Mytour blogimg_logo
Tags:
du lịch tâm linhCôn Sơn - Kiếp Bạcdu lịch Hải DươngLễ hội - Sự kiện Hải Dươngkinh nghiệm du lịch Hải Dương
06/04/202316.6600

Ngày bình yên ở Côn Sơn – Kiếp Bạc năm 2024

“Côn Sơn suối chảy rì rầm/Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai… Trong ghềnh thông mọc như nêm/Tìm nơi bóng mát ta lên ta nằm”… Theo tiếng gọi của bài thơ Bài ca Côn Sơn của đại thi hào Nguyễn Trãi đã học từ thời phổ thông, tôi lên đường du lịch Hải Dương tìm về Côn Sơn – Kiếp Bạc để được nghe suối đàn cầm, nghe thông reo rì rầm, nghe bờ cỏ mát mịn và tìm ngày bình yên trên mảnh đất gắn liền với nhiều danh nhân đất Việt này.

 

Một thoáng Côn Sơn – Ảnh: dulichanh

 

Quần thể di tích Côn Sơn – Kiếp Bạc thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Nơi đây gồm các di tích lịch sử liên quan đến những chiến công lẫy lừng trong các cuộc kháng chiến lịch sử của dân tộc ta. Đây cũng là nơi gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi, Trần Hưng Đạo… Nơi đây có núi non, chùa tháp, rừng thông, khe suối đúng như những gì mà đại thi hào Nguyễn Trãi đã miêu tả trong Côn Sơn ca. Đến Côn Sơn vào bất cứ mùa nào cũng thấy không khí mát lành, trời đất Côn Sơn như hòa quyện với nhau.

 

Sông núi Côn SơnKiếp Bạc – Ảnh: consonkiepbac

 

Xem thêm: khách sạn giá tốt tại Hải Dương

 

KIẾP BẠC YÊN BÌNH

 

Để tiện đường tham quan, điểm đầu tiên mà tôi dừng chân là khu di tích Kiếp Bạc. Đập vào mắt tôi là khung cảnh đẹp tuyệt vời của thung lũng trù phú nhờ sự đắp bồi của bốn dòng sông từ thượng nguồn đổ về sông Thái Bình, núi Rồng hùng vỹ bao quanh. Tôi cảm nhận sự yên bình, khoáng đạt ngay khi vào đến khu Kiếp Bạc. Đền thờ Trần Hưng Đạo (đền Kiếp Bạc) được dựng trên một khu đất ở trung tâm thung lũng Kiếp Bạc, là di tích lịch sử lớn nhất ở Kiếp Bạc. Khu đền có cổng tam quan như bức cuốn thư “lưỡng long chầu nguyệt” bề thế. Đền Kiếp Bạc nhìn ra con sông Thương, sau lưng là núi Rồng sừng sững, bên tả có núi Bắc Đẩu, bên hữu là núi Nam Tào ba bề ôm lấy Kiếp Bạc hùng vĩ.

 

Hàng năm, hội đền được tổ chức vào ngày mất của Trần Hưng Ðạo (ngày 20 tháng 8 âm lịch). Vào các ngày hội lớn, đông đảo du khách lại nô nức cùng về Kiếp Bạc trẩy hội rộn ràng cả một khu.

 

Hùng vỹ Kiếp Bạc – Ảnh: Internet

 

Thoáng bình yên ở Kiếp Bạc – Ảnh: Du khách

 

Nô nức cùng về Kiếp Bạc trẩy hội – Ảnh: vietnamhotel

 

Cổng tam quan “lưỡng long chầu nguyệt” của đền Kiếp Bạc – Ảnh: Internet

 

Xem thêm: khách sạn giá tốt tại Chí Linh - Hải Dương

 

CÔN SƠN CA

 

Côn Sơn cách Kiếp Bạc khoảng 5km. Côn Sơn có hồ nước mênh mông, có đồi thông vi vu gió hát, và những di tích thu hút bước chân lữ khách. Chính vì điều đó nên tôi dành cho Côn Sơn bình yên nhiều thời gian hơn.

 

Thiên nhiên hữu tình níu chân du khách – Ảnh: Du khách

 

Chùa Côn Sơn có tên chữ là Thiên Tư Phúc Tự nghĩa là chùa được trời ban cho phước lành, dân gian còn gọi là chùa Hun. Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Trong khu chùa có cây đại 600 tuổi, 4 nhà bia, đặc biệt là bia Thanh Hư động có từ thời Long Khánh (1373-1377) với nét chữ của vua Trần Duệ Tông và bia Côn Sơn thiện từ bi phúc tự đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc khi Người về thăm. Di tích này cũng là điểm đến của nhiều người khi đi du lịch Hưng Yên về với Côn Sơn.

 

Cổng chùa Côn Sơn – Ảnh: Internet

 

Khuôn viên chùa Côn Sơn – Ảnh: bacgiangonline

 

Rời chùa Côn Sơn, tôi đến đền thờ Nguyễn Trãi. Bên phải đền là dòng suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu đền. Xung quanh khu đền là núi non xanh mát. Ở khu đền có suối, có thông, có núi non… thế đẹp tựa như bài ca về Côn Sơn mà năm nào ông đã viết.

 

Cây cầu dẫn vào đền thờ Nguyễn Trãi – Ảnh: panoramio

 

Không khí yên tĩnh trong khu đền – Ảnh: panoramio

 

Khung cảnh yên bình, lòng người cũng trở nên nhẹ nhàng, yên lắng và mọi mệt mỏi dường như tan biến. Chính vì khung cảnh này mà tôi tiếp tục thăm giếng Ngọc, suối Thạch Bàn, Bàn Cờ Tiên, tháp Huyền Quang, Thạch Bàn nơi Nguyễn Trãi ngồi ngâm thơ, đọc sách… đều nằm trong khu di tích Côn Sơn, không chút mệt mỏi. Giếng Ngọc nằm ở sườn núi Kỳ Lân. Tương truyền đây là giếng nước do thiền sư Huyền Quang được thần linh báo mộng ban cho chùa nguồn nước quý. Nước giếng trong vắt, xanh mát quanh năm, uống vào thấy khoan khoái dễ chịu vô cùng.

Còn nơi tương truyền là bàn cờ của các vị tiên giáng trần chơi cờ nằm trên đỉnh núi. Từ chùa Côn Sơn tôi phải leo những bậc thang cao để lên đến đỉnh. Đứng từ đây, trải khắp tầm mắt là cả một vùng núi sông rộng lớn.

 

Khu tháp Huyền Quang – Ảnh: vanthanhbtv

 

Giếng Ngọc – Ảnh: du khách

 

Đường lên Bàn Cờ Tiên – Ảnh: 123hoang

 

Chỉ với một ngày ở Côn Sơn – Kiếp Bạc tôi đã được hòa mình vào phong cảnh hữu tình, với núi, với sông, với rừng thông vi vút tạo nên một bức tranh thiên nhiên tươi đẹp. Cái phong vị của gió, của đồi núi trập trùng, của sông nước mênh mông, của hào khí linh thiêng khiến sâu thẳm trong tôi vừa tự hào vừa thấy bình yên, lưu luyến bước chân không muốn rời đi trong chuyến du lịch Hưng Yên lần này.

 Bước chân ra về vẫn lưu luyến chốn hào khí linh thiêng – Ảnh: dulichanh

 

Xem thêm : các khách sạn giá rẻ tại Hải Dương

 

Mách bạn:

 

1. Côn Sơn - Kiếp Bạc cách Hà Nội khoảng 80km. Từ Hà Nội, bạn có thể đi hướng đường cầu Thanh Trì, rồi đi về hướng Phả Lại. Qua cầu Phả Lại, tới ngã ba Sao Đỏ thì đi thẳng đường đi Quảng Ninh khoảng gần 1km thì rẽ trái theo biển hướng dẫn đi Côn Sơn.

 

2. Lễ hội mùa thu Côn Sơn – Kiếp Bạc ở Hải Dương năm 2014 sẽ diễn ra từ ngày 8 đến ngày 13-9. Đến Côn Sơn - Kiếp Bạc trong đợt Lễ hội mùa thu, bạn sẽ được hòa mình vào không khí lễ hội với nhiều nghi lễ, diễn xướng và trò chơi dân gian đặc sắc.

 

3. Mùa thu, đặc biệt là dịp Lễ hội mùa thu, du khách đến Côn Sơn - Kiếp Bạc rất đông, nên muốn nghỉ lại ở Côn Sơn, bạn nên lên các trang mạng đặt phòng online tham khảo địa điểm và giá các khách sạn nhà nghỉ để đặt phòng trước khi đi. Các hàng quán ở Côn Sơn cũng nhiều, nhưng nếu đi đông thì tốt hơn hết là bạn nên chuẩn bị mang theo đồ ăn, như đồ hộp, hoa quả… để cùng nhau bày tiệc giữa thiên nhiên yên bình ở Côn Sơn.

 

4. Lưu ý: Đến Côn Sơn - Kiếp Bạc là sẽ đi thăm viếng đền chùa tôn nghiêm, vì vậy bạn không nên mặc quần hay váy ngắn.

 

Hải Yến – mytourblogs.com

Các câu hỏi thường gặp
Ngày bình yên ở Côn Sơn – Kiếp Bạc là gì?

- Ngày bình yên ở Côn Sơn – Kiếp Bạc là một chương trình du lịch tâm linh được tổ chức tại Hải Dương, Miền Bắc. Chương trình này nhằm mục đích giúp du khách tìm lại sự bình yên trong tâm hồn và khám phá văn hóa tâm linh của địa phương.

Chương trình Ngày bình yên ở Côn Sơn – Kiếp Bạc bao gồm những hoạt động gì?

- Chương trình bao gồm các hoạt động như tham quan chùa Côn Sơn, lễ cầu an, lễ dâng hương, tọa đàm tâm linh, tham quan làng nghề truyền thống, thưởng thức đặc sản địa phương và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

Thời gian diễn ra chương trình Ngày bình yên ở Côn Sơn – Kiếp Bạc là bao lâu?

- Thời gian diễn ra chương trình thường kéo dài từ 1 đến 2 ngày, tùy vào lịch trình của từng đoàn du khách.

Chi phí tham gia chương trình Ngày bình yên ở Côn Sơn – Kiếp Bạc là bao nhiêu?

- Chi phí tham gia chương trình thường dao động từ 1 đến 2 triệu đồng/người, tùy vào lịch trình và dịch vụ được cung cấp.

Làm thế nào để đăng ký tham gia chương trình Ngày bình yên ở Côn Sơn – Kiếp Bạc?

- Để đăng ký tham gia chương trình, du khách có thể liên hệ với các đại lý du lịch hoặc trực tiếp đăng ký với tổ chức tổ chức chương trình.

0 Thích

Đánh giá : 4.1 /505