Mytour blog
Tags:
du lịch Việt Namnúi Tà CúChùa Linh Ứngchùa Đồng Yên Tửdanh thắng Yên Tử
06/04/20233.1090

Kỳ vĩ 6 công trình tâm linh tọa lạc ở độ cao bậc nhất Việt Nam - Kỳ 2 năm 2024

Bạn có biết? Việt Nam chúng ta có rất nhiều công trình kiến trúc tâm linh và trong số đó có những công trình đạt đến độ cao ngất ngưởng, mà khi muốn đến hành hương thăm viếng ta đều phải leo lên những bậc thang thẳng đứng như lên trời, hay phải đi cáp treo, máng trượt mới đến được. Đó là những công trình nổi tiếng hàng đầu của Việt Nam như: tượng chúa Kitô Vua - Vũng Tàu, chùa Linh Sơn Tiên Thạch - Tây Ninh, Tượng Phật Di Lặc trên núi Cấm - An Giang, tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn trên núi Tà Cú - Bình Thuận, chùa Đồng - Yên Tử, chùa Linh Ứng - Bà Nà. Nếu bạn là người yêu thích những chuyến đi tìm hiểu về tôn giáo và kiến trúc, thì hãy cùng Mytour.vn khám phá những công trình đó nhé!

 

Mời bạn xem Kỳ vĩ 6 công trình tâm linh tọa lạc ở độ cao bậc nhất Việt Nam - Kỳ 1

 

4. TƯỢNG PHẬT THÍCH CA NHẬP NIẾT BÀN - TÀ CÚ (BÌNH THUẬN)

 

Tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn trên núi Tà Cú.

Tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn trên núi Tà Cú. - Ảnh: Dzung Viet Le

 

Chùa Núi Tà Cú hay còn gọi là chùa Linh Sơn Trường Thọ, đơn giản là chùa Núi tọa lạc trên núi Tà Cú, thuộc địa phận xã Tân Lập, huyện Hàm Thuận, tỉnh Bình Thuận cách thành phố Phan Thiết khoảng 30 km về phía đông nam. Vào tháng 5/2013, Tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn tại chùa này đã chính thức đón nhận kỷ lục châu Á “Tượng Phật dài nhất nằm trên đỉnh núi”.

 

Cổng chùa Núi Tà Cú

Cổng chùa Núi Tà Cú - Ảnh: Simon Do

 

Chùa Linh Sơn Trường Thọ - Bình Thuận

Chùa Linh Sơn Trường Thọ - Bình Thuận - Ảnh: Lar

 

Tượng Phật nằm trên đỉnh núi dài nhất Châu Á

Tượng Phật nằm trên đỉnh núi dài nhất Châu Á - Ảnh: Lar

 

Công trình nằm trên độ cao 639m so với mực nước biển, có tổng thể chu vi 832m, tượng trưng đầy đủ hình tứ thánh lục phàm và thất chúng Phật tử.

 

Đức Phật dài 49m tượng trưng cho 49 năm từ khi Đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt

Đức Phật dài 49m tượng trưng cho 49 năm từ khi Đức Phật thành đạo đến khi nhập diệt - Ảnh: Khanh Nguyen

 

Chiều cao từ vai xuống đất là 12,2m

Chiều cao từ vai xuống đất là 12,2m - Ảnh: Lar

 

Bàn chân có chiều ngang là 8,8m và cao so với mặt đất là 4,9m

Bàn chân có chiều ngang là 8,8m và cao so với mặt đất là 4,9m - Ảnh: swtcurran

 

Bên cạnh đó, cách chừng 50m là nhóm Tam Thế Phật: A Di Dà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí, cả 3 pho tượng đều có chiều cao khoảng 7m.

Bên cạnh đó, cách chừng 50m là nhóm Tam Thế Phật: A Di Dà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí, cả 3 pho tượng đều có chiều cao khoảng 7m. - Ảnh: Dao Phuc Long Phi

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Bình Thuận

 

Tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn - chùa Núi Tà Cú là điểm du lịch tâm linh hàng đầu của tỉnh Bình Thuận. Hằng năm, nơi đây đã thu hút hàng chục ngàn lượt khách trong và ngoài nước tới tham quan du lịch, góp phần thúc đẩy du lịch Bình Thuận phát triển.

 

Khách tham quan tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn

Khách tham quan tượng Phật Thích Ca nhập Niết bàn - Ảnh: Dzung Viet Le

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Bình Thuận

 

Khách du lịch chùa Núi Tà Cú có thể đi bằng hệ thống cáp treo hoặc đi bộ lên hành hương

Khách du lịch chùa Núi Tà Cú có thể đi bằng hệ thống cáp treo hoặc đi bộ lên hành hương - Ảnh: Lar

 

5. CHÙA ĐỒNG - YÊN TỬ (QUẢNG NINH)

 

Chùa tọa lạc trên điểm cao nhất của núi Yên Tử thuộc xã Thượng Yên Công, thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh, ở độ cao 1.068m so với mực nước biển. Phía sau chùa là vực sâu với vách núi đá dựng đứng.

 

Chùa Đồng Yên Tử

Chùa Đồng Yên Tử - Ảnh: Sưu tầm

 

Mây núi trên đỉnh Yên Tử

Mây núi trên đỉnh Yên Tử - Ảnh: Lâm Tặc

 

Chùa ban đầu có tên là Thiên Trúc tự (chùa Thiên Trúc), được khởi dựng thời Hậu Lê, từng là nơi tu hành của phật hoàng Trần Nhân Tông, người sáng lập nên Thiền phái Trúc Lâm tại Việt Nam. Đến năm 2007, chùa mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất nên đổi tên thành chùa Đồng.

 

Chùa Đồng hay còn gọi là Thiên Trúc tự

Chùa Đồng hay còn gọi là Thiên Trúc tự - Ảnh: Nguyen Luan

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Quảng Ninh

 

Chùa Đồng có diện tích gần 20m2, chiều dài 4,6 m, rộng 3,6 m, cao 3,35 m, nặng hơn 70 tấn, Và các họa tiết hoa văn trang trí trong chùa mang phong cách thời Trần. Ngôi chùa trông như một đài sen, nơi thờ đức Phật Thích Ca Mâu Ni và ba vị tổ thiền phái Trúc Lâm. Năm 2012 Chùa Đồng được tổ chức kỉ lục GUINESS công nhận là “Ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất châu Á”.

 

Lối kiến trúc độc đáo của chùa Đồng Yên Tử

Lối kiến trúc độc đáo của chùa Đồng Yên Tử - Ảnh: Denis De Mesmaeker

 

Chùa Đồng - Ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất châu Á

Chùa Đồng - Ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất châu Á - Ảnh: Nguyenhongminh

 

Chùa Đồng là một điểm du lịch lý tưởng của tỉnh Quảng Ninh. Hàng năm, vào dịp lễ hội ở chùa Đồng và Yên Tử diễn ra vào ngày mùng 10 tháng Giêng (Âm lịch) và 3 ngày đầu năm, nơi đây đông đúc khách du lịch thập phương, nào người địa phương, người trong nước, và kể cả khách du lịch nước ngoài cũng đến đây hành hương với niềm tin sẽ đem lại nhiều điều may mắn, tốt lành.

 

Chùa Đồng Yên Tử mùa lễ hội

Chùa Đồng Yên Tử mùa lễ hội - Ảnh: bangviet

 

6. CHÙA LINH ỨNG - BÀ NÀ (ĐÀ NẴNG)

 

Chùa Linh Ứng Bà Nà nằm tựa lưng vào đỉnh Sơn Trà vững chãi, trên đỉnh Bà Nà thuộc Khu du lịch sinh thái Bà Nà với độ cao gần 1.500m so với mực nước biển, được xem là ngôi chùa lớn nhất ở thành phố Đà Nẵng cả về quy mô cũng như kiến trúc nghệ thuật. Chùa Linh Ứng được khánh thành vào ngày 06/03/2004, là một điểm hành hương nổi tiếng của Đà Nẵng, mỗi năm thu hút hàng triệu lượt khách du lịch đến thăm quan và lễ phật.

 

Cổng chùa Linh Ứng - Bà Nà

Cổng chùa Linh Ứng - Bà Nà - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Đà Nẵng

 

Chính điện chùa Linh Ứng - Bà Nà

Chính điện chùa Linh Ứng - Bà Nà - Ảnh: Sưu tầm

 

Kiến trúc chùa gần giống với kiến trúc của chùa Tam Thai, cả khoảng sân rộng được lót bằng đá. Phía trước chùa có một cây thông rất đặc biệt với 3 loại lá khác nhau.

Kiến trúc chùa gần giống với kiến trúc của chùa Tam Thai, cả khoảng sân rộng được lót bằng đá. Phía trước chùa có một cây thông rất đặc biệt với 3 loại lá khác nhau.- Ảnh: Vũ_Quang

 

Đặc biệt, chùa Linh Ứng Bà Nà có một bức tượng Đức Bổn Sư màu trắng uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời, gió núi, cao 27m, ngang gối 14m, thiền định trên đài sen cao 6m.

 

Tượng Đức Bổn Sư của chùa Linh Ứng - Bà Nà

Tượng Đức Bổn Sư của chùa Linh Ứng - Bà Nà - Ảnh: Pham An Duong

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Đà Nẵng

 

Tượng Phật Thích Ca tạo thiền tại chùa Linh Ứng Bà Nà thuộc vào hàng lớn nhất châu Á.

Tượng Phật Thích Ca tạo thiền tại chùa Linh Ứng Bà Nà thuộc vào hàng lớn nhất châu Á. - Ảnh: Phan Quốc Nghị

 

Từ đây, du khách có thể ngắm nhìn những cảnh đẹp của thành phố Đà Nẵng như: vịnh Đà Nẵng, đèo Hải Vân, bán đảo Sơn Trà, bãi biển Mỹ Khê và non nước Ngũ Hành Sơn…

 

Chùa Linh Ứng - Bà Nà giữa trời mây

Chùa Linh Ứng - Bà Nà giữa trời mây - Ảnh: Quang Ho

 

Cảnh quan tuyệt đẹp trước chùa Linh Ứng - Bà Nà

Cảnh quan tuyệt đẹp trước chùa Linh Ứng - Bà Nà - Ảnh: Pham An Duong

 

Xem thêm: Các tour du lịch Đà Nẵng

 

Du lịch thành phố Đà Nẵng, du khách cũng có thể trông thấy bức tượng Đức Bổn Sư vào những ngày nắng ráo.

 

Những công trình trên đều xây dựng trên núi cao, vô cùng linh thiêng, và có những nét kiến trúc tinh tế làm cho không khí xung quanh thanh tịnh, lòng người vãn cảnh thêm thanh tao, thư thái.

 

Ngư Nhi - Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Chùa Yên Tử
Chùa Bái Đính
Chùa Hương
Đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương
Đền thờ Trần Nhân Tông
Đền thờ Ngọc Sơn
Tại sao các công trình này được gọi là Kỳ vĩ?
Vì các công trình này được xây dựng ở độ cao bậc nhất Việt Nam, tạo nên một khung cảnh đẹp mê hồn và mang giá trị tâm linh sâu sắc.
Các công trình này có ý nghĩa gì đối với người dân Việt Nam?
Các công trình này là những điểm đến tâm linh quan trọng của người dân Việt Nam, nơi mà họ đến để cầu nguyện, tìm kiếm sự bình an và may mắn trong cuộc sống.
Lịch sử xây dựng các công trình này như thế nào?
Các công trình này được xây dựng từ rất lâu đời, với những câu chuyện lịch sử và truyền thuyết đặc biệt. Chùa Yên Tử chẳng hạn, được xây dựng từ thế kỷ thứ 13 và là nơi linh thiêng của đạo Phật tại Việt Nam.
Các công trình này có gì đặc biệt về kiến trúc?
Các công trình này được xây dựng với kiến trúc đặc trưng của từng địa phương, mang đậm nét văn hóa và tôn giáo của người dân. Chẳng hạn, Chùa Bái Đính được xây dựng với quy mô lớn, với nhiều tòa tháp, đền thờ và hành lang rộng lớn.

0 Thích

Đánh giá : 4.6 /324