Mytour blog
Tags:
Du lịch Quảng Namphố cổ Hội Anlàng nghề truyền thống làng gốm Thanh Hàlàng mộc Kim Bồng
06/04/202317.7550

Những làng nghề truyền thống làm nên dáng hình Hội An năm 2024

Trên dải đất chữ S mang tên Việt Nam, đâu đâu cũng có những làng nghề truyền thống với nhiều sản phẩm độc đáo, tinh xảo đến hoàn mỹ. Thế nhưng, những làng nghề ở phố cổ Hội An vẫn luôn mang đến những dư âm xúc cảm trong lòng du khách bởi nó ẩn trong lớp trầm cổ, man mác của vùng đất viễn xưa. Trong chuyến đi hôm nay, hãy cùng Mytour tìm đến những làng nghề truyền thống để chạm vào thẳm sâu tâm hồn của Hội An, bạn nhé!

 

1. LÀNG MỘC KIM BỒNG

 

Hội An bình dị, cổ kính với những nếp nhà êm đềm

Hội An bình dị, cổ kính với những nếp nhà êm đềm - Ảnh: mucdong

 

Làng mộc Kim Bồng nằm trên vùng đất Cẩm Kim ngày nay, du khách chỉ mất 10 phút đi thuyền từ phố cổ Hội An qua làng. Vừa đặt chân lên vùng đất này, bạn đã nghe tiếng đục đẽo, khoan cắt vang lên từ hai bờ Đông-Tây. Những âm thanh đó đã trở nên một phần không thế thiếu trong đời sống của người dân bao đời gắn liền với cây gỗ nơi đây.

 

Những nghệ nhân tài hoa, khéo léo

Những nghệ nhân tài hoa, khéo léo - Ảnh: Sưu tầm

 

Đến với mộc Kim Bồng, du khách có thể cảm nhận hình bóng của một Hội An nhẹ nhàng, mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế trên các sản phẩm thủ công. Những họa tiết hoa văn trên từng cây cột, cây kèo là hình ảnh cành hoa, cỏ lá mềm mại, uyển chuyển.

 

Những rễ cây bỗng chốc hóa sinh động, có hồn

Những rễ cây bỗng chốc hóa sinh động, có hồn - Ảnh: Xuan Nguyen

 

Những tác phẩm sinh động, cuốn hút

Những tác phẩm sinh động, cuốn hút - Ảnh: Sưu tầm

 

Sản phẩm mộc Kim Bồng tuy không được bày bán rộng rãi, nhưng người yêu gỗ xưa nay vẫn tìm đến Kim Bồng để đặt hàng cho một ngôi nhà cổ, một bộ bàn ghế. Và đâu đó trong phố thị Hội An đang trầm mặc cùng năm tháng luôn có bóng hình tài hoa của người thợ mộc Kim Bồng nơi đây.

 

2. LÀNG GỐM THANH HÀ

 

Làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn, thuộc địa bàn phường Thanh Hà, thành phố Hội An, cách khu phố cổ khoảng 2km về hướng tây. Đến làng gốm Thanh Hà bạn dễ nhận ra bởi từ con đường, góc sân đến mái ngói đều được làm từ đất nung. Một cảm giác thật bình yên với không gian xanh của hàng cau trước ngõ và sản phẩm gốm vừa mới tạo hình xong đang được phơi nắng.

 

Hình ảnh quen thuộc ở làng gốm Thanh Hà

Hình ảnh quen thuộc ở làng gốm Thanh Hà - Ảnh: iLongNK

 

Xem thêm: Các khách sạn 3 sao tại Hội An

 

Sản phẩm chủ yếu của người thợ Thanh Hà là các đồ dùng phục vụ đời sống sinh hoạt hằng ngày như chén, bát, chum, vại, chậu cảnh, hình thù các con vật... mang nhiều kiểu dáng, màu sắc phong phú và đặc biệt nhẹ hơn so với các sản phẩm cùng loại của những địa phương khác. Có lẽ một phần nhờ đất sét của dòng sông Thu Bồn bồi đắp và bàn tay khéo léo của người thợ Thanh Hà.

 

Gốm cũng mang trong mình một đời sống riêng, độc đáo

Gốm cũng mang trong mình một đời sống riêng, độc đáo - Ảnh: Xuan Nguyen

 

Đã nhiều thế kỷ đi qua với bao nét đậm nhạt của màu thời gian, làng gốm Thanh Hà vẫn yên bình bên đôi bờ sông Thu, người thợ Thanh Hà vẫn âm thầm hát khúc hát của đất nung, con lửa bằng đôi bàn tay cần cù bao đời nay...

