Mytour blog
Tags:
du lịch Lào Caikhám phá Lào Caicảnh đẹp Lào Caikinh nghiệm du lịch Lào Cai
06/04/20231.9380

Sàng Ma Sáo - Khúc hát bên những nương lúa vàng năm 2024

Mùa thu là mùa của thi nhân, mùa của những chiếc lá vàng thẩn thờ trước cơn gió. Nếu bạn là một người say thu, hãy một lần đặt chân đến vùng đất Sàng Ma Sáo (Lào Cai) mà hôm nay Mytour sẽ giới thiệu đến bạn cùng những dãy núi trùng điệp, bạt ngàn rừng già nguyên sinh bên những thửa ruộng bậc thang quyến rũ bên hương lúa ngả vàng.

 

Nhắc tới ruộng bậc thang, người ta hay nói tới vẻ đẹp của ruộng bậc thang ở Y Tý (Bát Xát), Mù Cang Chải (Yên Bái), nhưng ít ai biết, ở Sàng Ma Sáo, ruộng bậc thang cũng đẹp mê hồn. Những thửa ruộng bậc thang nơi đây trải dài miên man, nằm ngay dưới chân núi Nhìu Cồ San thơ mộng.

 

Chân núi Nhìu Cồ San hùng vĩ

Chân núi Nhìu Cồ San hùng vĩ - Ảnh: Sưu tầm

 

Xã Sàng Ma Sáo nằm ở phía tây của huyện Bát Xát, cách huyện lị khoảng 39 km. Trong tiếng Mông, Sàng Ma Sáo có nghĩa là dãy núi Mào Gà. Đây chính là tên bản người Mông nằm heo hút dưới chân núi, nơi địa hình được chia cắt rất mạnh với nhiều vực sâu, tạo thành những thung lũng được bao bọc bởi các ngọn núi cao hùng vĩ.

 

Cánh đồng Sàng Ma Sáo vàng ươm

Cánh đồng Sàng Ma Sáo vàng ươm - Ảnh: FB Le Hong Ha

 

Sàng Ma Sáo nằm cách các khu trung tâm kinh tế sầm uất của Lào Cai Mường Hum chưa đầy 10 km, dưới thời kỳ Pháp thuộc, từng có một con đường độc đạo từ đây vượt qua dãy núi Nhìu Cô San, dãy Hoàng Liên để sang đất Lai Châu. Con đường này hiện bị hư hại và bỏ hoang. Tuy vậy, Sàng Ma Sáo những năm gần đây rất nổi tiếng trong cộng đồng leo núi Việt Nam khi là điểm xuất phát cho hành trình chinh phục Bạch Mộc Lương Tử.

 

Sàng Ma Sáo - Mây giăng phủ khắp lối

Mây giăng phủ khắp lối - Ảnh: FB Le Hong Ha

 

Xem thêm: Các khách sạn giá rẻ tại Lào Cai

 

Để đến được đây, bạn có thể đi từ hai hướng. Nếu từ Sapa quãng đường sẽ khoảng 70 km, từ đèo Ô Quy Hồ đi theo cung đường Bản Khoang vượt thung lũng Tả Giàng Phình, tiếp đến cổng trời Mường Hum. Hoặc có thể xuất phát từ thành phố Lào Cai đi theo hướng Trịnh Tường qua trung tậm huyện Bát Xát để đến với Lũng Pô, Y Tý.

 

Khung cảnh Sàng Ma Sáo nên thơ mùa lúa chín

Khung cảnh Sàng Ma Sáo nên thơ mùa lúa chín - Ảnh: FB Le Hong Ha

 

Con đường lên Sàng Ma Sáo hút hồn với những cung đường chênh vênh trên triền đá, đem đến nhiều cung bậc cảm xúc trong du khách lúc thì như bơi trong biển mây huyền ảo mênh mông, lúc thì hồi hộp vượt qua những con suối ngầm tràn ra, tuôn chảy xiết. Qua Bản Xèo, cả thung lũng Sàng Ma Sáo hiện ra cực kỳ quyến rũ. Hàng vạn đường cong của lúa vàng trải rộng cả thung sâu, cứ lan mãi đến tận chân những dãy núi xa rồi leo ngược lên cao như những nấc thang bắc lên trời.

 

Sàng Ma Sáo - Mọi thứ đẹp như tranh vẽ, ngây ngất lòng người

Mọi thứ đẹp như tranh vẽ, ngây ngất lòng người - Ảnh: FB Le Hong Ha

 

Đắm mình trong cảnh sắc của lúa, người du khách chỉ muốn ngâm câu thơ hay ngân lên những điệu nhạc quen thuộc "một màu xanh xanh chấm thêm vàng vàng" của Trần Tiến. Giữa lòng núi rừng, những thửa ruộng ngát hương lúa đang quyện những sắc màu rực rỡ. Người khách lại mỉm cười dịu dàng bởi đâu đó những mái nhà nhấp nhô ẩn hiện và đâu đó có đám trẻ thơ đang tung tăng chạy giữa những thửa ruộng thật tự nhiên mà thật nên thơ.

 

Sàng Ma Sáo - Những đứa trẻ hồn nhiên nơi vùng cao Tổ quốc

Những đứa trẻ hồn nhiên nơi vùng cao Tổ quốc - Ảnh: FB Le Hong Ha

 

Xem thêm: Các khách sạn 3 sao tại Lào Cai

 

Ở Sàng Ma Sáo, bất cứ một góc nhỏ nào cũng là một bức tranh tuyệt đẹp, có khi là hình ảnh cô thiếu nữ Dao e ấp sau bờ đá, có khi là bức tranh thủy mạc với những dòng thác như tuột khỏi mây tuôn đổ xuống cõi trần. Những ngôi nhà trở nên nhỏ bé giữa mênh mông biển vàng như minh chứng cho cuộc sống ấm no của người dân nơi đây. Trên con đường xẻ núi cao xuống bản như sợi chỉ nhỏ vắt lên lưng trời, những chú bé Mông nghêu ngao trên lưng trâu mập mạp đủng đỉnh bước.

 

Sàng Ma Sáo - Mây mờ che đỉnh

Mây mờ che đỉnh…  - Ảnh: FB Le Hong Ha

 

Không chỉ có ruộng bậc thang hấp dẫn du khách, Sàng Ma Sáo còn có bạt ngàn rừng già trên núi Nhìu Cồ San. Theo tiếng địa phương, Nhìu Cồ San có nghĩa là Núi Sừng Trâu, tên gọi này xuất phát từ việc những ngày trời nắng, không có sương mù bao phủ, đứng từ xa chúng ta có thể nhìn thấy đỉnh núi có hình dáng giống như một chiếc sừng trâu. Dưới những tán rừng quanh năm khí hậu mát mẻ, người dân vùng cao Sàng Ma Sáo đã tận dụng trồng thảo quả. Cũng nhờ cây thảo quả, cuộc sống đồng bào Sàng Ma Sáo ngày càng no ấm hơn.

 

Sàng Ma Sáo - Ruộng lúa mềm mại như dải lụa đào

Ruộng lúa mềm mại như dải lụa đào - Ảnh: FB Le Hong Ha

 

Du lịch Bát Xát, Lào Cai

 

Xem thêm: Các tour du lịch Lào Cai giá rẻ

 

Khám phá Sàng Ma Sáo, du khách sẽ có cảm giác như đang về với một vùng đất mẹ thân quen. Cũng hương lúa chín, cũng sắc vàng óng, cũng những đứa trẻ nở nụ cười trên gương mặt đen nhẻm và những nàng sơn nữ giọt mồ hôi tí tách trên nương đồng, cùng hòa mình vào chốn đây, biết đâu tuổi thơ của bạn sẽ được tìm lại ở nơi thời gian ngừng trôi này.

 

Te Amo - Mytour.vn

 

Lưu ý: Nội dung bài viết thuộc bản quyền của Mytour.vn (Không bao gồm hình ảnh). Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn, tên tác giả, nhiếp ảnh gia cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

Các câu hỏi thường gặp
Sàng Ma Sáo là gì?

Sàng Ma Sáo là một bài hát dân ca của người H'Mông ở Lào Cai, Miền Bắc Việt Nam. Bài hát này thường được trình diễn trong các lễ hội, đám cưới và các sự kiện văn hóa khác của người H'Mông.

Tại sao Sàng Ma Sáo lại được gọi là "Khúc hát bên những nương lúa vàng"?

Bài hát Sàng Ma Sáo được viết để ca ngợi vẻ đẹp của những cánh đồng lúa vàng rực rỡ ở vùng núi cao Lào Cai. Nó là một bài hát tình ca, mô tả tình yêu của một chàng trai đối với một cô gái trong một bối cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp.

Bài hát Sàng Ma Sáo có ý nghĩa gì đối với người H'Mông?

Sàng Ma Sáo là một trong những bài hát dân ca quan trọng nhất của người H'Mông. Nó thể hiện tình yêu và lòng trung thành của người H'Mông với đất nước và với những giá trị văn hóa truyền thống của họ. Bài hát cũng là một phần của cuộc sống hàng ngày của người H'Mông, được trình diễn trong các dịp lễ hội và các sự kiện văn hóa khác.

Bài hát Sàng Ma Sáo có những đặc điểm gì đặc trưng của âm nhạc dân tộc?

Bài hát Sàng Ma Sáo có những đặc điểm đặc trưng của âm nhạc dân tộc, bao gồm sử dụng những nhịp điệu đặc trưng của người H'Mông, những giai điệu đơn giản và dễ nhớ, và sử dụng các nhạc cụ truyền thống như kèn, đàn bầu và trống.

Bài hát Sàng Ma Sáo có được bảo tồn và phát triển như thế nào?

Bài hát Sàng Ma Sáo được bảo tồn và phát triển thông qua việc truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác của người H'Mông. Ngoài ra, các hoạt động văn hóa như các lễ hội và sự kiện văn hóa cũng giúp giữ gìn và phát triển bài hát này. Nhiều nhạc sĩ và nghệ sĩ cũng đã sáng tác các phiên bản mới của bài hát Sàng Ma Sáo để giúp nó được phổ biến hơn trong cộng đồng người Việt Nam và trên thế giới.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /194