Mytour blog
Tags:
du lịch Lâm Đồngthác Prennnúi rừng Tây NguyênLàng K'Long
06/04/20236.0380

Làng K'Long năm 2024

 
 
 
Đường đến làng K’Long rất thuận tiện. Từ Đà Lạt, du khách đổ đèo Prenn theo quốc lộ 20, khoảng 15 cây số thì rẽ phải vào làng K’Long. Đi trên tuyến đường này, hỏi thăm người dân bản địa du khách sẽ được hướng dẫn nhiệt tình. Xe ô tô 50 chỗ ngồi có thể vào tận làng.
 
 
Người K’Ho đã biết khai thác làng mình làm du lịch, họ rất tôn trọng cảnh quan, để cho mọi thứ tự nhiên, không xếp đặt nhưng rất gọn gàng sạch sẽ. Xe vừa vào đến làng đã được đón tiếp rất niềm nở.
 
Dù không có hướng dẫn chuyên nghiệp đi theo, nhưng du khách có thể hỏi thăm người dân trong làng hoặc trẻ con đều được tận tình hướng dẫn. Đặc biệt là không có tình trạng trẻ con không chèo kéo bán quà lưu niệm, xin tiền du khách. Chính sự thân thiện, hiếu khách đã tạo được ấn tượng góp phần nâng cao giá trị du lịch của làng K’Long.
 

 

Làng Gà là nơi định cư chủ yếu của các gia đình người K’Ho trên núi rừng Tây nguyên. Hằng ngày họ sống trong yên bình với công việc chủ yếu là lên nương, làm rẫy, lao động miệt mài kiếm sống cùng niềm tin sắt đá vào chế độ mẫu hệ thiêng liêng, vào thiên chức cao cả của người mẹ. Và đây cũng chính là khởi nguồn cho sự hình thành của cái tên rất độc đáo - làng Gà.


Làng K’Long cũng như bao ngôi làng khác của đồng bào dân tộc thiểu số ở cao nguyên Lâm Viên nhưng lại có sức hút mãnh liệt. Rất nhiều du khách nước ngoài biết đến ngôi làng này qua truyền miệng của những người đi trước. Còn du khách Việt Nam mới chỉ biết đến làng trong thời gian gần đây khi “bỗng dưng muốn...chán” các khu du lịch ở trung tâm thành phố Đà Lạt. Làng K’Long trở thành điểm đến thú vị.


Hằng năm sau khi thu hoạch xong vụ mùa dân làng thường tổ chức lễ hội, mọi người tập trung dưới pho tượng Gà khổng lồ đánh cồng chiêng, uống rượu cần và cầu nguyện cho dân làng sống trong sự bình yên mưa thuận gió hòa, cầu nguyện cho tình yêu đôi lứa mãi mãi không xa cách. Câu chuyện dân gian về “gà chín cựa” của người K’Ho rất phổ biến. 

 Chuyện kể rằng, ngày xưa có một đôi trai gái yêu nhau. Theo tục lệ, nhà gái phải chuẩn bị 5 trâu, 20 xà rông và 5 con gà để “bắt chồng”. Thế nhưng, lần đó nhà trai thách cưới chỉ với một con gà chín cựa. Nàng vì thương chàng nên đã vượt thác, trèo đèo lên non tìm cho bằng được vật phẩm. Đi vào rừng, nàng kiệt sức và không trở về nữa. Dân làng thương xót cho số phận cô gái nên đã dựng một con gà khổng lồ bằng tre lá có đủ chín cựa ngay đầu làng. Con gái trong làng hiện vẫn theo tập tục cưới chồng truyền thống theo chế độ mẫu hệ nhưng tự hào rằng không nhà trai nào thách cưới gà chín cựa nữa.

Cảm động trước tình yêu của nàng sơn nữ, dân làng đã dựng lên một con gà chín cựa bằng đá khổng lồ để tưởng nhớ. Tượng gà sừng sững như lời nhắc nhở hãy bỏ những thủ tục hà khắc để đôi lứa đến với nhau, cùng nhau xây dựng cuộc sống tốt đẹp.

Tượng chú gà trống nặng 8 tấn đặt ở đầu làng K’Long hiện nay là do Kiến trúc sư Lữ Trúc Phương cùng nhà điêu khắc Thụy Lam thiết kế và xây dựng vào những năm 1978-1979. Đây vừa là công trình dân sinh vừa lưu giữ truyền thuyết tuyệt đẹp của làng. Năm 2005, Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam công nhận là tượng gà trống lớn nhất Việt Nam với chiều cao 3,2 mét đặt trên bệ đá cao 1,5 mét. Ai đến đây cũng phải trầm trồ bởi tượng gà trống khổng lồ được thiết kế tinh tế và trở thành biểu tượng của làng.

 

 

 

Du khách nghe chuyện và chiêm ngưỡng tượng gà đều thích thú và dành khá nhiều thời gian chụp ảnh, tìm hiểu sinh hoạt của người dân địa phương. Nhiều người đã bày tỏ thán phục truyền thuyết đầy chất nhân văn của người K’Ho làng K’Long. Riêng du khách Pháp thì càng thích thú bởi liên tưởng biểu tượng chú gà trống của nước Pháp ngay tại làng K’Long của Việt Nam.

 
Làng K’Long còn rất nhiều ngôi nhà gỗ cũ kỹ tạo được ấn tượng đẹp cho du khách. Đây chính là sản phẩm du lịch đặc trưng làm cho khách phải nhớ khi nhắc đến Đà Lạt, nhắc đến làng K’Long. Ruộng rẫy của người K’Ho là sản phẩm du lịch đặc trưng thứ hai đối với du khách khi đặt chân đến đây. Phía sau dãy nhà nằm cặp hai bên đường xuyên qua làng là những khu đất bậc thang trên nền đất đỏ bazan trồng hoa màu cây cối xanh tốt, đậm chất Tây Nguyên.

 

Trên đường từ trung tâm Đà Lạt đến làng K’Long, còn có rất nhiều điểm du lịch nổi tiếng. Theo tuyến này, du khách có thể thiết kế chương trình theo trình tự: điểm dừng chân đầu tiên là cáp treo đi qua hồ Tuyền Lâm để đến với Trúc Lâm Thiền Viện. Tại đây, du khách viếng cảnh chùa mới xây nhưng cổ kính và bơi xuồng trên hồ ngắm cảnh trời nước thơ mộng. Trở lên bờ, du khách di chuyển đến thác Đa-tan-la cách trung tâm thành phố khoảng 5 cây số. Khách có thể chinh phục thác bằng máng trượt hoặc thả bộ dọc theo các bậc thang dẫn xuống thung lũng sâu. Đa-tan-la hiện có dịch vụ thám hiểm thác dành cho du khách ưa thích cảm giác mạnh. Trở ngược xuống đèo Prenn, du khách dừng chân ở con thác cùng tên để thưởng lãm phong cảnh; cưỡi voi đi dạo núi rừng. Nơi đây có nhiều sản phẩm du lịch hấp dẫn phục vụ du khách.

 

Tại thác Prenn, du khách đi một đoạn đường cao tốc rồi rẽ trái theo quốc lộ 20 để đến làng K’Long chiêm ngưỡng tượng gà trống khổng lồ và nghe chuyện nàng Mỵ Nương của núi rừng cao nguyên. Chương trình này có thể gói gọn trong một ngày. Khách có thể tự thiết kế tour hoặc thuê dịch vụ tại các trung tâm lữ hành ở thành phố Đà Lạt, đi theo kiểu “city tour” theo yêu cầu..
Hình pho tượng này cùng truyền thuyết “voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao”  đã tô thắm thêm những vẽ đẹp độc đáo của dân tộc Việt Nam với ước mơ chinh phục thiên nhiên. Hiện mỗi năm làng Con Gà của người K’Ho là điểm đến thú vị của rất nhiều du khách trong và ngoài nước.

 

Ngày nay, du khách khi đi ngang qua bức tượng con gà lớn nhất Việt Nam không thể không dừng lại để chụp hình lưu niệm và chiêm ngưỡng vẻ kì vĩ, hiên ngang của chú gà. Trung tâm sách Kỷ lục Việt Nam giới thiệu đây là đề xuất kỷ lục Việt Nam.

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /522