Mytour blog
Tags:
du lịch HuếCầu Tràng Tiền cung đình huếngọ mônđiện thái hòa
06/04/20238.3530

Ngược dòng lịch sử về thăm đất cố đô thời phong kiến - Phần 1 năm 2024

Huế là địa điểm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước bởi bề dày văn hóa lâu đời, cảnh quan thiên nhiên đẹp, hữu tình được nhắc nhiều trong các tác phẩm thơ văn và âm nhạc Việt Nam . Dù cho bánh xe thời gian vẫn vô tình quay về phía trước nhưng ở Huế vẫn còn điều gì đó thiêng liêng lắm, đặc biệt lắng đọng lại của mảnh đất kinh thành xưa nơi lữ khách khiến bất cứ ai cũng cảm thấy bâng khuâng khó tả. Cùng Mytour lội ngược dòng lịch sử về vùng cố đô xưa để xem đời sống và những sự kiện đã từng diễn ra tại đây nhé!

 

HIÊN NGANG CẦU TRƯỜNG TIỀN

 

Hoai niem ve co do Hue

Cầu Trường Tiền năm 1904. - Ảnh: Nhan’s blog

 

Cầu Trường Tiền là một trong những biểu tượng mang tính đặc trưng nhất của Huế. Có một người con xứ Huế ở phương trời xa đã nói rằng: “Trường Tiền là chiếc cầu định mệnh của Huế. Đến Huế mà chưa đứng trên cầu là chưa vô tới Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi…

 

Cầu Trường Tiền còn được gọi là Cầu Tràng Tiền, là chiếc cầu dài hơn 400 mét gồm 6 nhịp dầm thép hình vành lược, khẩu độ mỗi nhịp 67 mét. Khổ cầu 6 mét, được thiết kế theo kiến trúc Gô tích, bắc qua sông Hương.

 

Hoai niem ve co do Hue

Cầu Trường Tiền là biểu tượng đặc trưng nơi xứ Huế. - ảnh: Sam Sam

 

"Cầu cong như chiếc lược ngà

Sông dài mái tóc cung nga buông hờ

Đôi bờ đôi cánh tay vua

Cung nga úp mặt làm thơ thất tình"

 

Thi sĩ Nguyễn Bính đã ví như thế về cây cầu duyên dáng yêu kiều bắc qua dòng Hương Giang thơ mộng. Nhưng như một định mệnh khắc nghiệt, theo dòng chảy thời gian, cầu Trường Tiền trầm luân cùng xứ Huế trong những biến động của lịch sử, của chiến tranh.


Hoai niem ve co do Hue

Cầu Trường Tiền lung linh ánh sáng. - Ảnh: Tbone Le

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Thừa Thiên Huế

 

QUẦN THỂ KIẾN TRÚC HUẾ

 

Cố đô Huế là kinh đô phong kiến duy nhất ở Việt Nam còn nhiều nơi khá nguyên vẹn. Kiến trúc các dinh thực, cung ở Huế phong phú và đa dạng: có kiến trúc cung đình và kiến trúc dân gian, kiến trúc tôn giáo và kiến trúc đền miếu, kiến trúc truyền thống và kiến trúc hiện đại…

 

Những công trình kiến trúc công phu, đồ sộ nhất chính là Quần thể di tích Cố đô Huế hay Quần thể di tích Huế. Đó là những di tích lịch sử - văn hóa do triều Nguyễn chủ trương xây dựng trong khoảng thời gian từ đầu thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20 trên địa bàn kinh đô Huế xưa.

 

NGỌ MÔN - UY KÍNH LỐI VUA ĐI

 

Hoai niem ve co do Hue

Ngọ Môn trên một con tem những năm 1930. - Ảnh: Nhan’s Blog

 

Về mặt kiến trúc Ngọ Môn có dáng dấp tương tự Ngọ môn ở Cố cung Bắc Kinh nhưng vẫn thể hiện rõ phong cách kiến trúc dân tộc Việt Nam. Ngọ Môn có hai phần chính là: đài - cổng và lầu Ngũ Phụng.

 

Hoai niem ve co do Hue

Ngọ Môn được nhìn từ Kỳ Đài. - Ảnh: Nhan’s Blog

 

Thân đài trổ 5 lối đi. Lối chính giữa là Ngọ Môn, chỉ dành cho vua đi. Hai lối bên là Tả Giáp Môn và Hữu Giáp Môn, dành cho quan văn, võ theo cùng trong đoàn Ngự đạo. Hai lối đi bên ngoài cùng nằm ở hai cánh chữ U là Tả Dịch Môn và Hữu Dịch Môn, dành cho binh lính và voi ngựa theo hầu.


Hoai niem ve co do Hue

Một buổi đại lễ ở Ngọ môn . - Ảnh: Nhan’s blog

 

Hoai niem ve co do Hue

Ngọ Môn ngày nay cổ kính rêu phong. - Ảnh: Cinet

 

Hoai niem ve co do Hue

Muốn vào Hoàng thành Huế phải qua cổng Ngọ Môn. - Ảnh: Annie Ha

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Huế

 

ĐIỆN THÁI HÒA - TRỌNG CUNG NƠI ‘ĐẤT RỒNG’

 

Điện Thái Hòa là cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế, đây là cung điện được xem là trung tâm quyền lực của triều đình phong kiến nhà Nguyễn. Điện Thái Hòa là nơi tổ chức các buổi lễ trọng đại của quốc gia như: lễ vua đăng cơ, lễ sinh thành của vua và lễ đón tiếp các sứ thần nước khác,...

 

Hoai niem ve co do Hue

Thẳng từ Ngọ Môn vào là điện Thái Hòa. - Ảnh: Tran Thai Hoa

 

Hoai niem ve co do Hue

Sân chầu trước điện Thái Hòa. - Ảnh: Sưu tầm

 

Các quan khác có mặt đông đủ và đứng xếp hàng ở sân Đại triều theo cấp bậc và thứ hạng từ nhất phẩm đến cửu phẩm, quan văn đứng bên trái, quan võ đứng bên phải. Tất cả các vị trí đều được đánh dấu trên hai dãy đá đặt trước sân chầu.

 

Hoai niem ve co do Hue

Dãy mốc đá quy định vị trí đứng của từng cấp quan lại. - Ảnh: Nhan’s Blog

 

Hoai niem ve co do Hue

Đoan xa giá hồi cung ở lễ tế Nam giao. - Ảnh: Nhan’s Blog

 

Vào những dịp này, nhà vua ngồi uy nghiêm trên ngai vàng. Chỉ các quan Tứ trụ và những hoàng thân quốc thích của nhà vua mới được phép vào điện diện kiến.


Hoai niem ve co do Hue

Quan lại phủ phục trước sân chầu. - Ảnh: Nhan’s Blog

 

Hoai niem ve co do Hue

Những quan lại có phẩm hàm lớn được xếp đứng phía trước. - Ảnh: Nhan’s Blog

 

Trang trí cũng như kiến trúc của điện Thái Hòa nói chung, có một khái niệm đặc biệt đáng chú ý là con số 5, và nhất là con số 9. Hai con số này chẳng những xuất hiện ở trang trí nội ngoại thất của tòa nhà mà còn ở trên các bậc thềm của điện. Đây cũng là một nét đặc sắc của văn hóa phong thủy ngày xưa khi xây dựng cung đình của hoàng tộc.


Hoai niem ve co do Hue

Ngai vàng của vua bên trong điện. - Ảnh: Nhan’s Blog

 

Hoai niem ve co do Hue

Ngai vàng của vua ngày nay, dễ nhận thấy phía sau không còn bức màn hình rồng. - Ảnh: Sưu tầm

 

Hoai niem ve co do Hue

Ngai vàng trong điện Thái Hòa nhìn từ phía trước. - Ảnh: Joel

 

Hoai niem ve co do Hue

Cổng viện Cơ Mật - Ảnh: Nhan’s Blog

 

Xem thêm: Các tour du lịch Huế

 

VIỆN CƠ MẬT - NƠI BÀN LUẬN BÍ MẬT QUỐC GIA

 

Viện Cơ Mật một cơ quan đặc trách để tham khảo về những vấn đề trọng mật, nhất là về mặt quân sự. Nhà vua theo mẫu Khu mật Viện của nhà Tống và Quân cơ Xứ của nhà Thanh để lập ra Cơ mật Viện do vua Minh Mạng thành lập năm 1834.

 

Hoai niem ve co do Hue

Tòa nhà viện Cơ Mật. - Ảnh: Nhan’s Blog

  

Khu đất mà Pháp cho xây dựng Viện Cơ Mật truước đây là chùa Giác Hoàng, 1903 - toàn bộ chùa Giác Hoàng bị Pháp san bằng để xây dựng Viện Cơ Mật. Viện Cơ Mật lúc bấy giờ chia làm 3 khu vực chính, khu nhà chính gọi là Viện Cơ Mật, dãy nhà trái là Bảo tàng Kinh tế, dãy nhà phải là văn phòng của Hội Lý người Pháp.

 

Hoai niem ve co do Hue

Hình ảnh một vị quan đại thần và tùy tùng trước viện Cơ Mật. - Ảnh: Nhan’s Blog

 

Viện Cơ Mật phản ánh một thời kỳ của lịch sử, gắn liền với bao thịnh suy của nhà Nguyễn, dù bao nhiêu lần bị tàn phá, sự thay đổi về kiến trúc lẫn chức năng, nhiệm vụ nhưng Viện Cơ Mật vẫn còn đó. Dù là một trong 20 cảnh đẹp của đất kinh thành nhưng hiện nay chùa Giác Hoàng đã không tồn tại, nó chỉ còn tồn tại trong ký ức của dân cố đô.

 

Công trình kiến trúc hiện thấy ngày nay là cổng tam quan của Viện Cơ mật cũ thuộc đợt xây cất năm 1899 đến 1903 thì hoàn thành. Tuy nhiên tòa nhà chính và bức bình phong phần đã bị phá, phần còn lại đã biến dạng vì xây cất sau này.

 

Hoai niem ve co do Hue

Cổng viện Cơ Mật ngày nay. - Ảnh: Sưu tầm

 

Là người con đất Việt hãy một lần đến với mảnh đất kinh thành xưa đầy thi vị và lãng mạng để được ngược dòng thời gian trải nghiệm những cảnh đẹp, những di tích xưa cổ kính mang nét hồn văn hóa cung đình của một triều đại ở xứ thơ đất Huế.

 

Mời bạn đón xem: Ngược dòng thời gian với những hoài niệm về cố đô Huế - Phần 2

 

Mytour.vn - Hà Lee

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.  

Các câu hỏi thường gặp
Ngược dòng lịch sử là gì?

- Ngược dòng lịch sử là hành trình đi lại trong lịch sử để tìm hiểu và khám phá những di sản văn hóa, kiến trúc, lịch sử của một địa điểm nào đó.

Tại sao lại thăm đất cố đô Thừa Thiên Huế?

- Thừa Thiên Huế là một trong những địa điểm có nền văn hóa, lịch sử và kiến trúc đặc sắc của Việt Nam. Đây là cố đô của triều đại Nguyễn, nơi có nhiều di tích lịch sử, kiến trúc độc đáo và đẹp mắt.

Những điểm đến nào nên tham quan khi đến Thừa Thiên Huế?

- Cung điện Hoàng Thành, Đại Nội, Lăng Tự Đức, Thiên Mụ Pagoda, Chùa Huyền Không Sơn Thượng, Vườn Quốc Gia Bạch Mã, Hải Vân Pass, Bãi biển Lăng Cô, Hòn Chén...

Khi nào là thời điểm thích hợp để thăm Thừa Thiên Huế?

- Thời điểm thích hợp để thăm Thừa Thiên Huế là từ tháng 3 đến tháng 8 hàng năm, khi thời tiết khô ráo, mát mẻ và không quá nắng nóng.

Có những hoạt động gì thú vị khi đến Thừa Thiên Huế?

- Tham quan các di tích lịch sử, kiến trúc, thưởng thức ẩm thực địa phương, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí, tham gia các tour du lịch khám phá vùng đất cố đô Thừa Thiên Huế.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /373