Mytour blog
Tags:
hồ Dầu Tiếngcảnh đẹp Tây Ninhdu lịch Tây Ninhkhám phá Tây Ninh
06/04/202313.2054

Hồ Dầu Tiếng năm 2024

Cách thị xã Tây Ninh 20km hồ Dầu Tiếng là điểm du lịch nằm trong tuyến liên hoàn giữa thị xã Tây Ninh - Toà thánh Tây Ninh - núi Bà Ðen với diện tích 27.000 ha, có sức chứa 1,5 tỷ m3 nước tưới cho đồng ruộng tỉnh và các tỉnh lân cận( như Long an, Bình-Phước, TPHCM...)

 

Hồ Dầu Tiếng có khu đầu mối nằm tại huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương song lưu vực chủ yếu nằm trên địa phận huyện Dương Minh Châu và một phần nhỏ trên địa phận huyện Tân Châu, thuộc tỉnh Tây Ninh nằm cách thị xã Tây Ninh 25 km về hướng đông, với diện tích mặt nước là 270 km² và 45,6 km² đất bán ngập nước, dung tích chứa 1,58 tỷ m³ nước. Được khởi công xây dựng vào ngày 29/4/1981 và hoàn thành vào ngày 10/1/1985

 

Hồ Dầu Tiếng

Hồ Dầu Tiếng - Ảnh: Sưu tầm

 
Hồ Dầu Tiếng với khoảng không gian rộng lớn, sơn thủy hoà quyện, các ốc đảo tự nhiên lạ mắt, không khí trong lành, thoáng mát sẽ tạo cho du khách cảm giác thoải mái trong một chuyến du lịch. Ðến nơi đây, du khách còn được thưởng thức các món ăn thủy sản đặc sắc của địa phương.

 

Hoàng hôn bên bờ hồ Dầu Tiếng

Hoàng hôn bên bờ hồ Dầu Tiếng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Tây Ninh

 

Cảnh sắc vô cùng đẹp mắt, ấn tượng

Cảnh sắc các kênh dẫn nước vô cùng đẹp mắt, ấn tượng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Khách sạn gần hồ Dầu Tiếng

 
Tây Ninh có công trình thủy lợi Dầu Tiếng đóng vai trò chủ lực trong hệ thống phân phối nguồn nước, không chỉ cho riêng tỉnh mà còn tác động đến cả khu vực kinh tế trọng điểm phía nam.

 
Ðược khởi công xây dựng vào tháng 9-1981, đến đầu năm 1985 hồ Dầu Tiếng chính thức mở nước phục vụ sản xuất. Tính đến nay, toàn hệ thống có tổng chiều dài các kênh gần 1.550 km với ba kênh chính; 64 kênh cấp 1; 448 kênh cấp 2; 671 kênh cấp 3, 4 và 129 kênh tiêu. Thế nhưng chỉ có hơn 129 km, chiếm khoảng 8,77% được kiên cố hóa.

 

Đập thủy điện Dầu Tiếng
Đập thủy điện Dầu Tiếng - Ảnh: Sưu tầm
 
Là hồ nhân tạo nổi tiếng của Tây Ninh
Là hồ nhân tạo nổi tiếng của Tây Ninh - Ảnh: Sưu tầm
 
 

Hiện năng lực tưới của hồ đạt hơn 67.400 ha/vụ cho trong và ngoài tỉnh, đồng thời giúp đẩy mặn, ngọt hóa vùng hạ du sông Sài Gòn, sông Vàm Cỏ Ðông, gián tiếp phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hơn 32.000 ha trong lưu vực.


Từ khi có hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng, bộ mặt nông thôn các vùng hưởng lợi đã thay đổi hẳn, nhiều vùng đất trước chỉ làm được một vụ nhờ nước trời, nay canh tác đến ba vụ, góp phần tích cực chuyển dịch cơ cấu cây trồng tăng thu nhập cho nông dân và xóa đói, giảm nghèo. Môi trường sinh thái cũng được cải thiện. Ngoài ra, hàng nghìn hộ dân còn được hưởng lợi từ nguồn nước để nuôi trồng, khai thác thủy sản, nhiều khu công nghiệp, khu dân cư được cấp nước vận hành và nước sạch trong sinh hoạt...

 

Bộ mặt nông thôn các vùng hưởng lợi đã thay đổi hẳn

Bộ mặt nông thôn các vùng hưởng lợi đã thay đổi hẳn - Ảnh: Sưu tầm

 

Phát triển nuôi trồng, khai thác thủy sảnPhát triển nuôi trồng, khai thác thủy sản - Ảnh: Sưu tầm

 

Nếu có dịp đến đây vào buổi bình minh sương tan hay lúc hoàng hôn thì đó là thời gian tốt nhất để du khách có thể cảm nhận hết và thấm thía vẻ đẹp nên thơ, của hồ Dầu Tiếng. Tất cả đều trở nên lung linh huyền ảo đưa hồn người hòa với thiên nhiên nơi đây.

Các câu hỏi thường gặp
Hồ Dầu Tiếng là gì?

- Hồ Dầu Tiếng là một hồ chứa nước lớn nằm ở Tây Ninh, Miền Nam Việt Nam. Hồ được xây dựng vào những năm 1980 để phục vụ cho việc tưới tiêu và cung cấp nước cho các khu vực lân cận.

Hồ Dầu Tiếng có gì đặc biệt?

- Hồ Dầu Tiếng có diện tích lớn, nước trong xanh và được bao quanh bởi những ngọn núi xanh tươi. Đây là một địa điểm du lịch lý tưởng để thư giãn, tắm mát và tham quan cảnh đẹp.

Làm thế nào để đến Hồ Dầu Tiếng?

- Hồ Dầu Tiếng nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km về phía Tây Bắc. Bạn có thể đi bằng xe máy hoặc ô tô theo đường QL22. Nếu không tự lái, bạn có thể thuê xe hoặc đi xe bus từ Sài Gòn đến Tây Ninh rồi chuyển sang xe taxi hoặc xe máy để đến Hồ Dầu Tiếng.

Có gì để làm ở Hồ Dầu Tiếng?

- Bạn có thể tham gia các hoạt động như tắm mát, đi thuyền, câu cá, tham quan đền thờ Cao Đài, đền Bà Đen, chùa Hội Khánh... Ngoài ra, bạn cũng có thể thưởng thức các món ăn đặc sản của địa phương như bánh tráng nướng, bánh xèo, bánh căn...

Khi nào là thời điểm tốt nhất để đến Hồ Dầu Tiếng?

- Thời điểm tốt nhất để đến Hồ Dầu Tiếng là vào mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4. Trong thời gian này, thời tiết khô ráo, nắng đẹp và không có mưa nhiều, điều kiện lý tưởng để tham quan và tắm mát.

4 Thích

Đánh giá : 4.4 /195