 

Hội An vẫn luôn yên ả, bình dị như vậy

Hội An vẫn luôn yên ả, bình dị như vậy - Ảnh: K_tran

 

3. LÀNG ĐÚC ĐỒNG PHƯỚC KIỀU

 

Với tuổi đời hơn 400 năm, làng đúc đồng Phước Kiều từ ngàn xưa đã gắn bó song hành với con người phố Hội. Những thế hệ nghệ nhân của làng, dẫu có gặp khó khăn trong buổi kinh tế khó khăn, vẫn truyền nhau ngọn lửa nghề của cha ông để lại. Từ những sản phẩm sinh hoạt thường nhật, cho đến các mặt hàng mỹ nghệ cao cấp đều được nghệ nhân Phước Kiều chế tác tinh xảo, đẹp mắt.

 

Làng đúc đồng cổ truyền ở Hội An

Làng đúc đồng cổ truyền ở Hội An - Ảnh: Sưu tầm

 

Những chiếc cồng, chiên của xứ sở Tây Nguyên cũng có xuất xứ từ ngôi làng này. Kĩ thuật lấy tiếng nhạc khí là nét riêng của làng Phước Kiều, nhờ đó có thể phân biệt nhạc khí nơi đây với những nơi khác. Người thợ Phước Kiều phải có sự từng trải với đôi tai tinh nhạy, cũng như kinh nghiệm cảm nhận âm thanh một cách tinh tế mới chế tác được âm thanh của loại nhạc cụ độc đáo, phù hợp với từng vùng dân tộc.

 

Vài năm gần đây sản phẩm của làng nghề không chỉ có mặt hầu hết thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới mang hình ảnh của Hội An đến những vùng đất xa xôi.

 

Tượng đồng là một trong những món đồ lưu niệm không thể bỏ qua khi ghé thăm Hội An

Tượng đồng là một trong những món đồ lưu niệm không thể bỏ qua khi ghé thăm Hội An - Ảnh: sưu tầm

 

Những sản phẩm hết sức tinh xảo

Những sản phẩm hết sức tinh xảo - Ảnh: Sưu tầm

 

4. LÀNG RAU TRÀ QUẾ

 

Làng rau truyền thống Trà Quế thuộc xã Cẩm Hà (cách trung tâm phố cổ 2km), nổi tiếng từ lâu với nhiều sản phẩm rau được trồng trên đất đai màu mỡ, bón bằng loại rong lấy từ sông Cổ Cò nên có hương vị đặc trưng riêng. Hơn thế nữa, đây còn là điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước.

 

Làng Trà Quế yên bình

Làng Trà Quế yên bình - Ảnh: Khánh Tâm

 

Từ xưa đến nay, làng rau Trà Quế nổi tiếng vì có trên 20 chủng loại rau ăn lá và rau gia vị, đặc biệt là có nhiều loại rau không nơi nào thơm ngon bằng như húng, é, tía tô… Khi trộn lẫn các loại rau vào nhau sẽ hội đủ 5 vị cay, chua, ngọt, đắng, chát. Nhờ hương vị đặc biệt ấy mà rau Trà Quế đã góp phần làm nổi tiếng các món ăn dân dã đặc trưng của Hội An: hến trộn, mì Quảng, cao lầu…

 

Một góc rất khác của Hội An

Một góc rất khác của Hội An - Ảnh: Khánh Tâm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Quảng Nam giá rẻ

 

Du khách sau những phút giây lang thang bên phố cổ ngàn xưa thường tìm đến Trà Quế. Bên cạnh nhìn ngắm những cánh đồng rau tươi xanh mơn mởn, tìm hiểu công nghệ sản  xuất ra giống rau thơm ngon của người làng, du khách còn chung tay với người dân chăm bón, tưới tiêu và thưởng ngoạn một khung cảnh thanh bình, yên ả bên tiếng chim cu gáy vang cả miền làng quê phố Hội.

 

Nơi đây mang đến cảm giác nhẹ nhàng đến lạ

Nơi đây mang đến cảm giác nhẹ nhàng đến lạ - Ảnh: Khánh Tâm

 

5. NGHỀ LÀM LỒNG ĐÈN

 

Hình ảnh rất đỗi quen thuộc và ấm áp ở phố cổ Hội An

Hình ảnh rất đỗi quen thuộc và ấm áp ở phố cổ Hội An - Ảnh: Phan Hữu Lập

 

Những chiếc đèn lồng rực rỡ lung linh ở phố cổ Hội An là hình ảnh gắn liền với đô thị cổ, là một phần tạo nên hình thức, không gian và hồn phố cổ Hội An. Vậy nhưng, nghề làm lồng đèn ở Hội An lại không có một không gian phường hội, một “làng nghề” cụ thể, mà chỉ có các cơ sở sản xuất lâu đời nằm rải rác như: Tuổi Ngọc, Ngọc Thu hay xưởng của nghệ nhân Huỳnh Văn Ba.

 

Những chiếc đèn lồng mang đặc trưng phố Hội

Những chiếc đèn lồng mang đặc trưng phố Hội - Ảnh: Lân Nguyễn

 

Nhìn chiếc đèn lồng trông đơn sơ nhưng để làm nên chiếc đèn lồng xinh xắn, hoàn hảo là cả một quá trình đòi hỏi sự tỉ mẩn, từ khâu thiết kế hình dáng đến chọn nguyên liệu, màu sắc, tranh vẽ và cả kỹ thuật lắp ghép… Người thợ làm đèn lồng phải có lòng yêu nghề và sự say mê sáng tạo mới có thể gởi cả tâm tình vào công việc, thổi hồn vào từng sản phẩm, biến mỗi chiếc đèn lồng thành một tác phẩm nghệ thuật thực sự.

 

Người thợ thật sự thổi hồn vào mỗi chiếc đèn lồng

Người thợ thật sự thổi hồn vào mỗi chiếc đèn lồng - Ảnh: Nguyên Thái

 

Cứ chiều buông, khi ánh nắng cuối ngày dần tắt để lộ xa xa một khoảng chân trời đỏ rực thì phố cổ Hội An cũng bắt đầu lên đèn với thứ ánh sáng màu vàng nhẹ, ấm áp và tất cả ánh sáng đó dưới các khung vải đèn lồng khác nhau tạo nên một tổng thể hài hòa như một bức tranh màu sắc vừa chân thực, giản dị và ấm áp.

 

Hội An - phố cổ trầm mặc, yên bình

Hội An - phố cổ trầm mặc, yên bình - Ảnh: Yen Nguyen

 

Đi là đến - Về thăm phố cổ Hội An

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Quảng Nam

 

Ghé thăm những làng nghề truyền thống ở phố cổ Hội An mà Mytour đã giới thiệu có thể sẽ cho bạn cái nhìn mới về mảnh đất yên bình bên dòng nước sông Hoài hiền hòa với những con phố nặng dấu ấn thời gian này. Khi tìm về những làng nghề truyền thống nơi đây, bạn đã chạm vào một phần tâm hồn của Hội An trầm mặc, xưa cổ rồi đấy!  

 

Te Amo - Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Những làng nghề truyền thống nào làm nên dáng hình Hội An, Quảng Nam, Miền Trung?

- Hội An có nhiều làng nghề truyền thống như làng gốm Thanh Hà, làng dệt lụa Hà Đông, làng thủ công mỹ nghệ Kim Bồng, làng đúc đồng Phước Kiều, làng mộc Phước Kỳ, làng gốm Trà Quế, làng chài Cẩm Thanh, và làng nghề bánh tráng Thanh Hà.

Những sản phẩm nổi tiếng được làm ra từ các làng nghề truyền thống ở Hội An, Quảng Nam, Miền Trung?

- Từ làng gốm Thanh Hà, du khách có thể tìm thấy các sản phẩm gốm sứ như chén, đĩa, bát, ly, và các vật dụng trang trí. Từ làng dệt lụa Hà Đông, du khách có thể tìm thấy các sản phẩm lụa như áo dài, khăn quàng, và các vật dụng trang trí. Từ làng thủ công mỹ nghệ Kim Bồng, du khách có thể tìm thấy các sản phẩm thủ công như đồ gỗ, đồ đồng, và các vật dụng trang trí.

Làm thế nào để đến các làng nghề truyền thống ở Hội An, Quảng Nam, Miền Trung?

- Du khách có thể đi bằng xe đạp hoặc xe máy từ trung tâm Hội An đến các làng nghề truyền thống. Ngoài ra, cũng có thể thuê xe ô tô hoặc xe máy để đi đến các làng nghề truyền thống.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /218