Kinh đô Trà Kiệu hay còn gọi là thành Simhapura (thành Sư Tử), là kinh đô của vương quốc Chăm khoảng thế kỷ IV dưới triều Bhadrawvarman, bên dòng sông Thu Bồn, nhưng do bị tàn phá nên đến nay chỉ còn lại móng thành.
Theo Thủy Kinh Chú (thế kỷ XV) kinh thành được bao bọc bởi hệ thống thành quách, hào lũy, pháo đài đồ sộ theo kỹ thuật quân sự Trung Hoa.
Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Nam
Trong thời kỳ hoàng kim của mình, thành Sinhapura đã tồn tại một tổng thể thành quách cung điện và đền tháp lộng lẫy mà các sử sách Trung Quốc khi nhắc đến nơi này đã không ngớt lời ca tụng. Các nhà kiến trúc tài hoa của Chămpa đã sử dụng nhiều nếp xếp tinh vi thay cho việc phải làm nhiều tầng, bệ. Lợi dụng đỉnh đồi cao để thay cho nền đá lớn tượng trưng cho chân núi thần thánh. Họ đã sử dụng những biện pháp đơn giản, ít tốn kém hơn nhưng vẫn đạt được những quan niệm nghệ thuật Ấn giáo. Ở Trà Kiệu còn khoảng 10 công trình kiến trúc và hàng trăm tượng, phù điêu, cũng giống như ở Mỹ Sơn, tháp và bệ ở Trà Kiệu còn có nhiều hình trang trí. Mô típ phổ biến nhất là hình cành lá uốn cong thân và hai đầu, xoắn quýt trông tươi tắn và tràn đầy sức sống.
Di tích Trà Kiệu - Ảnh: Sưu tầm
Xem thêm: Khách sạn tại Quảng Nam
Căn cứ vào nền móng phát hiện, ước đoán kinh thành có chu vi khoảng 4km, mặt trước toà thành có nhiều công trình kiến trúc đẹp, uy nghi ngự trên các đồi thấp. Tất cả các đền thờ ở kinh đô Trà Kiệu đều thờ thần Siva và thần Visnu là hai chư thần bảo hộ cho các vương triều Chămpa thời bấy giờ. Trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc ở Trà Kiệu, chủ đề nổi bật nhất là các pho tượng đá sư tử, voi với nhiều tư thế sống động. Hiện nay, một số pho tượng này đang được trưng bày tại Bảo tàng Chămpa Đà Nẵng, nhà thờ Công giáo Trà Kiệu.
Xem thêm: Các khách sạn tại Đà Nẵng
0 Thích