Mytour blog
Tags:
lễ hội truyền thốngDu lịch Quảng Namlàng nghề truyền thống lễ hội Bà Chúa Tàm Tang
06/04/20233.3150

Lễ hội tôn vinh nghề trồng dâu nuôi tằm năm 2024

Dâng hương bà Đoàn Quý Phi Xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên liên tiếp trong các ngày 11 đến 13-4 luôn đầy ắp người, đầy ắp tiếng cười, đầy ắp niềm vui bởi lễ hội Bà Chúa Tàm Tang lần đầu tiên được tổ chức quy mô ngay trên mảnh đất truyền thống trồng dâu nuôi tằm dệt vải.

 

Ông Đoàn Thâm, 75 tuổi, cả cuộc đời gắn với biền dâu quê hương không giấu nổi niềm vui bảo: “Suốt ba ngày nay, hầu như tôi không ở nhà. Toàn bộ thời gian dành cho việc làng, việc xã. Khi rảnh đôi chút thì ra xem con cháu vui vẻ, hào hứng tham gia hội làng”.

 

 

Nghề nuôi tằm dệt vải - Ảnh: sưu tầm

Xem thêm: Tour du lịch hấp dẫn đến Quảng Nam

 

Toàn xã có bốn thôn, chỉ thôn Thi Lai lần này chưa tổ chức các hoạt động, còn ba thôn kia vừa có lễ trọng, vừa có nhiều trò vui, nhiều cuộc thi đấu TDTT sôi nổi. Thôn Phú Bông trang trọng tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận làng dệt vải Phú Bông.

 

Những con tằm còn nhỏ - Ảnh: VNP

 

Thôn Chiêm Sơn tập trung lễ tế bà Chiêm Sơn tại dinh Bà. Thôn Đông Yên tổ chức lễ tế bà Đoàn Quý Phi tại nhà thờ tộc Đoàn, trong thôn. Điểm nhấn là chương trình sân khấu hóa lễ hội Bà chúa Tàm Tang vào đêm cuối cùng tại ngay trung tâm làng nghề.

 

Những ngày này toàn xã Duy Trinh rợp bóng cờ Tổ quốc, cờ hội, cờ phướn, cờ đuôi nheo cùng panô, áp phích hoà thành một gam màu tươi vui, rực rỡ, phấn khích lòng người. Nam thanh, nữ tú và cả lão ông, lão bà, thiếu nhi không chỉ của xã Duy Trinh mà của nhiều xã trong huyện tụ hội về chia vui đều bị hút vào các trò chơi như thi thả diều, kéo co, đua thuyền, bóng chuyền, cờ tướng, chọi gà, têm trầu...

 

Đầu thôn cuối xóm, chỗ nào cũng rôm rả chuyện kể về bao điều xoay quanh hội làng để rồi cùng oà vỡ những nụ cười rộn vang, bất tận. Nhiều du khách nước ngoài đến xem, cỗ vũ, ai nấy như càng hào hứng gắng sức hơn để hình ảnh quê mình được du khách ghi vào máy ảnh, camera càng đẹp, càng đến với bạn bè trong và ngoài nước ấn tượng hơn.

 

Đêm 16-3 Bính Tuất (tức ngày 13-4) là đêm cuối nhưng cũng là hoạt động chính của lễ hội tôn vinh bà Chúa Tàm Tang. Từ chiều tối trẻ con đã kéo nhau ra sân chính vừa đùa nghịch, vừa chờ xem diễn hội. Riêng bà con tộc Đoàn thành kính tập trung về nhà tộc để dâng hương và tế Bà trước khi con cháu về dự Hội. Hàng trăm con cháu nghiêm trang trước lễ. Đáng quý là ngoài bà con trong làng, có 4 đoàn con cháu về dâng hương cúng tổ đến từ tỉnh Hà Nội, Hải Dương, TP.HCM và Quảng Nam - Đà Nẵng.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Hà Nội

 

Đúng 19g30 sân khấu mở ra. Các diễn viên không chuyên của huyện, của xã cùng phối hợp thể hiện các màn múa, hát, hoạt cảnh nêu bật phẩm hạnh của người con gái quê hương, sau trở thành bậc Vương phi hoàng tộc nhưng trước sau vẫn nhân hậu, đức độ, trong sáng, có công lớn trong việc động viên khích lệ người dân phát triển các nghề trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa...

 

“Tai nghe Chúa ngự thuyền rồng

Thiếp thương phận thiếp má hồng nắng mưa

Thuyền rồng Chúa ngự nơi đâu

Thiếp thương phận thiếp hái dâu một mình”

 

Tiếng hát trên sân khấu cùng với hình ảnh của một thôn nữ bên biền dâu ven sông Thu Bồn vút cao, da diết, xao động lòng người trong đêm hội cũng chính là hình ảnh nơi này, ngày này năm xưa được tái hiện.

 

Theo truyền thuyết dân gian, hồi ấy, vào đêm trăng đẹp, Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên thực hiện chuyến tuần du Quảng Nam. Cùng đi có Công tử thứ hai là Nguyễn Phước Lan. Khi thuyền rồng ngược dòng sông Thu từ dinh trần Thanh Chiếm đến gành Điện Châu thì tiếng hát giữa đêm trăng thanh vắng như níu thuyền dừng lại. Và trái tim đa cảm của Phước Lan Công tử quả đã xao xuyến khôn cùng.

 

Quang Nam Le hoi ton vinh nghe trong dau nuoi tam

Cô thôn nữ gặp công tử Nguyễn Phước Lan - Ảnh: sưu tầm

 

Được phép của Vương phụ, thuyền rồng chầm chậm theo triền sông, tìm tiếng hát. Lúc lên bờ, bên bóng dâu xanh thẳm rực ánh trăng vàng, chàng trai vương bá đã bất ngờ trước vẻ đẹp mặn mà, kiều diễm, đôn hậu của Đoàn Thị Ngọc, cô thôn nữ vừa độ trăng tròn. Có lẽ ông Tơ bà Nguyệt khéo đặt bày nên họ đã yêu nhau từ lần gặp ấy. Hai năm sau, cô thôn nữ vốn là con gái yêu của hào trưởng làng Chiêm Sơn Đoàn Công Nhạn trở thành Phó tướng Nhân lộc hầu Nguyễn Phước Lan.

 

Rồi Công tử Phước Lan lần lượt trở thành Trấn thủ Quảng Nam và Chúa thượng Nguyễn Phước Lan. Bà Đoàn Thị Ngọc trở thành Vương phi quyền quý. Thế nhưng vốn xuất thân từ nghề tàm tang nên Bà rất chăm lo, khuyến khích việc nông tang. Bà đã tạo điều kiện đưa nghề dệt đến với miền Thuận Hóa.

 

Riêng tại quê nhà, Bà càng dành nhiều ưu ái để khuếch trương làng nghề. Nhờ đó, hai phủ Điện Bàn, Thăng Hoa xuất hiện nhiều làng dệt, sản xuất các mặt hàng: the, sô sưa, gấm vóc, lụa là, sa đũi...

 

Làm lễ tại đền làng - Ảnh: sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Nam

 

Các làng chuyên nghề trồng dâu, nuôi tằm dệt vải như Chiêm Sơn, Đông Yên, Phú Bông, Mã Châu, Lang Châu, Thi Lai, Bảo An, Xuân Đài, La Kham, Vân Ly... nổi tiếng của Quảng Nam lan dần đến Quảng Ngãi, Phú Yên... Nghề tàm tang xứ Đàng Trong (thế kỷ XVII) nhờ vậy rất phát triển. Vải vóc, tơ lụa vừa tiêu dùng trong nước, vừa xuất khẩu ra các nước qua thương cảng Hội An.

 

Năm Tân Sửu, ngày 17-5 (tức ngày 12-7-1661) bà Đoàn Thị Ngọc qua đời, thọ 60 tuổi. Chúa Hiền Nguyễn Phước Tần đưa thân mẫu về quê an táng trên gò Cốc Hùng, làng Chiêm Sơn, xã Duy Trinh ngày nay.

 

Năm 1744, Võ Vương Nguyễn Phước Khoát truy tôn bà là “Trinh Thục Từ Tĩnh Huệ Phi” về sau thêm 2 chữ Mẫn Duệ, xứng đáng là bậc mẫu nghi thiên hạ. Và sau khi thống nhất xã tắc, vua Gia Long truy tôn bà là Hoàng Hậu với vương tước đầy đủ “Trinh Thục Từ Tĩnh Mẫn Duệ Huệ Kính Hiếu Chiêu Hoàng Hậu” và khắc tên lên Kim Sách của Hoàng tộc.

 

Tưởng nhớ công đức của Bà, người dân quê Bà vẫn gìn giữ, phát triển nghề truyền thống trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa.

