Mytour blog
Tags:
du lịch HuếLễ hội - Sự kiện Thừa Thiên HuếLễ tế bách tổ
06/04/20231.4720

Lễ tế bách tổ nghề truyền thống bên dòng sông Hương năm 2024

Cùng Mytour tham gia vào không khí lễ tế bách tổ của các làng nghề bên dòng sông Hương - Huế.  Được xem là một trong những nghi thức độc đáo của Huế, thường diễn ra rất trang trọng với nhiều hoạt động như dâng hương, đưa rước... 

 

lễ tế bách tổ nghề truyền thống diễn ra tại công viên Tứ Tượng, đường Lê Lợi, TP Huế.

Đúng 17h ngày 2/5, lễ tế bách tổ nghề truyền thống diễn ra tại công viên Tứ Tượng, đường Lê Lợi, TP Huế. Gần 200 nghệ nhân đến từ 40 cơ sở nghề, làng nghề truyền thống tiêu biểu của cả 3 miền đã cùng nhau tập tung chuẩn bị cho lễ rước.

 

Phần nghi lễ được tổ chức trang trọng.
Phần nghi lễ được tổ chức trang trọng. Các nghệ nhân dâng hương tưởng nhớ và cầu nguyện tổ nghề giúp làng ngày một phát triển. Theo nghệ nhân Lê Văn Kinh, Trưởng ban lễ tế, đây là hoạt động truyền thống để thế hệ con cháu thể hiện sự tri ân đến tiên tổ nghề.

Ngoài các nghệ nhân, đoàn rước còn có sự góp mặt của hàng trăm nghệ sĩ, học sinh, sinh viên trong trang phục áo dài truyền thống
Ngoài các nghệ nhân, đoàn rước còn có sự góp mặt của hàng trăm nghệ sĩ, học sinh, sinh viên trong trang phục áo dài truyền thống đi dọc đường Lê Lợi, ngang qua cầu Trường Tiền, đến công viên Hai Bà Trưng và kết thúc ở quảng trường bia Quốc Học, TP Huế. 

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Huế


Đi đầu là biểu tượng đất nước Việt Nam được kết từ hàng chục chiếc nón lá Huế.
Đi đầu là biểu tượng đất nước Việt Nam được kết từ hàng chục chiếc nón lá Huế. Với chủ đề “Tinh Hoa Nghề Việt”, festival làng nghề năm nay đã thu hút hàng chục nghìn lượt khách trong và ngoài nước đến Huế tham quan.

Một góc của đoàn rước kéo dài trên đường Lê Lợi, TP Huế
Một góc của đoàn rước kéo dài trên đường Lê Lợi, TP Huế. “Lần đầu tiên đến Huế và được xem lễ rước tổ nghề, tôi thấy nó quá hay và độc đáo” , anh Tuấn Anh, 40 tuổi, du khách đến từ TP HCM chia sẻ.

Theo sau biểu tượng bản đồ đất nước là kiệu và hương án tổ bách nghệ. Các làng nghề đi tiếp ở giữa đoàn rước.
Theo sau biểu tượng bản đồ đất nước là kiệu và hương án tổ bách nghệ. Các làng nghề đi tiếp ở giữa đoàn rước. Hàng học sinh, sinh viên mặc áo dài Huế cầm lồng đèn và lọng đi cuối cùng.

Người dẫn đầu mỗi đoàn cầm theo bảng tên đại diện cho một làng nghề nhất định.
Người dẫn đầu mỗi đoàn cầm theo bảng tên đại diện cho một làng nghề nhất định. Tuy trải qua nhiều kỳ festival, lễ rước vẫn được xem là một trong những điểm nhấn thu hút du khách, đánh dấu sự kết thúc lễ hội truyền thống.

Lễ rước thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách quốc tế và người đi đường.
Lễ rước thu hút sự quan tâm của đông đảo du khách quốc tế và người đi đường. Dòng người dự lễ còn có những nghệ nhân đã đứng tuổi. Trong ảnh là một nghệ nhân với râu tóc bạc phơ đến từ làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Thừa Thiên Huế

Lễ tế bách tổ nghề truyền thống bên dòng sông Hương
Đoàn rước đi qua cầu Phú Xuân khi trời vừa nhá nhem tối. Trong ảnh, nhiều bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ chất liệu Zèng của đồng bào Tà Ôi (huyện miền núi A Lưới) hay những mẫu trang phục theo phong cách ASEAN cũng được trình diễn.

Lễ tế bách tổ nghề truyền thống bên dòng sông Hương
Với hai chân không thể đi và phải ngồi xe lăn, ông Trần Hùng, 61 tuổi trú tại TP Huế, vẫn kiên nhẫn bên lề đường chờ đoàn rước dạo qua. Ông Hùng cho hay đã nhiều lần nghe đến lễ rước tổ nghề nhưng nay mới được xem vì đi lại khó khăn.

 

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Thừa Thiên Huế

Lễ tế bách tổ nghề truyền thống bên dòng sông Hương
18h30 cùng ngày, đoàn rước hướng vào bia Quốc Học, nơi diễn ra chương trình Bế mạc Festival làng nghề truyền thống sau 5 ngày tổ chức.

 

Xem thêm: Các tour du lịch Huế

 

Mytour.vn - Theo Vnexpress

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /283