Hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp Âm lịch, người dân cả nước lại chuẩn bị lễ tiễn ông Táo về trời để báo cáo mọi việc trong gia đình với ngọc hoàng trong ngày hội Táo quân.
Phong tục đưa ông Táo về trời của người Việt - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hà Nội
Đốt cá chép giấy trong ngày hội tiễn ông Táo - Ảnh: hoangthanhan
Lễ cúng ông Táo cũng là lễ khởi đầu trong dịp Tết âm của dân tộc. Bắt đầu từ ngày này, không khí Tết sẽ rộn ràng khắp nơi nơi. Mọi người dù ở xa cũng bắt đầu trở về nhà sum họp gia đình, quây quần bên nồi bánh chưng đang sôi trên bếp lửa và kể nhau nghe những chuyện đã qua trong năm.
Bắt đầu từ ngày đưa ông Táo về trời, không khí Tết càng rạo rực hơn - Ảnh: Le Thu Trang
Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc nhưng được người Việt chuyển hoá thành sự tích hai ông một bà là vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Từ ngàn xưa, người dân nước ta đã có tín ngưỡng với Táo quân và luôn thờ cúng ông Táo với hy vọng vị thần này sẽ giúp bếp nhà mình luôn luôn đỏ lửa, gia đình luôn đủ đầy, ấm no và hạnh phúc.
Tục thờ táo quân là tín ngưỡng đã có từ ngàn xưa - Ảnh: Trần Phùng
Xem thêm: Các tour du lịch Hà Nội giá rẻ
Người dân ta vẫn quan niệm, gian bếp vô cùng quan trọng trong nhà. Gian bếp chính là nơi thể hiện gia đình có đủ đầy, yên ấm, mọi người có gần gũi với nhau hay không. Chính vì vậy, bếp chính là trung tâm của ngôi nhà, là nơi thể hiện cách sống, cách nghĩ của các thành viên trong gia đình.
Gian bếp vốn rất quan trọng trong ngôi nhà - Ảnh: toixedich
Dù là ngày xưa hay hiện nay thì phòng bếp vẫn là nơi trung tâm trong nhà - Ảnh: Van Anh
Ông Táo quanh năm ở trong bếp nên biết hết tất cả mọi chuyện tốt xấu của mọi người trong gia đình. Ông Táo cũng là vị thần cai quản mọi hoạt động của gia chủ, ông quyết định sự may, rủi, phúc họa của cả gia chủ, bên cạnh đó ông còn ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ, giữ bình yên cho gia đình gia chủ. Vì vậy để cho vua bếp luôn phù hộ cho gia đình sang năm mới gặp được nhiều điều may mắn, người dân đã làm lễ tiễn đưa ông Táo về trời chầu ngọc hoàng báo cáo chuyện năm cũ và xin may mắn năm mới.
Dù nhỏ hay lớn người dân Việt đều làm lễ đưa ông Táo về trời để cầu may mắn cho năm mới - Ảnh: sưu tầm
Lễ tiễn ông Táo về trời chậm nhất cũng phải diễn ra trước 12h trưa ngày 23-12 âm lịch. Đến đêm giao thừa nhà nhà sẽ lại làm lễ rước ông Táo về lại nhà để ông chăm nom cai quản nhà cửa và phù hộ cho gia chủ một năm mới mạnh khỏe, đầm ấm và an vui.
Mâm cỗ tiễn ông Táo về trời thường có xôi gà, chân giò luộc, các món canh và đồ xào. Và cũng tùy từng gia đình mà món cúng sẽ có sự thay đổi. Khi cúng ông Táo, mâm cỗ cúng phải đặt trong bếp hoặc cạnh bếp. Có nhà còn làm hai mâm cỗ, một mâm đặt trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ. Mâm cỗ đề huề tượng trưng cho sự no ấm quanh năm của cả gia đình. Có gia đình chỉ cúng trầu cau, hoa, quả, giấy vàng, giấy bạc... để tiễn ông Táo.
Tùy từng gia đình mà mâm cơm cúng sẽ có những món khác nhau - Ảnh: sưu tầm
Xem thêm: Các khách sạn giá ưu đãi tại Hồ Chí Minh
Ngoài ra, người dân còn cúng mũ áo cho ông Táo. Những chiếc mũ này được trang trí màu sắc sặc sỡ. Sau khi cúng xong và hạ lễ người ta sẽ đốt những món vàng mã này để hoàn thành lễ tiễn ông Táo về trời.
Những món đồ vàng mã cúng ông Táo - Ảnh: sưu tầm
Đặc biệt, trong lễ tiễn ông Táo về trời có một thứ không thể thiếu là cá chép. Theo quan niệm dân gian, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời. Vì thế, người dân thường chuẩn bị một con cá chép đỏ thật đẹp còn sống thả trong chậu nước. Vào ngày này, sau khi cúng lễ xong, các gia đình đều cúng con cá chép rồi đem ra sông hay ra ao để thả với ngụ ý "cá vượt vũ môn" hay "cá chép hóa rồng" với mong muốn có sự thăng hoa, tinh thần vượt khó, sự kiên trì và bền bỉ để đi tới thành công.
Theo quan niệm dân gian, ông Táo sẽ cưỡi cá chép về trời - Ảnh: sưu tầm
Người dân thả cá chép sau khi cúng xong - Ảnh: baotintuc
Ngoài thả cá chép tiễn ông Táo về trời, ngày nay người dân còn có những hành động đẹp như phóng sinh các loài chim, cá, rùa để tích đức hành thiện tạo nên một nét văn hóa độc đáo và đẹp trong những ngày chuẩn bị đón xuân, chơi Tết.
Ngoài cá chép, người dân còn phóng sanh chim - Ảnh: sưu tầm
Phóng sanh trong ngày đưa ông Táo về trời đã trở thành một hành động đẹp trong dân gian - Ảnh: baotintuc
Xem thêm: Các tour du lịch Hồ Chí Minh giá rẻ
Tiễn ông Táo về trời là một lễ quan trọng trong tín ngưỡng thờ cúng của người Việt ta. Đồng thời đây cũng là lễ cận kề với Tết Nguyên Đán khởi đầu cho kỳ nghỉ Tết âm vui chơi dài ngày và đây cũng là một dịp để mọi người trong gia đình sum họp, chuẩn bị đón năm mới. Sẽ thật ý nghĩa nếu bạn có thể cùng gia đình sum họp trong ngày tiễn ông Táo về trời, cùng chuẩn bị tươm tất mọi thứ để đón năm mới bên gia đình đúng không nào.
Gia đình sum họp đầm ấm (ảnh minh họa) - Ảnh: sưu tầm
Chúc bạn và gia đình có một mùa sum họp trong Tết 2015 thật đầm ấm và đầy ý nghĩa!
Tùy Phong – blog.mytour.vn
Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền blog.mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại blog.mytour.vn.
- Tập tục tiễn ông Táo về trời là một nghi lễ truyền thống của người Việt Nam, được tổ chức vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch hàng năm.
- Ông Táo là vị thần trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam, được coi là người giám sát và báo cáo tất cả các việc làm của con người đến Thiên đường. Trong tập tục tiễn ông Táo về trời, người ta tin rằng ông Táo sẽ trở về Thiên đường và báo cáo về tất cả các việc làm của con người trong năm vừa qua.
- Trong ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người Việt thường đốt những cây nến và hương, cúng ông Táo và đưa ông Táo về trời bằng cách đốt cháy những giấy phép, giấy tờ tượng trưng cho việc báo cáo của ông Táo. Sau đó, người ta thường tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí để chào đón năm mới.
- Hồ Chí Minh là một nhà cách mạng, nhà lãnh đạo của Việt Nam, được coi là người sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam và là người đứng đầu của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông đã có đóng góp lớn cho cuộc chiến giành độc lập, thống nhất và phát triển đất nước Việt Nam.
- Miền Nam là một trong ba miền của Việt Nam, bao gồm các tỉnh thành phía Nam của đất nước, bao gồm TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Vũng Tàu, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, và nhiều tỉnh thành khác. Miền Nam có nền kinh tế phát triển, là trung tâm kinh tế, văn hóa và giáo dục của Việt Nam.
0 Thích