham gia các hoạt động như đua bò, đua thuyền trên sông, đánh cầu lông, đá bóng, hát và nhảy các điệu nhạc truyền thống của đồng bào Khmer.

Món ăn truyền thống trong lễ hội Chol Chnam Thmay là gì?

Một số món ăn truyền thống trong lễ hội Chol Chnam Thmay bao gồm bánh xèo, bánh khọt, bánh ít, bánh tét, canh chua cá lóc, lẩu cá, thịt kho tàu, gỏi cá...

Lễ hội Chol Chnam Thmay ở Kiên Giang có gì đặc biệt?

Ở Kiên Giang, lễ hội Chol Chnam Thmay được tổ chức tại các đền thờ và chùa Khmer trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, lễ hội tại đền thờ Bà Chúa Xứ ở huyện Châu Thành được coi là lễ hội lớn nhất và thu hút đông đảo du khách thập phương đến tham quan và tìm hiểu về văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /130