Mytour blog
Tags:
du lịch Tây Nguyêndu lịch Gia Laikhám phá Tây Nguyên
06/04/20237.2380

Tây Nguyên - Nghệ thuật tượng gỗ độc đáo năm 2024

(Mytour.vn) - Nét độc đáo của Tây Nguyên với những bức tượng gỗ, tượng gỗ thường được đặt tại các nhà mồ. Và hầu hết những bức tượng không được đúc theo khuôn mẫu chung nào cả mà chỉ đơn thuần là việc nghĩ ra rồi thực hiện nó.
 
Nói đến tượng gỗ dân gian Tây Nguyên là có thể nghĩ ngay đến tượng nhà mồ, bởi vì người Tây Nguyên chủ yếu tạc tượng để phục vụ trang trí nhà mồ trong lễ bỏ mả, một lễ hội mang tính cộng đồng lớn nhất của Tây Nguyên. Tượng nhà mồ được ra đời trong những dịp lễ truyền thống này.

Những kiệt tác mang tính nghệ thuật và văn hóa tâm linh độc đáo

Từ bao đời nay, những pho tượng gỗ dân gian được tạc đẽo thô mộc, dãi dầu mưa nắng nhưng luôn mang đến cho người xem cảm giác mà trong đó vừa ẩn chứa hồn thiêng vừa như toát lên cốt cách con người, núi rừng Tây Nguyên… Những dân tộc anh em ở Kon Tum có chung một niềm đam mê trong cuộc sống tinh thần là tạc tượng gỗ dân gian, họ yêu thương con người, yêu thiên nhiên cây cỏ, yêu sông, yêu suối, yêu đời sống văn hóa lễ hội.
 
Tạc tượng gỗ KonTum
Những bức tượng nhà mồ trưng bày tại Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen.

Mặc dù không qua trường lớp đào tạo nào, nhưng những nghệ nhân tạc tượng được sinh ra và lớn lên đã thấm đậm trong mình nền văn hóa truyền thống đặc thù của Tây Nguyên, đã tạo ra những đứa con tinh thần tô đẹp thêm cho đời và cho con người. Khi đã định hình trong đầu, người nghệ nhân thỏa sức sáng tạo, thả hồn vào những tác phẩm của mình. Các bức tượng chỉ được chế tác bằng công cụ thô sơ, thoạt nhìn có vẻ thô mộc, nhưng càng ngắm, càng thưởng ngoạn người xem mới cảm thấy mình như hòa vào chính đời sống của người nghệ nhân hay cảm nhận về nét bản sắc văn hóa đời sống đậm chất truyền thống của con người Kon Tum, cảm nhận nắng gió vời vợi của đại ngàn.

Tạc tượng gỗ Kontum
 Những bức tượng nhà mồ trưng bày tại Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen.
 
Những thân gỗ thô mộc qua bàn tay tài hoa của các nghệ nhân đã tạo ra những khối hình với những đường nét, góc cạnh đơn giản, mộc mạc mà chứa đựng hết tình yêu thương con người, đời sống tâm linh... Theo đời sống tập quán dân tộc khi tạo ra các tác phẩm thường thiên về các chủ đề khác nhau, có vô vàn những cảnh sống, cảnh sinh hoạt, lao động thường ngày của người dân, muôn thú và cỏ cây đã được sáng tạo thành những tác phẩm nghệ thuật qua bức tượng gỗ. 
 
Tạc tượng gỗ Kontum...cùng những nét đẹp khác trong sinh hoạt được thể hiện sinh động qua tượng nhà mồ.
 
 
Theo PGS.TS Ngô Văn Doanh “Nếu đến các khu nhà mồ Tây Nguyên ta sẽ như lạc vào cả một khu mê cung của rừng tượng gỗ với rất nhiều những hình tượng khác nhau. Thế nhưng, chỉ cần đi nhiều một chút là sẽ nhận ra một hàng số xuyên suốt qua các nhóm tượng: Hình ảnh về sự sinh thành. Thông thường, ở hai bên cửa nhà mồ đều có một cặp tượng trai gái hoặc đang phô bày cơ quan sinh dục của mình hoặc đang giao hoan. Đứng bên cặp tượng trai gái đó là tượng người đàn bà chửa, còn ở các góc rào xung quanh nhà mồ là tượng những hài nhi đang ngồi… Đây là lớp tượng đầu tiên biểu hiện ý niệm về sinh thành bằng 3 hình ảnh: Giao hoan, đàn bà chửa và hài nhi. Vì để thể hiện một hình tượng, một ý niệm, nên những con người ở lớp tượng mồ cổ không phải là một con người cụ thể mà là “con người chung”, “con người khái quát”, “con người vũ trụ”…

tạc tượng gỗ KontumCác nghệ nhân đang tạc tượng gỗ
 
Theo quan niệm của người Tây Nguyên, chết là bắt đầu cuộc sống mới ở một thế giới khác-thế giới bên kia, thế giới của hồn ma. Hiện nay, nghi thức sinh thành được quan niệm và thể hiện qua hành động giao hoan không còn nữa, tuy nhiên đâu đó vẫn còn bắt gặp hình ảnh khái quát đó trên các cột tượng tại nhà mồ.

Tác phẩm Mẹ tắm con

Nếu như các nghệ nhân thuộc huyện Đắk Tô thường tạc những bức tượng về chủ đề muôn thú, về đời sống thiên nhiên thì các nghệ nhân thuộc huyện Sa Thầy lại hướng về chủ đề hôn nhân gia đình, tình cha con, vợ chồng hay các nghệ nhân thuộc huyện Đắkglei thường tiếp cận chủ đề mang tính kế thừa, giữa người già và người trẻ, thế hệ trước và thế hệ sau…

Tạc tượng gỗ Kontum
Trong nghệ thuật tạc tượng ở Kon Tum, phải nói đến sự sáng tạo của người Ba Na với những nét đặc sắc được các nhà nghiên cứu, cũng như khách tham quan đặc biệt quan tâm, trong đó nổi bật là tượng nhà mồ. Tượng nhà mồ rất đa dạng về kiểu loại, đó là những hình khối, những hình trang trí và tượng gỗ. Chẳng hạn những hình trai gái khỏa thân biểu hiện cho sự phồn thực và sự sinh sôi phát triển, tượng người ôm mặt khóc... Các bức tượng thể hiện sắc thái, thẩm mỹ nghệ thuật hồn nhiên trong sáng và nguyên nhất. 

Tạc tượng gỗ Kontum
Như nhiều nhà nghiên cứu văn hóa đã từng nói: Theo phong tục của người Tây Nguyên, tượng nhà mồ làm ra để phục vụ cho lễ bỏ mả và chỉ có tác dụng trong lễ bỏ mả mà thôi. Sau lễ bỏ mả thì cả nhà mồ và tượng nhà mồ cũng bị bỏ luôn. Năm tháng, nắng mưa sẽ dần dà làm hư hỏng rồi tan biến những tác phẩm tượng gỗ vào đất. Cả một di sản văn hóa nghệ thuật cứ mất dần và ngày càng suy thoái nếu ngay từ bây giờ không có biện pháp để gìn giữ và bảo tồn.

Tác phẩm nhà sàn Tây Nguyên
 
Nhân dịp tỉnh Kon Tum tròn 100 năm tuổi, Liên hoan Tạc tượng gỗ dân gian các dân tộc thiểu số đã được tổ chức tại Khu du lịch sinh thái Quốc gia Măng Đen, huyện Kon Plông từ ngày 5 - 18/3/2013 thu hút được 33 nghệ nhân tham gia, thực hiện hoàn thành 100 tác phẩm. Các bức tượng tả thực từ chính con người trong sản xuất, đời sống hàng ngày, về lễ hội, tâm linh như: Tượng người phụ nữ giã gạo, dệt vải; người đàn ông đi săn; gia đình đi lên rẫy, người chơi nhạc cụ; già làng; anh bộ đội cụ Hồ, múa xoang; uống rượu cần; lễ ăn trâu; lễ bỏ mả... Bên cạnh đó là những con vật gần gũi trong đời sống với người dân và trong đại ngàn của núi rừng Tây Nguyên cũng được phác họa... Có thể nói, mỗi bức tượng là một tác phẩm nghệ thuật độc đáo mang sắc màu dân gian truyền thống của từng dân tộc bản địa, được nghệ nhân thể hiện qua từng thớ gỗ, giàu tính tượng hình, biểu cảm qua đường nét, hình khối thô, chắc…

Tạc tượng gỗ Kontum                                   Nghệ nhân như Kpă Phi (huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum)

Trong chương trình Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” từ ngày 18 - 24/11/2013 tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam, tỉnh Kon Tum có tham gia hoạt động tạc tượng gỗ dân gian và trưng bày tác phẩm. Đây là sự ghi nhận nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian của các dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, ghi nhận về sự bảo tồn và phát huy nét đẹp của văn hóa truyền thống của các dân tộc. Hy vọng rằng, qua hoạt động tạc tượng và trưng bày tượng gỗ dân gian của tỉnh Kon Tum tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ góp phần tích cực vào thành công của Tuần lễ “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” đồng thời giúp cho nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian của tỉnh Kon Tum nhận được nhiều hơn sự quan tâm trong công tác bảo tồn và huy giá trị di sản văn hóa truyền thống, khách du lịch trong và ngoài nước sẽ biết đến Kon Tum nhiều hơn qua nghệ thuật tạc tượng gỗ dân gian.

Mytour tổng hợp 
Các câu hỏi thường gặp
Tây Nguyên là vùng nào ở Việt Nam?

Tây Nguyên là một vùng đất thuộc miền Trung Việt Nam, bao gồm 5 tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Nghệ thuật tượng gỗ độc đáo là gì?

Nghệ thuật tượng gỗ độc đáo là một loại nghệ thuật truyền thống của người dân Tây Nguyên, được thực hiện bằng cách khắc tượng từ các khúc gỗ tự nhiên. Các tác phẩm tượng gỗ thường mang ý nghĩa tôn giáo, văn hóa và lịch sử của người dân Tây Nguyên.

Gia Lai là tỉnh nào ở Việt Nam?

Gia Lai là một tỉnh thuộc vùng Tây Nguyên, nằm ở phía Nam Trung Bộ Việt Nam. Tỉnh Gia Lai có diện tích khoảng 15.500 km² và dân số khoảng 1,4 triệu người.

Miền Trung là vùng nào ở Việt Nam?

Miền Trung là một vùng đất nằm ở phía trung của Việt Nam, bao gồm 19 tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương. Miền Trung có nhiều địa danh nổi tiếng như Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết, v.v.

Các điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Nguyên và Miền Trung là gì?

Tây Nguyên có nhiều điểm du lịch nổi tiếng như Đà Lạt, Kon Tum, Buôn Ma Thuột, Pleiku, v.v. Trong khi đó, Miền Trung có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như Huế, Đà Nẵng, Hội An, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết, v.v. Các điểm du lịch này đều có những đặc trưng văn hóa, lịch sử và thiên nhiên độc đáo của từng vùng.

0 Thích

Đánh giá : 4.9 /503