Mytour blog
06/04/20235.4030

Hội chùa Dâu năm 2024

Hội Dâu được tổ chức tại vùng Dâu, Bắc Ninh bao gồm năm ngôi chùa cổ: chùa Dâu thờ Pháp Vân (法雲寺, "mây pháp"), chùa Đậu thờ Pháp Vũ (法雨寺, "mưa pháp"), chùa Tướng thờ Pháp Lôi (法雷寺, "sấm pháp"), chùa Dàn thờ Pháp Điện (法電報寺 "chớp pháp") và chùa Tổ thờ Man Nương là mẹ của Tứ Pháp. Năm chùa này ngoài thờ Phật còn thờ các nữ thần. Ngày 8/4 âm lịch được chọn làm ngày mở hội chùa Dâu, đây cũng được coi là ngày sinh của Phật tổ Thích Ca Mâu Ni.

 

Tuy nhiên trước khi đạo Phật được truyền vào thì người dân bản địa đã có tín ngưỡng thờ Thần Nước, tức là những vị Thần Nông nghiệp. Câu chuyện nàng Man Nương, cô gái Kẻ Mèn mộ đạo Phật, nằm ngủ quên giữa cửa, sư Khâu Đà La vô tình bước qua mà thụ thai, được giải thích là sự mầu nhiệm của “Thiên Nhân hợp khí”. Thực chất đó là cuộc hôn phối giữa đạo Phật với tín ngưỡng bản địa. Kết quả sau đấy đã sinh ra bé gái, tiền thân của Phật Tứ Pháp (Mây, Mưa, Sấm, Chớp) thờ ở vùng Dâu - Luy Lâu rồi lan tỏa ra nhiều nơi khác.

 

Chùa Dâu tại Bắc Ninh - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Tour du lịch đến Bắc Ninh

 

Người xưa cũng làm cuộc “đánh tráo khái niệm” tài tình, cho bé gái sinh trùng khớp vào ngày Phật đản. Thành ra mồng 8/4 không chỉ là ngày sinh Phật Thích Ca mà còn là ngày sinh của Phật Tứ Pháp ở Việt Nam. Song ý nghĩa quan trọng nhất của Hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, ước vọng ngàn đời của cư dân nông nghiệp.

 

hội chùa dâu

Lễ hội chùa Dâu - Ảnh: sưu tầm

 

Ban ngày rước Tứ Pháp về chùa Dâu “công đồng” là hội tụ các yếu tố Mây, Sấm, Chớp, Mưa. Ban đêm rước Tứ Pháp đi “tuần nhiễu” một vòng khép kín từ Đông sang Tây là mô tả chu kỳ quả đất xoay tròn, tạo ra năm tháng, bốn mùa.

 

Đoàn rước lộng lẫy - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bắc Ninh

 

Tổng thể 5 chùa cùng mở hội. Lễ hội có lễ rước lớn, đám rước 4 chị em về chùa Tổ bái vọng mẹ. Dâng hương cầu kinh xong, đám rước lần lượt trở về các chùa. Trong lúc rước có các trò múa gậy, cướp nước, múa sư tử, múa hóa trang rùa, múa trống, đấu vật, cờ người, đốt cây bông.

 

Trẻ em và người lớn tuổi tham gia đoàn rước - Ảnh: sưu tầm

 

“Múa gậy” không chỉ để dẹp đám mà còn tái diễn sự tích cây gậy thần kỳ. Giếng cổ trong chùa là dấu vết Man Nương cắm gậy xuống đất làm ra nước cứu sống sinh linh.

 

Pháp Vũ chùa Dâu - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Khách sạn tại Bắc Ninh

 

Đặc biệt cuộc thi “Cướp nước” được đón đợi nhiều nhất, là cuộc thi chạy giữa bà Sấm (Pháp Lôi) với bà Mưa (Pháp Vũ). Người ta bói xem ai về đích trước để dự báo mùa màng. Nếu là bà Mưa thì năm ấy được mùa. Nếu là bà Sấm thì năm ấy ruộng đồng lắm sâu, nhiều đỉa, làm ăn trắc trở.

Mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Hội chùa Dâu là gì?

- Hội chùa Dâu là một lễ hội truyền thống được tổ chức tại chùa Dâu, thuộc xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, Miền Bắc.

Hội chùa Dâu được tổ chức vào thời điểm nào?

- Hội chùa Dâu được tổ chức vào ngày 8 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Lễ hội này có ý nghĩa gì?

- Hội chùa Dâu có ý nghĩa rất lớn đối với người dân địa phương, đây là dịp để cầu nguyện cho một năm mới an lành, may mắn và bình an.

Những hoạt động gì diễn ra trong lễ hội?

- Trong lễ hội, người dân thường tham gia các hoạt động như đốt pháo hoa, diễu hành, cúng tế và thưởng thức các món ăn truyền thống.

Làm thế nào để đến được chùa Dâu?

- Chùa Dâu nằm cách Hà Nội khoảng 30km, bạn có thể đi bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt. Nếu đi bằng xe buýt, bạn có thể lên xe tại bến xe Mỹ Đình hoặc bến xe Giáp Bát và chọn xe đi Từ Sơn, sau đó đi taxi hoặc xe máy đến chùa Dâu.

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /493