Mytour blogimg_logo
Tags:
Du lịch Quảng NamSimhapurakinh đô Trà Kiệu
06/04/202315.3140

Kinh đô cổ Simhapura năm 2025

Simhapura ra đời dưới triều vua Bhađvarman trị vì Chămpa vào khoảng cuối thế kỷ thứ 4. Tiếc rằng đến nay chúng ta mới trùng tu phần nào về Mỹ Sơn,  còn Trà Kiệu hình bóng về kinh đô cổ xưa về vương quốc Chămpa (hay còn gọi là Lâm ấp) nằm trên bờ sông Thu Bồn chỉ còn những chân móng tường thành sụp đổ bị chôn vùi trong đất đá hoặc cô đọng lại trong vài trang sử nhỏ. 

 

Vị trí Kinh đô cổ SimhapuraVị trí kinh đô Simhapura

 

Theo một bộ sử cũ có tên là Thủy Kinh Chú của Lý Đạo Nguyên người Bắc Ngụy viết vào thế kỷ thứ 7, kinh thành Sư tử được mô tả khá hấp dẫn: "Thành ấy ở phía tây khúc sông là kinh đô Lâm ấp, lập ở Điển Xung, cách bờ biển 40 dặm. Về phía tây nam giáp núi, phía đông bắc trông ra sông. Nhiều lớp hào bao quanh chân thành, và bên ngoài các hào về phía đông nam sông chảy men bờ thành. Bề đông tây của thành thì dài, bề nam bắc thì hẹp. Phía bắc, sông uốn khúc chảy từ đông tây vào thành. Chu vi 8 lý 120 bộ. Thành xây gạch cao 2 trượng, trên thành có tư­ờng gạch cao 1 trượng, trổ lổ vuông, trên dựng ván, trên ván có gác cất lên, trên gác có mái, trên mái có lầu, lầu cao thì sáu, bảy trượng; lầu thấp thì bốn, năm trượng… Cách kiến trúc mạnh nhưng vụng… Trong thành lại có thành nhỏ chu vi 230 bộ. Nhà họp và điện ngồi đều không trổ cửa về phương nam…". (Trích Quảng Nam – Đà Nẵng NXB Văn học năm 1983).

 
Kinh đô cổ Simhapura
Hình ảnh vẽ lại cấu trúc Kinh đô cổ Simhapura
 

 

Để xác minh dấu vết của kinh thành có đúng như Thủy Kinh Chú miêu tả hay không, năm 1927 – 1928 dưới sự chỉ đạo của nhà khảo cổ học J.Y Claeys, trường Viễn Đông Bác cổ của Pháp ở Hà Nội (école Francaise Extrême Orient) đã tiến hành cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất gần mười tháng trời. Điều xác tín qua cuộc khai quật này hoàn toàn nhất trí với những điều được bộ sử cổ ghi chép về kinh thành Sư tử cổ xưa trên đất Trà Kiệu.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nôi

 

Căn cứ vào nền móng phát hiện, Sinapura có chu vi khoảng 4km, thành phía tây dài 1700m, thành phía tây bắc – đông nam dài 500m. Mặt trước tòa thành, hư­ớng về đông có nhiều công trình kiến trúc ngự trên ngọn đồi cao 10m. Phía bắc thành, đoạn sông Bà Rén làm thành rào bảo vệ vòng ngoài. Ở điểm cao khoảng trên 20m là ngọn đồi Bửu Châu án ngữ. Xưa kia đường lên đồi là những bậc thềm lót đá đư­ợc trang trí thêm nhiều tượng thú vật, nhiều nhất là tượng voi, sư tử đứng chầu. Các pho tượng này, ngày nay đã được đưa đến khuôn viên nhà thờ công giáo Trà Kiệu, một số được chuyển về Bảo tàng Chàm Đà Nẵng. Phía nam thành, dựa hẳn vào nhiều quả đồi sa thạch. Phía tây có suối đổ về, trên ngọn con suối này còn sót lại ngọn tháp đẹp có tên là tháp Chiêm Sơn. Tiếc thay ngọn tháp này cũng bị hủy hoại.

 

Kinh đô cổ SimhapuraDấu tích Kinh đô cổ Simhapura còn lại tới nay

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Nam

 

Về điêu khắc đá của Simhapura cổ xưa có thể tìm thấy hình bóng rực rỡ của nó qua phòng chính giữa của Bảo tàng Chàm Đà Nẵng. Đây là thời cực thịnh của Vương quốc Chămpa từ thế kỷ thứ 4 đến thế kỷ thứ 10 – 12 mà cả thành đô Mỹ Sơn và kinh đô Trà Kiệu đều là minh chứng lịch sử nổi bật nhất.

 

Nói đến Simhapura, trước đây người ta thường nói đến ngôi đền chính trong Hoàng thành. Mỗi cạnh của nó dài tới 10m, chiều cao có thể lên tới 40m. Nếu còn đến ngày nay, rõ ràng đây là ngôi tháp đồ sộ nhất trong hàng kiến trúc Chămpa ở vùng Đông Nam Á. Trong đền tháp này có một cái bàn thờ lớn hình vuông, mỗi cạnh 3m, cao 1,50m. Trên đó tạo 12 vũ nữ Apsara đứng múa trước dài sen. Bàn thờ đó đã trở thành kiệt tác trong điêu khắc cổ xưa của thế giới còn lại tới hôm nay.

 

Kinh đô cổ SimhapuraKinh đô cổ Simhapura là minh chứng về một vương quốc Chăm Pa hưng thịnh

 

Tất cả các đền thờ ở kinh đô Trà Kiệu đều thờ thần Siva và Visnu là hai chư thần bảo hộ cho các Vương triều Chămpa lúc bấy giờ. Chủ đề nổi bật của Trà Kiệu – Kinh thành Sư tử là các tượng đá Sư tử với nhiều tư thế sống động : đi, đứng, ngồi, nằm phủ phục, vươn mình, nhe nanh… mỗi tượng đều có bố cục độc đáo từ hình khối đến sắc thái biểu cảm trên đôi mắt, khối ngực, bước chân khỏe khoắn, dáng đứng oai vệ… Mặt khác đây là sự hóa thân công đức của Visnu, vì có lần đấng tối thượng này hóa thành Sư tử để bảo vệ loài người, bảo vệ chư thần thoát khỏi nanh vuốt của quỷ dữ.

 

Kinh đô cổ SimhapuraBờ thành nam của thành Trà Kiệu

 

Cũng qua những di chỉ tìm được trong các cuộc khai quật khảo cổ sau này, người ta đã hình dung được vẻ đẹp kỳ lạ của các kiến trúc Chăm về đền đài, cung điện, lâu đài, thành quách… đã làm cho kinh đô Trà Kiệu thêm hấp dẫn để trở thành trung tâm giao lưu kinh tế – văn hóa của Vương quốc Chămpa với các nước láng giềng như Cămpuchia, Inđônnêxia hồi bấy giờ.

 

Xem thêm: Tour du lịch Hội An - Quảng Nam

Các câu hỏi thường gặp
Kinh đô cổ Simhapura là gì?

Kinh đô cổ Simhapura là một di tích lịch sử và văn hóa của Quảng Nam, Miền Trung Việt Nam. Đây là một thành phố cổ được xây dựng vào thế kỷ thứ 4 và từng là trung tâm của vương quốc Chăm Pa.

Kinh đô cổ Simhapura nằm ở đâu?

Kinh đô cổ Simhapura nằm ở xã Tân Phước, huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 70km.

Kinh đô cổ Simhapura có gì đặc biệt?

Kinh đô cổ Simhapura có kiến trúc độc đáo, phong cách kiến trúc Chăm Pa với các tòa tháp, đền đài, cổng thành và các công trình khác. Nơi đây còn là nơi lưu giữ nhiều di sản văn hóa của người Chăm như đồ gốm, đồ đồng, đồ sắt, đồ thủy tinh, đồ da, đồ vải, đồ gỗ, đồ đá...

Kinh đô cổ Simhapura có giá vé vào cửa không?

Hiện tại, Kinh đô cổ Simhapura đã được quy hoạch và xây dựng thành khu du lịch văn hóa, do đó du khách sẽ phải mua vé vào cửa để tham quan. Giá vé vào cửa là 120.000 đồng/người lớn và 60.000 đồng/trẻ em.

Kinh đô cổ Simhapura nên đi vào thời điểm nào trong năm?

Thời điểm tốt nhất để tham quan Kinh đô cổ Simhapura là vào mùa xuân và mùa thu, khi thời tiết mát mẻ và không quá nóng. Nếu bạn muốn tham quan vào mùa hè, hãy chuẩn bị đồ uống và áo mưa vì thời tiết có thể khá nóng và mưa đột ngột.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /220