Mytour blog
Tags:
tết cổ truyềnvăn hóa dân gian phong tục tập quán
06/04/20233.2250

Phong tục thả cá chép đưa ông Táo về trời của người dân Việt Nam năm 2024

Đúng một tuần trước khi đón Tết Nguyên Đán, năm nào cũng vậy, vào ngày 23 tháng 12 âm lịch, người dân Việt Nam lại làm cơm cúng và thả cá chép đưa ông Táo về trời. Đây là một phong tục đẹp được lưu truyền qua bao thế hệ với mong muốn cầu chúc một năm mới bình an, no đủ, mọi điều tốt đẹp.

 

Từ xa xưa, theo tín ngưỡng dân gian Việt Nam thì Táo Quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Để phù hợp với văn hóa người Việt và giữ làm nét riêng nên được thay đổi thành truyền thuyết “hai ông một bà” là thần Đất, thần Nhà và thần Bếp núc.

 

Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng 12 âm lịch hàng năm

Cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng 12 âm lịch hàng năm - Ảnh: V B.N

 

Căn bếp là nơi sum vầy của cả gia đình sau một ngày lao động vất vả và còn là nơi mà người vợ chăm chút, giữ lửa cho tổ ấm của mình bằng những bữa cơm ngon. Người Việt Nam quan niệm rằng ba vị thần Táo quyết định phúc đức cho gia đình thông qua việc cư xử của gia chủ và các thành viên khác có theo đúng lễ nghĩa và đạo lý hay không. Bên cạnh đó, ba vị thần còn bảo vệ cho mọi người khỏi xui xẻo, tránh ma quỷ, giữ bình yên trong suốt cả năm.

 

Mọi người làm lễ cúng đưa ông Táo về trời với mong muốn cầu chúc năm mới bình an

Mọi người làm lễ cúng đưa ông Táo về trời với mong muốn cầu chúc năm mới bình an - Ảnh: Vnexpress

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Hồ Chí Minh

 

Ông Táo cai quản bếp nên tất cả mọi chuyện trong gia đình dù tốt hay xấu cũng sẽ được trình báo với Ngọc Hoàng. Chính vì thế mà nhiều gia đình làm lễ cúng đưa ông Táo về trời rất trọng thể với mong muốn những điều tốt đẹp nhất sẽ được tâu lên Ngọc Hoàng.

 

Người nước ngoài ở Việt Nam cũng theo phong tục thả cá chép

Người nước ngoài ở Việt Nam cũng theo phong tục thả cá chép - Ảnh: news.zing

 

Tùy theo phong tục của mỗi vùng miền nhưng thông thường lễ vật cúng ông Táo thường là hoa quả, bánh kẹo hay một chút cỗ mặn. Đầy đủ hơn sẽ có thêm ba bộ mũ áo: hai chiếc mũ cánh chuồn cho hai ông Táo và một chiếc không có cánh chuồn cho bà Táo; hài Táo Quân; hương; tiền vàng; đèn; nến; hoa quả tươi và mâm cỗ mặn.

 

Đồ lễ cho ông Công ông Táo được bán rất nhiều ở chợ

Đồ lễ cho ông Công ông Táo được bán rất nhiều ở chợ - Ảnh: vnexpress

 

Người dân đi sắm đồ cúng ông Táo

Người dân đi sắm đồ cúng ông Táo- Ảnh: Vnexpress

 

Không thể thiếu một lễ vật rất quan trọng đó là cá chép. Cá chép là phương tiện để đưa ông Táo về trời với ngụ ý "cá vượt Vũ môn" hay "cá chép hóa rồng". Nhiều nhà không mua cá chép sống mà dùng cá chép làm bằng giấy thay thế.

 

Cá chép vàng không thể thiếu trong ngày 23 tháng Chạp

Cá chép vàng không thể thiếu trong ngày 23 tháng Chạp - Ảnh: vnexpress

 

Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội

 

Lễ cúng đưa ông Táo về trời thường được diễn ra trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp (tháng 12) Âm lịch. Sau khi làm lễ xong, đợi hương tàn lại thắp thêm một tuần hương nữa để lễ tạ. Sau cùng, những đồ vàng mã như mũ, áo, hia… đem đi đốt và cá chép được phóng sinh - mang đi thả ở ao hồ, sông suối… để cá đưa ông Táo lên chầu Trời, sau khi báo cáo mọi việc cho Ngọc Hoàng, đến đêm Giao thừa Táo Quân sẽ quay trở về trần gian để tiếp tục công việc trông coi bếp lửa.

 

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp

Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo ngày 23 tháng Chạp - Ảnh: mongingon

 

Hai em nhỏ đi thả cá chép

Hai em nhỏ đi thả cá chép - Ảnh: sưu tầm

 

Người dân cẩn thận thả cá xuống Hồ đưa ông Táo lên trời

Người dân cẩn thận thả cá xuống Hồ đưa ông Táo lên trời - Ảnh: Vnexpress

 

Phong tục thả cá chép đưa ông Táo về Trời là một nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam được gìn giữ qua bao thế hệ, đây cũng là hành động nhằm tái tạo nguồn lợi ngoài tự nhiên, giúp cho loài cá sinh sôi phát triển. Để hành động đẹp này diễn ra trọn vẹn, mọi người hãy cùng nhau nâng cao ý thức bảo vệ môi trường bằng việc không ném hay quăng cá cùng với túi ni lông hay đồ đựng cá xuống nước.

 

Các bạn trẻ đóng vai ông Công ông Táo đi tuyên truyền mọi người

Các bạn trẻ đóng vai ông Công ông Táo đi tuyên truyền mọi người “thả cá đừng thả túi ni lông” - Ảnh: vitalk

 

Em bé hào hứng thay mẹ thả cá chép

Em bé hào hứng thay mẹ thả cá chép - Ảnh: laodong

 

Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội giá rẻ

 

Hãy cùng gìn giữ phong tục thả cá chép đưa ông Táo về trời theo đúng ý nghĩa mà tổ tiên chúng ta đã để lại nhé!

 

Lương Mai - Mytour.vn

 

Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour..

Các câu hỏi thường gặp
Phong tục thả cá chép đưa ông Táo về trời là gì?

- Đây là một phong tục truyền thống của người dân Việt Nam, đặc biệt là ở Hà Nội và các tỉnh miền Bắc, được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm để đón tiếp ông Táo về trời.

Tại sao lại thả cá chép?

- Theo quan niệm dân gian, cá chép là loài cá có khả năng sống lâu và mang lại may mắn, tài lộc cho gia đình. Thả cá chép cũng là cách để tạm biệt ông Táo và cầu mong một năm mới đầy đủ sức khỏe, may mắn và thành công.

Lễ hội thả cá chép được tổ chức như thế nào?

- Trong ngày 23 tháng Chạp, người dân sẽ chuẩn bị một cái giỏ tre, đựng đầy cá chép và các loại hoa quả, bánh kẹo. Sau đó, họ sẽ đưa giỏ tre ra sông, hồ hoặc ao để thả cá chép và cầu nguyện.

Có những nơi nào tổ chức lễ thả cá chép đưa ông Táo về trời?

- Lễ thả cá chép đưa ông Táo về trời được tổ chức rộng rãi tại Hà Nội và các tỉnh miền Bắc như Hải Dương, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh,...

Lễ thả cá chép có ý nghĩa gì đối với người dân Việt Nam?

- Lễ thả cá chép đưa ông Táo về trời không chỉ là một nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người dân Việt Nam mà còn là cách để tôn vinh và tri ân ông Táo, người được coi là thần linh bảo vệ cho mọi gia đình. Nó cũng là cách để gắn kết cộng đồng và cầu mong một năm mới đầy đủ sức khỏe, may mắn và thành công.

0 Thích

Đánh giá : 4.5 /214