Mytour blog
Tags:
du lịch Việt Namlễ hội sự kiệndu lịch lễ hộilễ hội đền hùngđền hùng
06/04/20233.3730

Hành trình khám phá vùng đất thiêng nơi cội nguồn dân tộc năm 2024

Cứ đến ngày giỗ tổ, khu di tích lịch sử Đền Hùng lại trở nên đông đúc, nhộn nhịp hơn bao giờ hết. Những người con đất Việt từ khắp mọi miền đất nước cùng nhau trở về nơi đất tổ để thắp hương, dâng lễ và bái tổ, tỏ lòng biết ơn đến các vị vua Hùng đã có công lao dựng nước, thể hiện truyền thống tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn”. Vì thế, dịp nghỉ lễ lần này bạn hãy cùng gia đình, bạn bè về thăm lại khu di tích Đền Hùng ở mảnh đất Việt Trì – Phú Thọ nhé!

 

Khu di tích lịch sử Đền Hùng trong thôn Cổ Tích, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Tương truyền rằng đây chính là mảnh đất trung tâm của nước Văn Lang ngày trước, là nơi các vua Hùng dựng nước và cai trị qua 18 đời. Khu di tích lịch sử này còn là nơi gắn liền với tâm linh, có giá trị quan trọng và ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa và khảo cổ học. Trải qua nhiều thế kỷ, khu di tích lịch sử Đền Hùng được xây dựng, tôn tạo thêm nhiều đền thờ tín ngưỡng, là quần thể kiến trúc gồm chùa Thiên Quang, đền Hạ, đền Trung, đền Thượng, lăng vua Hùng và đền Giếng.

 

Cổng đền Thượng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh

Cổng đền Thượng trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh -  Ảnh: Zing.vn

 

Khi đặt chân đến đến thôn Cổ Tích, từ phía xa xa bạn hẳn sẽ được nhìn thấy núi Nghĩa Lĩnh sừng sững trông như cái đầu rồng, mang dáng dấp bệ vệ và oai hùng. Với độ cao 175 m so với mực nước biển, ở núi Nghĩa Lĩnh (hay còn được gọi là núi Hùng, núi Cả, núi Hy Cương) du khách sẽ bắt đầu hành trình trở về vùng đất thiêng từ cổng Đền Hùng, leo thêm khoảng 225 bậc đá, du khách sẽ đến được chùa Thiên Quang và đền Hạ.

 

Những bậc đá dẫn lối đưa các thế hệ con cháu tìm về cội nguồn

Những bậc đá dẫn lối đưa các thế hệ con cháu tìm về cội nguồn - Ảnh: phuonglinh94

 

Vượt qua 168 bậc kế tiếp, bạn sẽ dừng chân tại đền Trung – “Hùng Vương Tổ Miếu”. Chinh phục núi Nghĩa Lĩnh với khoảng 102 bậc đá tiếp theo cũng là lúc đền Thượng hiện ra trước mắt, gần đó là lăng vua Hùng và cột đá thề. Sau đó, bạn sẽ về lại chân núi theo con đường khác để tìm đến đền Giếng. Ngoài ra, du khách cũng có thể khám phá những cổ vật tại bảo tàng Hùng Vương hay tìm đến đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Vặn và dừng chân bên chân núi Sim với đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân.

 

Cảnh sắc kỳ vĩ, thơ mộng ở nơi cội nguồn

Cảnh sắc kỳ vĩ, thơ mộng ở nơi cội nguồn - Ảnh: Zing.vn

 

Núi Nghĩa Lĩnh không chỉ là nơi bạn có thể về thắp hương cho các vị vua đầu tiên của đất Việt, đắm chìm trong không gian cổ kính, hoài cổ và uy nghiêm mà còn là dịp để bạn tận hưởng thiên nhiên trong lành, xanh mát với của những loài thảo mộc, những hàng cây cổ thụ nhiều năm tuổi. Cả khu rừng sẽ mang đến cho bạn những khoảnh khắc bình yên, gần gũi với thiên nhiên và gạt đi những lo toan thường nhật, cứ thế hướng về nơi đất tổ, hướng về thiên nhiên trong trẻo.

 

Sắc xanh bao phủ bạt ngàn ngọn núi Nghĩa Lĩnh

Sắc xanh bao phủ bạt ngàn ngọn núi Nghĩa Lĩnh - Ảnh: Zing.vn

 

Từ trên núi Nghĩa Lĩnh, hướng tầm mắt bao quát cả mảnh đất thiêng liêng nơi đây, bạn hẳn sẽ cảm thấy dạt dào những xúc cảm, những nỗi niềm khó tả. Khi được đứng giữa không gian đất tổ, bạn sẽ trân trọng những công lao to lớn của các vị vua Hùng, thêm quý trọng những giá trị cội nguồn. Qua đó, bạn sẽ thêm yêu đất Việt, tự hào là con cháu của Tổ quốc này.

 

Cổng đền Hạ qua bao tháng năm lịch sử

Cổng đền Hạ qua bao tháng năm lịch sử - Ảnh: Nguyễn Ngọc Viên

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Việt Trì

 

Đền Trung - Hùng Vương Tổ Miếu - tương truyền là nơi vua Hùng họp bàn việc nước

Đền Trung - Hùng Vương Tổ Miếu - tương truyền là nơi vua Hùng họp bàn việc nước - Ảnh: Sưu tầm

 

Mỗi khu đền được xây dựng và tôn tạo qua nhiều mốc lịch sử khác nhau, mỗi công trình mang đậm dấu ấn kiến trúc riêng biệt theo từng thời kỳ, vừa có nét riêng độc đáo lại vừa hài hòa trong khuôn viên khu di tích. Lần lượt khám phá các ngôi đền trong khu di tích lịch sử Đền Hùng, du khách sẽ được ngắm nhìn những công trình cổ xưa được xây dựng từ vài trăm năm trước, được nghe kể những truyền thuyết gắn liền với những ngôi đền ấy, được tìm hiểu, học hỏi và khám phá thêm những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc.

 

Đền Thượng mang đậm dấu ấn uy nghiêm cổ xưa

Đền Thượng mang đậm dấu ấn uy nghiêm cổ xưa - Ảnh:  Trần Đức Khôi

 

Góc lăng vua Hùng Vương thứ 6

Góc lăng vua Hùng Vương thứ 6 -  Ảnh: Nguyễn Ngọc Viên

 

Kiến trúc đền Giếng hơn 200 tuổi

Kiến trúc đền Giếng hơn 200 tuổi - Ảnh: Khương Việt Hà

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Phú Thọ

 

Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân bên chân núi Sim

Đền thờ Quốc Tổ Lạc Long Quân bên chân núi Sim - Ảnh: Nguyen Thuy Dao

 

Về với vùng đất thiêng là về lại nơi khởi nguồn khai sinh ra đất Việt ngày nay. Dòng thời gian cứ đều đặn trôi qua, những giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống vẫn luôn còn đó, hiện diện ngay tại vùng đất thiêng qua bao năm tháng, gợi nhắc cho các thế hệ con cháu về cội nguồn, về gốc rễ của thế hệ dòng máu Lạc Hồng.

 

Khu vực đền Tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Vặn đẹp nao lòng qua ống kính flycam

Khu vực đền Tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Vặn đẹp nao lòng qua ống kính flycam - Ảnh: Zing.vn

 

Hương khói nghi ngút trong những khu đền

Hương khói nghi ngút trong những khu đền - Ảnh: Nguyen Viet Dung

 

Con cháu các thế hệ khắp nơi đổ về khu di tích Đền Hùng dịp lễ giỗ Tổ

Con cháu các thế hệ khắp nơi đổ về khu di tích Đền Hùng dịp lễ giỗ Tổ - Ảnh: Lê Hiếu

 

Du lịch Phú Thọ

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Phú Thọ

 

Hàng năm cứ đến ngày giỗ tổ, Đền Hùng lại dang rộng vòng tay đón hàng triệu con cháu các thế hệ. Dẫu có ngược xuôi vất vả ở nơi đâu, ngày giỗ tổ vua Hùng là dịp để con cháu quây quần bên Đền Hùng, cùng thắp hương dâng lễ. Cứ như thế, truyền thống tốt đẹp ấy đã truyền từ đời này sang đời khác, khắc cốt ghi tâm sâu tận đáy lòng của mỗi người con đất Việt. Khi bước sang những ngày tháng 3 âm lịch, ta lại nghe đâu đó vang vọng khắp nơi nơi câu ca dao quen thuộc:

 

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng mười tháng ba

Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm...”

 

Mỹ Phượng – Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Phú Thọ là địa điểm du lịch nổi tiếng ở Miền Bắc?

Phú Thọ là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng ở Miền Bắc, với nhiều di sản văn hóa, lịch sử và thiên nhiên đẹp.

Những điểm đến nổi bật khi khám phá Phú Thọ?

Khi đến Phú Thọ, bạn không thể bỏ qua các điểm đến như Đền Hùng, Núi Bà Đen, Hồ Đồng Đình, Lăng Bác Hồ, Khu di tích Cổ Loa,...

Điều kiện thời tiết tại Phú Thọ như thế nào?

Phú Thọ có khí hậu ôn đới, với mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm. Thời tiết thường khá khô ráo và mát mẻ vào mùa thu.

Có những hoạt động gì thú vị khi đến Phú Thọ?

Bạn có thể tham gia các hoạt động như leo núi, thăm quan các di tích lịch sử, tham gia các lễ hội truyền thống, thưởng thức ẩm thực địa phương,...

Có những lưu ý gì khi đi du lịch Phú Thọ?

Bạn nên chuẩn bị đầy đủ đồ dùng cá nhân, đồ ăn uống, áo khoác, giày thể thao, nắm rõ thông tin về địa điểm và thời gian di chuyển, tránh đi vào mùa mưa bão. Ngoài ra, bạn cũng nên tôn trọng văn hóa, tập quán địa phương và giữ gìn môi trường sạch đẹp.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /345