Bạn chỉ có một hoặc hai ngày nghỉ cuối tuần để nghỉ dưỡng, xả stress bên gia đình? Bạn muốn đến một nơi yên tĩnh, ngắm mây trời mùa thu tĩnh lặng? Vậy thì hãy thử cùng gia đình đến khu du lịch Hồ Núi Cốc ở Thái Nguyên. Nổi tiếng bởi vẻ đẹp non nước hữu tình, gắn liền với huyền thoại về tình sử nàng Công chàng Cốc, Hồ Núi Cốc thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn cho kỳ nghỉ dưỡng ngắn ngày bên gia đình của mình trước khi bắt đầu một tuần làm việc mới.
Mùa thu mây trời hòa quyện cùng núi non ở Hồ Núi Cốc - ảnh: Internet
Mênh mông nước hồ bao la đất trời - ảnh: nguyenminhhuong
Huyền thoại tình yêu bất diệt
Không đơn thuần là nơi để nghỉ ngơi, Hồ Núi Cốc còn là nơi để du khách đắm mình vào huyền thoại, cảm nhận rõ hơn về tình yêu, cuộc sống.
Truyền thuyết kể lại rằng, ngày xưa có một chàng trai nghèo tên là Cốc sống bằng nghề đốn củi. Chàng thổi sáo rất hay. Mỗi khi buồn, chàng đều gửi lòng mình vào tiếng sáo réo rắt. Có một năm, chàng đến nhà quan lang ở vùng gần sông Công làm thuê. Quan lang này có một cô con gái xinh đẹp và hát hay, múa giỏi nức tiếng khắp vùng, đó là nàng Công. Duyên trời định, tiếng sáo chàng Cốc đã khiến trái tim người con gái rung động. Biết chuyện, quan lang nhốt nàng Công trong nhà và cho quân truy đuổi chàng Cốc. Chàng Cốc trở về quê chờ nàng Công đến khi cả tấm thân hóa thành quả núi, còn nàng Công thương nhớ chàng Cốc, khóc ròng rã rồi thân thể nàng cũng tan ra thành nước. Câu chuyện tình đẹp này đã đi vào ca khúc “Huyền thoại Hồ Núi Cốc” của nhạc sĩ Phó Đức Phương, để giờ đây năm tháng qua đi, tình yêu đẹp ấy vẫn được hát vang truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Dòng sông Công hiện thân của tình yêu tha thiết – ảnh: panoramio
Chuyện tình của ba cây thông cũng là một truyền thuyết tình yêu ở Hồ Núi Cốc - ảnh: Internet
Say đắm núi sông tròng trành
Hồ Núi Cốc ở cũng là một hồ nhân tạo ở Thái Nguyên, được tạo ra khi đập ngăn dòng sông Công được xây dựng, giống như một số hồ đẹp ở vùng núi phía Bắc. Từ trung tâm thành phố Thái Nguyên, chạy qua xã Tân Cương nổi tiếng với những cánh đồng chè xanh bạt ngàn, bạn sẽ đến khu du lịch Hồ Núi Cốc.
Bạt ngàn chè Tân Cương - ảnh: du khách
Đến Hồ Núi Cốc, thú vị nhất là được đi thuyền trên hồ, khám phá những đảo đất xinh đẹp nhưng vẫn giữ nguyên nét hoang sơ. Lênh đênh trên con thuyền nhỏ giữa lòng hồ, bạn sẽ được chiêm ngưỡng bức tranh phong cảnh Hồ Núi Cốc giống như bức tranh sơn thủy hữu tình. Xung quanh là những dãy núi nhấp nhô, cây cỏ in bóng xuống mặt hồ xanh biếc tạo nên cảnh sắc huyền ảo lung linh lúc ẩn lúc hiện, khiến bạn không khỏi sững sờ trước vẻ đẹp quyến rũ của khu du lịch hồ trên núi.
Vẻ đẹp quyến rũ ở Hồ Núi Cốc - ảnh: thainguyen
Trong không gian yên ắng, thuyền nhẹ trôi, bạn chỉ nghe tiếng nước khỏa nhẹ sau mỗi nhịp chèo buông. Và dù chỉ là khách vãng lai dạo chơi trên hồ, nhưng khi bắt gặp một mái chèo, hay cuộc sống trên sông nước của người dân, bạn có thể thấy như mình có một phần trong ấy. Bình dị và chân chất!
Sông nước tĩnh lặng - ảnh: thainguyen
Hồ Núi Cốc đẹp một cách giản dị, hiền hòa - ảnh: thainguyen
Cuộc mưu sinh trên lòng hồ - ảnh: dulichvietnam
Giữa sông thu tĩnh lặng này, có lẽ cảnh ấn tượng nhất, sinh động và đẹp nhất Hồ Núi Cốc chính là khi vạn vật bắt đầu một ngày mới và cả khi chiều buông rát vàng dòng sông. Lúc này, bạn dường như quên hết ưu phiền, mệt mỏi và cả áp lực trong công việc cũng như cuộc sống bộn bề phố thị. Lúc này, bạn chỉ thấy mình tràn chề năng lượng, tràn chề yêu thương bên gia đình.
Khi bình minh lên, bạn thấy mình tràn trề năng lượng - ảnh: softso1
Lúc hoàng hôn buông, ta lại thấy đong đầy yêu thương - ảnh: wikipedia
Ở khu du lịch Hồ Núi Cốc còn có công viên giải trí, thích hợp cho những gia đình có con nhỏ được thoải mái vui chơi sau những giờ học căng thẳng nơi phố thị. Còn bố mẹ, ông bà thì thư thả, tịnh tâm với chùa Thiêng Thác Vàng. Chùa Thiêng Thác Vàng nằm trong tượng lòng Phật cao lớn vàng chói, với những bức tượng phù điêu ấn tượng gắn trên tường. Toàn bộ khu chính điện, tam quan, tam bảo, nhà thờ tổ nằm dưới đài sen tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni sừng sững giữa núi rừng, hướng mặt ra vùng lòng hồ. Với ý nghĩa trong Phật có chùa, trong chùa có Phật, chùa Thiêng Thác Vàng là điểm nhiều du khách thập phương lựa chọn đến chiêm bái.
Chùa Thiêng Thác Vàng nằm trong lòng Phật - ảnh: dulichcongvu
Đến Hồ Núi Cốc ở Thái Nguyên, bạn còn có dịp thăm đền bà chúa Thượng Ngàn hay ngôi nhà cổ trên đảo Núi Cái. Bước qua cổng tam quan, bạn sẽ phải leo lên những bậc thang cao để lên tới nhà cổ. Ngôi nhà này cổ này đã có niên đại 200 năm. Bên trong nhà có hơn 1000 hiện vật được trưng bày. Đây là những sản phẩm làng nghề truyền thống được đưa đến từ hơn 90 làng nghề trên mọi miền Tổ quốc.
Cổng tam quan dẫn lên nhà cổ - ảnh: vanthanhnhan
Mách bạn
- Hồ Núi Cốc là nơi để tận hưởng kỳ nghỉ yên bình bên gia đình, những ngày cuối tuần ở đây rất đông khách. Vì vậy, trước khi đi du lịch Thái Nguyên, bạn nên tham khảo phòng và giá phòng khách sạn trên các trang mạng rồi đặt phòng trước, kẻo lại rơi vào cảnh không kiếm được phòng chất lượng cho chuyến nghỉ ngơi của mình.
- Các nhà hàng tại Hồ Núi Cốc luôn nấu đồ ăn tươi ngon. Thường chỉ khi có khách gọi, đầu bếp mới chế biến món ăn. Vì vậy, khi đến nơi, bạn nên chọn nhà hàng ở khu vực này rồi đặt bàn trước để đến bữa không phải chờ đợi lâu. Các món ăn mà bạn nên thưởng thức khi đến Hồ Núi Cốc là gà đồi, cá hồ và rau rừng.
- Đến Hồ Núi Cốc chơi, nếu còn thời gian, bạn có thể cùng cả nhà đi thăm ATK Định Hóa, cách Hồ Núi Cốc khoảng 50km. Đến nơi này, bạn vừa được hít thở không khí núi rừng lại cho các con học thêm về lịch sử qua thực tế…
Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Thái Nguyên
Một nơi bình yên với thiên nhiên ở Thái Nguyên thế này đáng để cùng người thân tận hưởng phải không bạn. Hãy sắp xếp cùng gia đình đến Hồ Núi Cốc để thả hồn vào huyền thoại tình yêu, thả hồn vào câu hát “Bồng bềnh…hư.. bồng bềnh, chòng chành..hư…chòng chành một vùng núi cao nước sâu. Thuyền trôi, thuyền trôi mái chèo bâng khuâng…” và quên hết ưu phiền.
Chúc bạn và gia đình có những ngày nghỉ thật bình yên!
Hải Yến – blog.mytour.vn
- Huyền thoại Hồ Núi Cốc là một câu chuyện dân gian kể về một cặp tình nhân bị chia cắt bởi sự can thiệp của gia đình và cuộc chiến tranh. Họ hẹn nhau gặp lại ở Hồ Núi Cốc, nhưng không may, người con gái đã chết trên đường đến đó. Người đàn ông đau khổ quá nên đã nhảy xuống hồ tự tử. Từ đó, hồ được gọi là Hồ Núi Cốc.
- Hồ Núi Cốc nằm ở xã Đông Quang, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, Miền Bắc Việt Nam.
- Lễ hội Hồ Núi Cốc diễn ra vào ngày 12/2 âm lịch hàng năm.
- Lễ hội Hồ Núi Cốc có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống như diễu hành, múa lân, múa sắc, đua thuyền trên hồ, chạy bộ leo núi và các trò chơi dân gian. Đặc biệt, lễ hội còn có lễ cúng tưởng niệm người đã qua đời và lễ cầu may cho mùa vụ mới.
- Thái Nguyên có nhiều điểm đến du lịch hấp dẫn như Vườn quốc gia Xuân Sơn, Đền Bà Chúa Kho, Chùa Đồng, Khu di tích Làng Cổ Địa Linh, Khu du lịch sinh thái Suối Mơ, Khu du lịch sinh thái Đại Từ...
0 Thích