 

Theo dõi kịch bản sân khấu được thể hiện trên sân khấu từ đầu đến cuối, gần 5.000 người dự hội ngồi vòng trong vòng ngoài, ngay cả các em thiếu nhi cũng phấn khích nhưng hết sức trật tự. Còn bạn trẻ Nguyễn Hồng Hoa ở thôn Đông Yên, xã Duy Trinh thì cho biết: “Qua đây, chúng em có dịp hiểu thêm truyền thống làng nghề, công đức người xưa. Và chắc chắn em cùng nhiều bạn trong chúng em sẽ gắn bó với quê nhà, với làng nghề "

 

Người dân đón xem hội Ông Trần Công Tám, Chủ tịch UBND huyện Duy Xuyên khẳng định: “Lễ hội Bà chúa Tàm Tang chính là để tri ân Bà Đoàn Quý Phi và tôn vinh làng nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải. Đây cũng là sản phẩm du lịch mới để cùng với lễ hội Mỹ Sơn, Lễ hội Bà Thu Bồn, Lễ hội xanh Duy Sơn...chúng tôi giới thiệu đến du khách tiềm năng du lịch của Duy Xuyên, xem đây là những cơ hội vàng để phát triển du lịch - ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương”.

 

Xem thêm: Các khách sạn tại Quảng Nam

 

Cũng theo ông Trần Công Tám, trong 3 ngày diễn ra lễ hội vừa qua, các doanh nghiệp du lịch trong tỉnh đã kết nối làng dệt Đông Yên, dinh Bà Chiêm Sơn... vào các tour du lịch Duy Xuyên rất được du khách trong và ngoài nước hưởng ứng. Tuyến tham quan văn hoá làng nghề - lăng mộ Bà Chúa Tàm Tang, di tích Dinh Bà Chiêm Sơn gắn với lễ hội xuống đồng, lễ tế mục đồng, Chùa Vua ( còn gọi là Chùa Ngự- nơi các vua nhà Nguyễn ở khi đến viếng lăng mộ tổ tiên), Bến Giá ( bến thuyền vua neo đậu) và không xa là di chỉ khảo cổ học Mậu Hoà, Lăng Bà Thu Bồn, Khu đền tháp Mỹ Sơn.. sẽ thu hút khách đến thưởng lãm, khám phá.

 

Bà Nguyễn Thị Xuân, Bí thư Đảng uỷ xã Duy Trinh cho biết, thật ra Duy Trinh hiện chỉ còn 41 hộ trồng dâu nuôi tằm, 4 cơ sở ươm tơ tư nhân cả thủ công và cải tiến, 2 cơ sở dệt lụa. Chúng tôi hiện đang quy hoạch lại và tạo mọi điều kiện thuận lợi để bà con duy trì và phát triển làng nghề dẫu nhiều năm qua, do nhiều lý do khách quan chỉ hoạt động cầm chừng".

Mytour.vn - Nguồn: Tổng hợp

Các câu hỏi thường gặp
Lễ hội tôn vinh nghề trồng dâu nuôi tằm là gì?

- Đây là một lễ hội truyền thống được tổ chức hàng năm tại Quảng Nam, Miền Trung để tôn vinh nghề trồng dâu nuôi tằm, đồng thời giới thiệu và quảng bá sản phẩm đặc sản của địa phương.

Lễ hội được tổ chức vào thời điểm nào?

- Lễ hội thường được tổ chức vào tháng 4 hàng năm, vào dịp cây dâu bắt đầu ra hoa và tằm đang trong giai đoạn phát triển.

Lễ hội có những hoạt động gì?

- Lễ hội có nhiều hoạt động đa dạng như triển lãm sản phẩm dâu tằm, trình diễn nghệ thuật, thi đua nấu ăn, chạy đua tằm, đua thuyền trên sông Thu Bồn, văn nghệ đêm hội, hội chợ đêm...

Lễ hội có ý nghĩa gì đối với địa phương?

- Lễ hội không chỉ giúp quảng bá và phát triển sản phẩm đặc sản của địa phương mà còn góp phần tạo nên sự đoàn kết, gắn bó giữa người dân địa phương. Đồng thời, lễ hội còn giúp du lịch phát triển, thu hút du khách đến với Quảng Nam, Miền Trung.

Lễ hội có những đặc sản nào đáng thử?

- Quảng Nam là vùng đất có nhiều đặc sản ngon như bánh tráng cuốn thịt heo, bánh xèo, mì Quảng, cơm hến, bánh bèo, bánh đập... Ngoài ra, đặc sản dâu tằm cũng là món ăn đặc biệt của địa phương, được chế biến thành nhiều món như sinh tố, kem, mứt, rượu...

0 Thích

Đánh giá : 4.8 /446