Mytour blog
Tags:
lễ tếttết cổ truyềnphong tục tập quán
06/04/20233.7030

Những mùi hương gợi nhớ phong vị ngày Tết - Phần 1 năm 2024

Chỉ còn những khoảnh khắc thật gần nữa thôi, người con đất Việt khắp nơi nơi sẽ cùng nhau đón một năm mới trong niềm hạnh phúc bên gia đình, để cho ngọn lửa yêu thương luôn được ấm nồng yên vui. Câu hát Tết đến xuân về như thúc giục bước chân của những trái tim phương xa quay về với tổ ấm. Để những hương vị Tết quê hương thấm dần trong từng hơi thở, dâng lên thành niềm khát khao cháy bỏng trong lòng. Để một cái Tết luôn được chào đón đúng nghĩa thấm đượm truyền thống cha ông.

 

Tết ơi tết ơi tết tết đang đến rồi cười vang đất trời
Tết ơi tết ơi tết cánh én tung tăng về ôm nắng mới
Dù ai xa đến đâu cũng cố bước chân mau quay về
Lòng ai không nhớ quê khi trên đêm đêm mẹ già đang ngóng chờ

 

Tết thấm đượm truyền thống cha ông

Tết thấm đượm truyền thống cha ông -Ảnh: tinhte

 

1. MÙI TẾT CỦA HƯƠNG TRẦM TỪ CÁC LÀNG NHANG THOẢNG TRONG GIÓ XUÂN

 

Mùi nhang thoảng trong gió xuân từ làng Cao Thôn

Mùi nhang thoảng trong gió xuân từ làng Cao Thôn - Ảnh: baomoi

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hưng Yên

 

Nén hương – chiếc cầu nối tâm linh giữa người sống và người đã khuất luôn in đậm trong tâm tưởng của người Việt. Chính vì thế mà trong ngày Tết cổ truyền, không thể thiếu vắng mùi hương của bát nhang thơm trên bàn thờ tổ tiên. Mùi hương trầm ngày Tết thoang thoảng hương bay hòa cùng làn khói từ từ bốc lên căn phòng thờ ấm cúng, để một chút lắng đọng trong không gian yên tĩnh trang nghiêm cùng hướng về cội nguồn, hướng về thế hệ đi trước để cầu chúc cho một năm mới bình an, để “ai đó” dù đã đi xa thật xa vẫn in hằn trong tim không bao giờ xóa nhòa hương Tết.

 

Truyền thống dân hương trong ngày Tết của người Việt

Truyền thống dân hương trong ngày Tết của người Việt - Ảnh: Priska Seisenbacher

 

Gửi gắm lời cầu nguyện an lành và hạnh phúc qua nén nhang ngày Tết

Gửi gắm lời cầu nguyện an lành và hạnh phúc qua nén nhang ngày Tết - Ảnh: Trần Minh Quý

 

Nhắc đến mùi hương trầm mang vị Tết quê hương, không thể bỏ qua làng trầm xứ Phủ Quỳ, làng Quỳnh Nghệ An hay vùng đất Huế nơi Tứ Tạ-Hương Trà, Cao Thôn – Hưng Yên. Những ngày giáp năm mùi thơm hương trầm từ các làng nhang càng ngày càng rõ nét, nhất là sau 23 Tết âm lịch, chỉ cần đứng ở đầu làng, đã nghe mùi hương quen thuộc để nôn nao một cái Tết thật gần.

 

Mùi nhang thơm từ các làng nhang lại khiến lòng người nôn nao khó tả

Mùi nhang thơm từ các làng nhang lại khiến lòng người nôn nao khó tả - Ảnh: baomoi

 

2. MÙI NẤU BÁNH MỨT TẾT TỪ CÁC CON PHỐ CỔ TRUYỀN

 

Trong những mùi hương vị Tết cổ truyền, có lẽ mứt Tết quen thuộc với nhiều người nhất. Nhắc đến Tết, từ trẻ con đến người già đều không quên liên tưởng đến những mâm cỗ đầy mứt Tết đủ sắc màu trên bàn. Những ngày đón năm mới không còn xa, người người nhà nhà lại tất bật chợ xuân sắm mứt Tết trong nhà và làm quà biếu Tết. Hương vị mứt Tết từ các con phố nấu bánh mứt cổ truyền cũng vì thế mà lan tỏa nhanh hơn bao giờ hết.

 

Mứt - món ăn chơi truyền thống trong ngày Tết

Mứt - món ăn chơi truyền thống trong ngày Tết - Ảnh: meongao

 

Nấu mứt gừng chuẩn bị cho Tết

Nấu mứt gừng chuẩn bị cho Tết - Ảnh: Sưu tầm

 

Từ mùi cay của gừng thơm nồng trong gió, vị ngọt thơm của mứt dừa, thanh thanh mứt bí, ô mai hay nhẹ nhàng của mứt quất. Vì cách làm của các làng nghề truyền thống chủ yếu bằng thủ công, nên từ lúc các loại hoa quả được cho vào nồi, chảo để sên lên đã tỏa ra một mùi thơm khó tả mang đậm vị Tết quê hương. Chỉ cần ngang qua các con phố này, hẳn trái tim mỗi người vang lên khúc nhạc xuân đang len lỏi trong từng tế bào. Để tâm tưởng chỉ còn nỗi chờ mong được quay về bên mái ấm yêu thương đón Tết.

 

Hương mứt Tết lan tỏa trong từng căn nhà, ngõ phố

Hương mứt Tết lan tỏa trong từng căn nhà, ngõ phố - Ảnh: Sưu tầm

 

Nhắc đến các con phố nấu bánh mứt cổ truyền, nhất thiết phải kể đến Hà Nội. Với lịch sử phát triển lâu đời và có chỗ đứng nên dù rằng hiện nay đã có rất nhiều công ty sản xuất mứt Tết mọc lên, người người vẫn tìm đến sản phẩm tại các con phố này như đi tìm lại hương vị Tết năm nào. Ấy vì thế mà các con phố nấu bánh mứt Tết cổ truyền Xuân Đỉnh, La Phù vẫn tồn tại hàng trăm năm như người cất giữ hương vị Tết ấm áp đặc trưng cho hơi thở của dân tộc.

 

Phố bánh mứt Hàng Đường ở Hà Nội tấp nập người đến mua quà Tết

Phố bánh mứt Hàng Đường ở Hà Nội tấp nập người đến mua quà Tết - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

3. MÙI BÁNH CHƯNG TẾT PHẢNG PHẤT TRONG HƯƠNG XUÂN

 

Bánh chưng, loại bánh giản dị ngày Tết của dân tộc

Bánh chưng, loại bánh giản dị ngày Tết của dân tộc -Ảnh: sưu tầm

 

“Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ - cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, tất cả hòa quyện vào nhau để cùng mang đến một cái Tết cổ truyền thấm đượm nét văn hóa của mảnh đất Việt khắp mọi nẻo đường. Có ai đã từng ngồi bên bếp lửa đêm khuya để giúp mẹ trông nồi bánh chưng Tết đang số ùng ục khi tiết trời còn đang se se lạnh, để hưởng trọn mùi thơm nức mũi tỏa ra vào những ngày giáp Tết. Có ai đã cùng mẹ tất bật ghé làng nấu bánh chưng để chọn những chiếc bánh xanh ngon và đẹp mắt nhất vì nhà giờ đây không còn nấu bánh đêm 30 Tết như xưa.

 

Nồi bánh chưng nức mùi hương Tết

Nồi bánh chưng nức mùi hương Tết -Ảnh: sưu tầm

 

Chỉ cần mùi bánh chưng phảng phất đâu đó trong hương xuân, thì vị Tết cổ truyền cũng vì thế mà kéo nhau ùa về chùng chình không nỡ rời đi. Chiếc bánh chưng xanh thơm mùi nếp mới hòa cùng mùi thơm của nhân cho một cái Tết được vun vén thêm tròn đầy. Làng nấu bánh chưng Tết Tranh Khúc, Lỗ Khê, Phú Thượng tại Hà Nội hay làng bánh chưng Bờ Đậu – Thái Nguyên, làng Đầm  - Hà Nam luôn đi sâu trong tâm tưởng của mỗi người khi nhắc nhớ đến “Trời hình tròn, đất hình vuông  - Xanh là cây cỏ, là hương mùa màng” đã hằn trong tiềm thức của cái Tết tuổi thơ.

 

Mùi bánh chưng bao trùm làng tranh khúc

Mùi bánh chưng bao trùm làng tranh khúc -Ảnh: sưu tầm

 

Trời hình tròn, đất hình vuông  - Xanh là cây cỏ, là hương mùa màng

Trời hình tròn, đất hình vuông  - Xanh là cây cỏ, là hương mùa màng - Ảnh: Sưu tầm

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh giá rẻ

 

Mời bạn xem tiếp Những mùi hương gợi nhớ phong vị ngày Tết - Phần 2

 

Gumi - Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Các câu hỏi thường gặp
Những mùi hương nào thường xuất hiện trong không khí của Tết ở Miền Nam?

- Những mùi hương thường xuất hiện trong không khí của Tết ở Miền Nam bao gồm: mùi hoa đào, mùi hoa mai, mùi nước mắm, mùi thịt heo quay, mùi bánh chưng, mùi bánh tét, mùi dưa hấu, mùi trà đạo, mùi rượu nếp,...

Mùi hoa đào và hoa mai có ý nghĩa gì trong ngày Tết?

- Mùi hoa đào và hoa mai là hai loại hoa được coi là biểu tượng của Tết Nguyên Đán. Mùi hương của hai loại hoa này mang ý nghĩa tươi mới, đầy sức sống và may mắn cho năm mới.

Mùi nước mắm và thịt heo quay có liên quan gì đến Tết ở Miền Nam?

- Mùi nước mắm và thịt heo quay là hai món ăn truyền thống của người Miền Nam trong ngày Tết. Mùi hương của hai món ăn này mang ý nghĩa phong phú, đầy đủ và sung túc cho năm mới.

Bánh chưng và bánh tét có mùi hương gì đặc trưng?

- Bánh chưng và bánh tét là hai loại bánh truyền thống của người Việt trong ngày Tết. Mùi hương của hai loại bánh này mang ý nghĩa truyền thống, gắn bó với quá khứ và tình cảm gia đình.

Mùi trà đạo và rượu nếp có phổ biến trong ngày Tết ở Miền Nam không?

- Mùi trà đạo và rượu nếp là hai loại đồ uống truyền thống của người Miền Nam trong ngày Tết. Mùi hương của hai loại đồ uống này mang ý nghĩa tinh tế, thanh nhã và đậm chất văn hóa.

0 Thích

Đánh giá : 4.2 /378