Mytour blog
06/04/20236.0940

Giếng ngọc cá thần năm 2024

Gần đây, dư luận cả nước xôn xao về chuyện xuất hiện 3 “ông cá", được coi là cá thần, đã sống trong giếng Ngọc (làng Diềm, xã Hòa Long, TP. Bắc Ninh), gần ngàn năm nay. Mỗi ngày, có đến cả trăm, thậm chí, trong những ngày cuối tuần, có cả ngàn người kéo về chiêm ngưỡng dung nhan các “ông cá”. Sự thực về 3 chú cá, mà người dân làng Diềm tôn kính gọi bằng ông này ra sao.

 

Làng Diềm (Yên Phong, Bắc Ninh) hiện còn ngôi đền thờ vua Bà, người khai sinh ra điệu hát quan họ làm say đắm biết bao du khách gần xa. Cụ Lơn, người vinh dự được làng cử trông coi giếng Ngọc bảo, sở dĩ trai gái làng Diềm sở hữu điệu hát quan họ ngọt như mía lùi là do uống nước ở giếng Ngọc đền Cùng mà có.

 

Giếng ngọc cá thần - Ảnh: Sưu tầm  

Về nguồn gốc của giếng Ngọc, bà Lơn hào hứng kể lại, vào thời vua Lý Thánh Tông trị vì, một đêm trời trong xanh gió mát, hoàng hậu đang nằm ngủ chợt thấy ánh hào quang rọi sáng khắp nhà. Từ trong ánh hào quang ấy, có hai con cá chép vàng hiện ra xin được đầu thai làm người. Không lâu sau đó, hoàng hậu có thai rồi sinh hạ được hai công chúa xinh xắn đặt tên là Ngọc Dong và Thủy Tiên. Hai nàng càng lớn càng xinh đẹp, lộng lẫy, tới tuổi xuân thì, không những nổi tiếng xinh đẹp mà hai nàng công chúa còn vang truyền thiên hạ với tài trí của bậc quân tử.

Bấy giờ ở vùng núi Kim Lĩnh làng Diềm ngày nay, rất hoang sơ và nhiều thú dữ. Hai nàng xin phép vua cha cho về đó để diệt trừ hậu họa giúp dân làng. Sau khi vua Lý tận dụng một hang động lớn dưới chân dãy núi Kim Lĩnh để làm kho quân lương, hai nàng liền tự nguyện xin được trông nom, quản lí kho quân lương đó. Rồi ngày tiết thanh minh (3/3 âm lịch) năm nọ, hai nàng cùng quỳ xuống quay đầu về hướng kinh thành lạy tạ và xin vua cha được ở lại vùng núi Kim Lĩnh.

Ngay sau đó hai nàng công chúa hóa thành hai chú cá vàng, nơi hai nàng quỳ lạy biến thành một cái giếng có hình bán nguyệt mà ngày nay người dân gọi là giếng Ngọc. Để tưởng nhớ công ơn hai nàng công chúa, dân làng Diềm lập đền thờ ở ngay chính nền kho quân lương dưới chân núi Kim Lĩnh và đặt tên là đền Cùng.

 

Giếng có bậc thang dẫn xuống - Ảnh: Sưu tầm

 

Có một điều kỳ lạ mà bà Lơn cũng như dân làng Diềm không thể lý giải được là rất nhiều năm hạn hán khủng khiếp, các giếng nước trong làng Diềm cạn không còn lấy một giọt, nhưng ở giếng Ngọc nước luôn trong vắt không vơi đi một cắc. "Với người dân làng Diềm chúng tôi, giếng Ngọc là nơi linh thiêng, đàn bà con gái “đến tháng” không bao giờ được bén mảng tới múc nước, nếu ai vẫn cố tình đến gần giếng lập tức nước chuyển màu vẩn đục ngay”, bà Lơn trầm ngâm nói.

 

 Dưới giếng có nuôi 3 "ông cá" hiện giờ chỉ còn lại 2 ông - Ảnh: Sưu tầm

 

Cũng theo bà Lơn thì nước giếng Ngọc con gái làng Diềm dùng để gội đầu thì tóc mềm mượt như mây. Đàn ông dùng nước giếng Ngọc để pha trà thì nước trà luôn thơm, xanh, ngọt hơn hẳn khi pha với các thứ nước khác. Người dân làng Diềm giờ vẫn hay truyền miệng nhau câu ca dao: “Nước giếng Ngọc pha trà Tân Cương/ Như tình Kim Trọng bén duyên Thúy Kiều”.

 

Điều kỳ lạ khiến giếng Ngọc trở nên huyền bí, linh thiêng như hiện nay là sự có mặt của ba “ông cá” thần. Hỏi thăm ba ông cá thần ở giếng Ngọc, mấy bà già trông coi đền Cùng ngân ngấn lệ cho hay, lần tát giếng Ngọc ngày 3/3 âm lịch vừa qua, một ông cá thần không may gặp nạn đã về trời nên giờ chỉ còn lại hai ông. Xác của ông được dân làng an táng ngay bên cạnh giếng Ngọc và lập bát hương thờ.

 

Bà Lơn năm nay đã bước sang tuổi 70, bà bảo ngày bé ra đền chơi cùng mẹ đã thấy ba ông cá ngự ở đó rồi. Ngay cả mẹ và bài nội bà Lơn cũng bảo từ khi sinh ra đã thấy giếng Ngọc có ba ông cá thần bơi lội tung tăng. Truyền thuyết kể rằng, hai ông cá thần ở giếng Ngọc là do hai nàng công chúa Ngọc Dong và Thủy Tiên hóa thành, ông cá còn lại là do Ngọc Hoàng ban xuống để bảo vệ giúp sức hai nàng.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại thành phố Bắc Ninh

 

Ba ông cá thần tung tăng bơi lội - Ảnh: Sưu tầm 

 

Quan sát giếng Ngọc chúng tôi thấy hai ông cá thần lúc nào cũng nhẹ nhàng thướt tha như hai nàng thiếu nữ. Cho đến tận bây giờ, hai ông cá thần còn lại ở giếng Ngọc là giống cá gì vẫn chưa ai có thể lý giải được.

Khi được hỏi tại sao hai nàng công chúa hóa thân thành lại gọi là “ông cá”, bà con làng Diềm lý giải, do hai nàng công chúa phong lưu, dũng mãnh không kém các trang nam tử hán đại trượng phu nên được phong làm ông.

 

 Trải qua rất nhiều thăng trầm tuy nhiên ba ông cá thần vẫn một lòng thủy chung với giếng Ngọc - Ảnh: Sưu tầm

 

Trải qua không biết bao nhiêu thăng trầm với người dân làng Diềm, tuy nhiên ba ông cá thần vẫn một lòng thủy chung với giếng Ngọc mà chưa hề rời xa. Có những trận lũ lịch sử vào các năm 1945, 1968 và 1971 khiến làng Diềm, trong đó có giếng Ngọc ngập sâu dưới cả chục mét nước, nhưng tuyệt nhiên ba ông cá vẫn ở lại trong giếng chứ không dời đi đâu.

 

Nước giếng Ngọc để pha trà thì nước trà luôn thơm, xanh, ngọt hơn hẳn - Ảnh: Sưu tầm

 

Bà Lơn cho hay, trận lụt khủng khiếp năm 1971 có mấy con cá lạ lạc vào giếng Ngọc. Không phân biệt được đâu là ba ông cá thần đâu là cá thường một vị cao niên trong làng mới đưa tất cả cá trong giếng ra ngoài sông thả và nói: “Ông nào ở giếng Ngọc đền Cùng thì quay trở lại, ai không phải thì bơi đi”, lập tức mấy chú cá lạ quẫy đuôi lặn mất tăm, riêng ba ông cá thần cứ quanh quẩn ở chân vị cao niên kia mà không bơi đi đâu.

 

Xem thêm: Khách sạn tại Bắc Ninh

 

 Người dân ở đây vẫn thường lấy nước ở giếng coi như một vật linh thiêng - Ảnh: Sưu tầm

 

Theo lời kể của bà Nguyễn Thị Dẫn, hội viên Hội Người cao tuổi làng Diềm, có một điều rất lạ là ngoài ba ông cá thần ra không một loài vật nào có thể sống trong giếng Ngọc. Vào những dịp rằm tháng Giêng, rất nhiều người dân từ nơi khác đem thả trộm cá chép và rùa xuống giếng Ngọc, nhưng chỉ được vài tiếng là lũ cá mới thả xuống cứ ngớp lên mặt nước rồi ngửa bụng chết. Riêng lũ rùa chỉ mắt trước, mắt sau là bò lổm ngổm chạy thẳng ra cái ao làng gần đó.

 

Du khách gần xa tới thăm giếng Ngọc - Ảnh: Sưu tầm

 

Sự thật về 3 “ông cá” trong giếng Ngọc hiện vẫn chìm trong bí ẩn. Tuy nhiên, dù sao, truyền thuyết về các “ông cá” cũng là một câu chuyện đẹp, khiến cho quần thể di tích làng Diềm thêm phần quyến rũ, hấp dẫn du khách xa gần.

0 Thích

Đánh giá : 4.0 /114