Thác nằm cách thị xã Bảo Lộc khoảng 17 km, nằm giữa khung cảnh rừng nguyên sinh hoang sơ, hùng vĩ với nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Ngày nay, khu du lịch sinh thái Đambri là một địa điểm du lịch hấp dẫn cho du khách thập phương.
Xem thêm: Các khách sạn tại Đà Lạt
Theo truyền thuyết, ngày xưa có một đôi trai gái người dân tộc K’ho yêu nhau và thường hẹn hò bên thác nước. Vào một ngày nọ, chàng trai bỗng mất tích không một dấu vết để lại. Cô gái khóc mãi, chờ mãi, nhưng không thấy người yêu quay lại. Lâu ngày, nước mắt của cô gái đọng lại và chảy thành dòng thác lớn. Người K’ho đặt tên thác là Đambri – nghĩa là “đợi chờ”.
Cổng vào thác Dambri Đà Lạt
Đường vào trung tâm khu du lịch có một cầu xi măng dài hơn 20m bắc ngang suối, gần đỉnh thác. Đứng trên cầu, khách du lịch có thể thưởng thức cảnh tượng hùng vĩ của dòng nước cuồn cuộn đổ từ đỉnh thác xuống. Khách muốn xuống chân thác có thể đi bằng hai đường: Thang máy hoặc đường bộ. Nhưng hầu hết du khách đều chọn đường bộ men theo sườn núi, đã được bê tông hoá nên đi lại thuận tiện và vừa được thưởng ngoạn phong cảnh.
Chiêm ngưỡng cảnh đẹp của thác từ trên cầu xi măng
Xem thêm: Các khách sạn gần thác Dambri
Theo lối mòn ven suối đi về phía thượng lưu, muốn sang bờ bên kia khách sẽ được một lần thử độ khéo léo và lòng dũng cảm khi chênh vênh đi trên chiếc cầu dây theo kiểu của đồng bào dân tộc ở địa phương vẫn làm. Cầu được bện từ những thứ dây leo rất sẵn ở rừng như song, mây, giang, lồ ô…
Vào buôn của người dân tộc Châu Mạ, một trong những làng văn hoá dân tộc ở Tây Nguyên, khách sẽ được thưởng thức những lễ hội cồng chiêng, khám phá tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm truyền thống và cũng có thể tự mang lều trại để tổ chức sinh hoạt dã ngoại.
Xung quanh thác là một khu rừng hầu như còn nguyên vẹn , với nhiều loại cây cổ thụ quý như sao, dổi, kền kền, …Trong rừng, có một khu vực nuôi các loài thú được thả tự do sẽ khiến cho bạn luôn ngỡ ngàng, kỳ thú về nơi này. Cũng có những khu nuôi baba, cá sấu, rùa,…Rải rác trên đường tham qua, có nhưng chú ngựa, voi rất ngoan ngoãn và du khách có thể ngồi trên lưng chúng để ghi lại những khoảnh khắc này bằng cách chụp những bức ảnh. Đi trong rừng nghe tiếng thác đổ lẫn tiếng của muông thú làm cho chuyến đi bạn trở nên sinh động hơn.
Xem thêm: Các khách sạn tại Lâm Đồng
Đi một vòng quanh khu du lịch rộng lớn, du khách có thể nghỉ chân bên hồ nước Đambri rộng hàng nghìn mét vuông, thuê một chiếc thuyền, hưởng thú câu cá trên hồ. Nếu muốn náu mình dưới bóng mát của rừng cây, hãy tạt thuyền vào ven bờ rồi chậm rãi khua mái chèo dưới những cây cổ thụ xoè tán vươn ra hồ…
Dòng thác chảy như mái tóc xõa của nàng tiên nữ
Bên trong khu du lịch, còn có những gian hàng bán rất nhiều quà lưu niệm, đặt biệt là những sản phẩm truyền thống dệt thổ cẩm của người dân tộc nơi đây. Du khách có thể mua làm quà cho người thân của mình.
Xem thêm: Các tour du lịch liên quan đến thác Dambri
Tham quan khu hang động cây hoá thạch nằm dưới tầng ba của thác Dambri, cách trung lâm Khu du lịch Dambri khoảng 300m. Hang sâu 50m có thể chứa được khoảng 100 người. Trên đỉnh hang là hàng loạt gốc cây hoá thạch nằm giữa những phiến đá.
Dambri còn được nối với hai dòng thác khác nữa là thác Dasara cách trung tâm Khu du lịch Dambri khoảng 500m gồm 7 tầng, cao 60m và thác Daton nằm cách khu trung tâm Khu du lịch gần 700m, chiều cao thác 25m, bắt nguồn từ một dòng suối nhỏ có thượng nguồn gần khu rừng già, núi đá cao nên nước trong vắt, quanh năm mát lạnh.
Sau khi tham quan hết Dambri du khách có thể ghé qua hai thác này thưởng ngoạn thêm phong cảnh thiên nhiên núi rừng. Gần gần thác Dambri có khá nhiều tu viện, chùa chiền … mà nổi tiếng nhất là “Tu viện Bát Nhã”. Đây là ngọn thác lớn ở Lâm Đồng, nằm giữa khung cảnh rừng nguyên sinh hoang sơ và hùng vĩ.
0 Thích