Mytour blogimg_logo
Tags:
thế giới đó đâyphong tục truyền thốngdu lịch lễ Giáng Sinhvui chơi Noel
06/04/20233.1610

Độc đáo phong tục truyền thống đón Giáng Sinh ở một số nước trên thế giới - Phần 3 năm 2025

Bạn có thấy chăng, không khí Giáng Sinh đang tràn ngập trên khắp phố phường, len lỏi trong từng con ngõ nhỏ, từng ngôi nhà xinh xắn và nhen nhóm trong trái tim của từng Sinh linh? Tại mỗi quốc gia, mỗi khu vực trên thế giới lại có những phong tục độc đáo riêng để đón chào ngày lễ này - ngày lễ cuả tuyết, của những cây thông Noel hòa mình trong ánh đèn rực rỡ muôn màu, ngày của trẻ thơ với các ước nguyện hồn nhiên, trong trẻo. My Tour sẽ giới thiệu đến bạn cách đón mừng ngày Chúa Giáng sinh độc đáo ở một số nước trên thế giới nhé!

 

Xem thêm: 

Độc đáo phong tục truyền thống đón Giáng Sinh ở một số nước trên thế giới (Phần 1)

Độc đáo phong tục truyền thống đón Giáng Sinh ở một số nước trên thế giới (Phần 2)

 

Noel

Ồ, Noel đã về - Ảnh: Clermont Poliquin.

 

5. NA UY:

 

Noel ở Na Uy

Noel ở Na Uy là sự hòa hợp giữa màu trắng tinh khôi của tuyết và sự lung linh từ ánh đèn - Ảnh: Linnea Nordstrom

 

Đêm Noel, người dân sẽ đặt một tô cháo mạch trong nhà để thờ thần bảo vệ nông trại, cầu mong ông đem lại một năm mới ấm no.

 

Noel ở Na Uy

Tô cháo yến mạch được đặt giữa nhà có tên tiếng Na Uy là Havregrøt - Ảnh: Spisgront

 

Khi bọn trẻ lần đầu tiên thấy cây Noel của chúng đã được trang hoàng cùng với quà bánh, đồ chơi thì cả gia đình sẽ cùng nắm tay nhau và nhảy múa hát hò  chung quanh cây Noel.

 

Noel ở Na Uy

Không khí Noel trong ngôi nhà của người Na Uy - Ảnh: Jon Longva

 

Noel ở Na Uy

Những đứa trẻ nắm tay nhau, ca hát, nô đùa bên cây thông Noel (ảnh minh họa) - Ảnh: Nasjonalbiblioteket

 

Julenissen (Chú lùn Giáng sinh), đội một chiếc mũ chóp dài với bộ râu dài trắng xóa, mang quà đến cho trẻ em. Mọi người trong gia đình cũng tặng quà nhau trong ngày Giáng sinh.

 

Noel ở Na Uy

Chú lùn Giáng sinh đội mũ chóp dài đeo râu dài trắng xóa đến tặng quà cho trẻ em (ảnh minh họa) - Ảnh: Disney Lori

 

Na Uy là cái nôi của bánh khúc cây Giáng sinh. Người Na Uy xưa thường dùng bánh này trong lễ mừng sự trở lại của Mặt trời vào ngày Đông Chí.

 

Noel ở Na Uy

Muôn vẻ bánh khúc cây của Na Uy - một món ăn không thể thiếu trong tiệc Giáng Sinh - Ảnh: Encore Cartering

 

Trong đêm Giáng sinh, tất cả các gia đình ở Na Uy đều cất hết chổi đi vì họ sợ rằng, phù thủy sẽ đến và ăn trộm chổi.

 

Noel ở Na Uy

Vì cây chổi là phương tiện của Phù thủy nên vào Giáng Sinh người Na Uy thường cất hết chổi vào kho (ảnh minh họa) - Ảnh: infonet

 

Xem thêm:  Các tour du lịch Quốc Tế

 

Trong quá khứ, trẻ em Na Uy mặc trang phục ngày Giáng sinh và đi từ nhà này sang nhà khác để đòi quà, cũng giống như trẻ em Mỹ trong lễ Halloween. Đứa trẻ dẫn đầu sẽ hóa trang thành con dê và phong tục này được gọi là “going Julebukk.” Ngày nay, trẻ em ở vùng nông thôn của Na Uy vẫn còn giữ phong tục này.

 

Noel ở Na Uy

“Đoàn trẻ em” trong trang phục Giáng Sinh đang được tặng quà. (ảnh minh họa)- Ảnh: Stigkk

 

6. ĐỨC:

 

Ở Đức, lễ giáng sinh bắt đầu ngày 5/12 khi thánh Nicholas phát quà cho bọn trẻ. Người lớn thường kê một chiếc bàn gần cửa sổ, với nhiều bát đĩa. Trẻ em vẽ những bức tranh để trên cửa sổ suốt đêm để ông già Noel không quên trút đầy kẹo bánh, quà thưởng vào bát đĩa cho chúng.

 

Cây Noel - cây Tannenbaums trước kia thường được trang trí bởi những ngọn nến cháy lung linh. Ngày nay, hầu hết người Đức thắp sáng cây Noel bằng các loại đèn nhấp nháy. Truyền thống trang trí cây thông Noel bắt nguồn từ nước Đức.

 

Noel ở Đức

Cây Tannenbaums ngày nay thường được trang trí lung linh với đèn nháy - Ảnh: Julimu11

 

Người Đức yêu thích một loài hoa gọi là hoa Giáng sinh (Christmas Rose) mỗi mùa Giáng sinh về.

 

Noel ở Đức

Tinh khôi sắc màu hoa hồng Giáng Sinh - Ảnh: Carmen Blaser

 

Đi chơi chợ Giáng sinh là truyền thống của người Đức. Từ đầu tháng 12, khắp nước Đức đều xuất hiện những phiên chợ đặc biệt, từ những phiên chợ chỉ vài ba gian hàng ở những thị trấn nhỏ trang trí bằng lồng đèn với cành thông đơn giản, cho đến những hội chợ lớn ở các đô thị tràn ngập không khí thương mại và tưng bừng niềm vui đại lễ.

 

Noel ở Đức

Chợ Dresen - một trong những khu chợ cao tuổi nhất ở Đức, có từ năm 1434  - Ảnh: Bastian Kennel

 

Noel ở Đức

Sự tấp nập, nhộn nhịp trong khu chợ Giáng Sinh ở Coburg - Ảnh: Victoria Wlaka

 

Noel ở Đức

Khu chợ Gendarmenmarkt nổi bật với phần mái màu trắng -Ảnh: Mark Zaki

 

Noel ở Đức

Những món đồ Giáng Sinh trong các khu chợ Giáng Sinh Neumarkt - Ảnh: Sheryl

 

Noel ở Đức

Khu chợ GIáng Sinh cũng buôn bán những loại thức ăn rất ngon miệng (Ảnh minh họa) - Ảnh: Dee

 

Loại hàng hóa nổi tiếng nhất của chợ là bánh "Dresdner Christstollen.” Thuở xưa, còn có tên là bánh Striezel - nổi tiếng đến mức chợ cũng mang tên loại bánh này. Hiếm có ai, nhất là khách du lịch đến chợ lại không thưởng thức loại bánh này và mua về làm quà tặng cho người thân.

 

Noel ở Đức

Một gian hàng bán loại bánh nổi tiếng nhất chợ Dresdner Christstollen - Ảnh: Michael - Hamburg69

 

Noel ở Đức

Món bánh nhìn thôi đã thấy tuyệt vời, ngon miệng phải không bạn - Ảnh: Frank Fluetke

 

Noel ở Đức

“Dresdner Christstollen” - Loại bánh nổi tiếng tại xứ Đức, món quà thường được mua tặng cho người thân - Ảnh: backlinse

 

Mời bạn xem tiếp:Độc đáo phong tục truyền thống đón Giáng Sinh ở một số nước trên thế giới (Phần 4)

 

Linh Sa - blog.mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của blog.mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn..

Các câu hỏi thường gặp
Tại sao ở Ý, người ta lại đón Giáng Sinh bằng cách đặt một bức tranh của Chúa Giêsu trên bàn ăn?
Điều này được coi là một truyền thống từ thế kỷ 16, khi người Ý tin rằng Chúa Giêsu sẽ đến thăm gia đình của họ trong đêm Giáng Sinh. Bức tranh được đặt trên bàn ăn để đại diện cho sự hiện diện của Chúa Giêsu trong bữa tiệc.
Tại sao ở Na Uy, người ta lại đặt một quả trứng trên bàn ăn trong đêm Giáng Sinh?
Điều này được coi là một truyền thống từ thế kỷ 19, khi người Na Uy tin rằng trứng đại diện cho sự sống và sự tái sinh. Quả trứng được đặt trên bàn ăn để đại diện cho sự hy vọng và niềm tin vào tương lai.
Tại sao ở Tây Ban Nha, người ta lại đón Giáng Sinh bằng cách đốt cháy một quả bóng?
Điều này được coi là một truyền thống từ thế kỷ 18, khi người Tây Ban Nha tin rằng việc đốt cháy một quả bóng sẽ đánh tan những điều xấu xa và mang lại sự may mắn và hạnh phúc cho gia đình. Quả bóng được đặt trên bàn ăn và đốt cháy vào đêm Giáng Sinh.
Tại sao ở Thụy Điển, người ta lại đón Giáng Sinh bằng cách đặt một bát gạo trên bàn ăn?
Điều này được coi là một truyền thống từ thế kỷ 18, khi người Thụy Điển tin rằng bát gạo đại diện cho sự giàu có và sự sung túc. Bát gạo được đặt trên bàn ăn để đại diện cho sự bình an và hạnh phúc trong đêm Giáng Sinh.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /355