Mytour blog
Tags:
du lịch tâm linhLễ hội - Sự kiệndu lịch Hải Phòngsông Bạch Đằng
06/04/20237.3510

Hội đền Trần Quốc Bảo năm 2024

Cụm di tích tưởng niệm tướng quân Trần Quốc Bảo thuộc địa bàn Tràng Kênh - một làng quê trù phú bên bờ sông Bạch Đằng lịch sử thuộc thị trấn Minh Đức, huyện Thủy Nguyên. Đây được xem là một trong những cụm danh thắng và di tích tiểu biểu nhất của thành phố Hải Phòng, đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp Quốc gia theo Quyết định số 313-VHQĐ ngày 28/4/1962 của Bộ Văn hóa – Thông tin. Quần thể danh thắng và di tích không chỉ là niềm tự hào của người dân Thủy Nguyên nói riêng mà còn là niềm tự hào của nhân dân thành phố Hải Phòng và cả nước.

 

Quần thể danh thắng và di tích Tràng Kênh từ lâu sống trong tâm thức nhân dân Hải Phòng như một dấu son chói lòa cho lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc, là tượng đài biểu trưng cho truyền thống Đông A hào hùng:

“Nhất cao là núi U Bò

Nhất lớn chợ Giá, nhất to sông Rừng”.

Phía Nam là dòng sông Giá hiền hòa vắt ngang Thủy Nguyên như một dải lủa đào, phía Đông là Bạch Đằng giang huyện thoại với những dãy núi đá sừng sững, có thể coi danh thắng Tràng Kênh chính là sự kết hợp hài hòa, tinh tế giữa quần thể với non xanh, nước biếc, cảnh trí thiên nhiên tưới đẹp và làng quê trù phú. Trước vẻ đẹp mà tạo hóa đã ban cho nơi đây, danh nhân văn hóa Nguyễn Trãi đã không khỏi trầm trồ ngợi khen: “Nơi mà các sông giao lưu, sóng nước liền trời, cây cói che bờ, thật là nơi hiểm yếu ở biên cảnh”.

 

đền Trần Quốc BảoHội đền Trần Quốc Bảo - Ảnh: Sưu tầm

 

Theo nhiều nguồn sử liệu mảnh đất này xưa vốn là xã Tràng Kênh, tổng Dưỡng Động. Vào năm 938 với chiến thắng của Ngô Quyền đã vùi chôn tham vọng xâm lăng của đại quân Nam Hán. 250 năm sau (năm 1288) nơi đây thành sở chỉ huy tiền tiêu của do Quốc công tiết chế Trần Hưng Đạo đã nhấn chìm toàn bộ đạo thủy binh hùng mạnh của đế quốc Nguyên - Mông trên con đường bành trướng xuống phương Nam, minh chứng cho trí tuệ Việt Nam biết nắm vững và lợi dụng tài tình địa thế và chế độ thủy triều để bày ra trận địa cọc lim chủ động chờ đón địch để đưa đến thắng lợi hoàn toàn. Dấu ấn của chiến thắng là các địa danh đã đi vào sử sách như núi U Bò, Hoàng Tôn, Phượng Hoàng, các dấu tích về những trận địa cọc hay những địa danh như Áng Hồ, Áng Lác...

 

Hội đền Trần Quốc BảoĐền Trần Quốc Bảo - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hải Phòng

 

Nơi đây còn mãi lưu truyền chiến công hiển hách của vị tướng trẻ Trần Quốc Bảo đã hy sinh cho sự nghiệp bảo vệ tổ quốc. Theo thần phả làng Tràng Kênh, thần thuộc dòng tôn thất nhà Trần (cháu nội vua Trần Nhân Tông), là một dũng tướng trong trận Bạch Đằng lịch sử (thế kỷ XIII). Sau ngài đã hy sinh được an táng tại chân núi Phượng Hoàng (sau đổi thành núi Hoàng Tôn tức núi cháu vua), triều đình đã ra lệnh và cấp tiền cho nhân dân bản địa xây đền thờ tự. Đồng thời triều đình cũng truy phong ngài làm Thái Tử. Qua các triều đại phong kiến đều suy tôn làm “Thượng đẳng phúc thần” và phong sắc “Thành hoàng làng Tràng Kênh”.

 

Hội đền Trần Quốc BảoTòa bái đường đền Trần Quốc Bảo - Ảnh: Sưu tầm

 

Lễ hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào ngày mồng 6 và mồng 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm. Do lễ hội được trên địa bàn làng Tràng Kênh nên nhân dân địa phương vẫn quen gọi là lễ hội Tràng Kênh. Đây là một lễ hội có quy mô lớn được duy trì và tổ chức đều đặn thường niên tại khu vực đền thờ và lăng mộ tướng công. Tìm về nguồn gốc lễ hội Tràng Kênh sẽ có được 1 cách lý giải khác về sự ra đời của hội mở mặt - hát Đúm tổng Phục Lễ.

 

Hội đền Trần Quốc BảoNgười dân vui hội - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hải Phòng

 

Tương truyền, trong trận đại thắng trên sông Bạch Đằng lịch sử dưới sự chỉ huy của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn và các thuộc tướng của ngài (trong đó có tướng quân Trần Quốc Bảo), giặc Nguyên Mông đã tổn thất nặng nề, xác chất cao thành núi, máu nhuốm đỏ Bạch Đằng giang. Do sợ bị các linh hồn xấu theo quấy phá, nên các cô gái tổng Phục Lễ vốn nổi tiếng là xinh đẹp đã giữ lệ che mặt cho đến khi xuất giá và chỉ khi mỗi dịp làng Tràng Kênh mở hội, dưới sự bảo hộ của đức tướng công Trần Quốc Bảo các cô gái mới dám bỏ khăn che mặt, để cùng vui chơi vào hội hát. Do vậy nên có sự tương đồng về thời gian tổ chức giữa lễ hội Tràng Kênh với hội mở mặt hát Đúm tổng Phục Lễ (chính hội đều cùng vào ngày mùng 06 tháng Giêng âm lịch). Trong ngày hội, phần lễ bao gồm có tế lễ, lễ rước, đọc chúc văn, diễn văn, nhân dân dâng hương… Phần hội với nhiều trò chơi dân gian mang đậm tinh thần tượng võ như kéo co, chọi gà và nhiều hoạt động văn hóa khác như hát đúm, đu tiên... Bên cạnh đó, địa phương còn tổ chức các hoạt động thi đấu giao hữu bóng chuyền, bóng đá giữa các tổ dân phố trên địa bàn thị trấn Minh Đức. Lễ hội là dịp để mỗi người dân địa phương và của huyện hướng về nguồn cội, tưởng nhớ về người anh hùng đã có công với nước qua đó vun đắp thêm tình yêu và niềm tự hào dân tộc.

 

Hội đền Trần Quốc BảoBạn hãy đến và hành hương - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Cát Bà - Hải Phòng



Các câu hỏi thường gặp
Hội đền Trần Quốc Bảo là gì?

- Hội đền Trần Quốc Bảo là một lễ hội truyền thống được tổ chức tại đền Trần Quốc Bảo, thuộc xã Đông Khê, huyện An Dương, thành phố Hải Phòng, Miền Bắc.

Hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào thời điểm nào?

- Hội đền Trần Quốc Bảo được tổ chức vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm.

Lễ hội có những hoạt động gì?

- Lễ hội có nhiều hoạt động như: lễ cúng tế, diễu hành, trình diễn múa lân, múa rồng, đua thuyền trên sông, chạy trên đường đua ngựa, chơi các trò chơi dân gian, văn nghệ...

Lễ hội có ý nghĩa gì?

- Lễ hội có ý nghĩa về mặt tôn giáo, văn hóa và lịch sử. Đây là dịp để người dân tôn vinh các vị thần linh, cầu mong cho một năm mới an lành, phát tài phát lộc. Đồng thời, lễ hội còn giúp du khách hiểu thêm về văn hóa truyền thống của địa phương.

Làm thế nào để đến được đền Trần Quốc Bảo?

- Đền Trần Quốc Bảo nằm ở xã Đông Khê, huyện An Dương, cách trung tâm thành phố Hải Phòng khoảng 15km. Du khách có thể đi bằng xe máy, ô tô hoặc xe buýt.

0 Thích

Đánh giá : 4.3 /548