Mytour blog
Tags:
du lịch Huếkinh thành Huếdu lịch cội nguồnĐại Nội Huế
06/04/202311.0500

Thăm Đại Nội Huế cổ kính uy nghiêm - Di tích của một vương triều năm 2024

Huế từng là kinh đô của triều đại phong kiến nhà Nguyễn cuối cùng tại Việt Nam, phong cảnh thiên nhiên xứ Huế đẹp hữu tình đã khiến bao thi sĩ mê mẩn trong nhiều tác phẩm thơ ca. Du lịch đến đất cố đô với bề dày văn hóa lâu đời cùng với nhiều di tích lịch sử du khách đừng quên chiêm ngưỡng nét cổ kính và kiến trúc cung đình độc đáo của Đại Nội Huế.

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Một góc cổ kính rêu phong cung đình Huế. - Ảnh: Cinet

 

Đại Nội gồm Hoàng thành và Tử Cấm Thành, Hoàng Thành là vòng thành thứ hai bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện dành cho nhà vua và các đại thần, các miếu thờ tổ tiên hoàng tộc và bảo vệ Tử Cấm Thành.

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Ngọ Môn là cổng chính vào Hoàng thành. - Ảnh: Annie Ha

 

Tử Cấm Thành là nơi chỉ dành riêng cho vua và người trong hoàng tộc, tên gọi cũng có nghĩa là thành cấm màu tía, tức nơi ở của thiên tử, cấm thường dân lui tới.


THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Rước kiệu vua ở điện Thái Hòa ngày xưa. - Ảnh: Sotaydulich

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Từ Ngọ Môn Hoàng thành đi thẳng vào là điện Thái Hòa ngày nay. - Ảnh: DulichVietnam

 

Xem thêm: Các khách sạn giá tốt tại Huế

 

Ðiện Thái Hoà xây dựng năm 1805 đời Gia Long; năm 1806 Gia Long chính thức tổ chức lễ đăng quang tại Ðiện này. Ðiện Thái Hoà là nơi tổ chức những lễ lớn của triều đình như lễ lên ngôi, lễ phong Hoàng Thái tử, lễ tiếp đón sứ thần nước lớn, lễ Vạn thọ...

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Điện Thái Hòa là nơi tổ chức những sự kiện lớn của triều đình. - Ảnh: Sotaydulich

 

Thế Tổ Miếu thường gọi là Thế Miếu hướng tây nam bên trong Hoàng thành, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, điều đặc biệt là chỉ phái nam được quyền tham dự lễ này.

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Thế miếu là nơi thờ tự các vị vua quá cố của hoàng tộc. - Ảnh: Joel

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Các gian thờ từng vị vua bên trong thế miếu. - Ảnh: Otofun

 

Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là chín cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa đông năm 1835 và mất 8 tháng mới hoàn thành, khánh thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837. Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thuỵ hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn, ví dụ Cao Ðỉnh dành cho vua Thế Tổ Cao Hoàng Ðế (tức Gia Long), Nhân đỉnh dành cho Thánh tổ Nhân Hoàng đế (tức Minh Mạng), Chương Ðỉnh, Anh Ðỉnh, Nghị Ðỉnh, Thuần Ðỉnh, Tuyên Ðỉnh dành cho các vua kế tiếp là Thiệu Trị, Tự Ðức, Kiến Phước, Ðồng Khánh, Khải Ðịnh. Cho đến năm 1958 trong Thế Miếu chỉ có 7 án thờ nên mới dùng 7 đỉnh, (còn hai đỉnh Dụ và Huyền chưa dùng đến.

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Cửu đỉnh trước thế miếu trong Hoàng thành. - Ảnh: Andy

 

Trên mỗi đỉnh, mười bảy hình chạm nổi chung quanh mỗi đỉnh gồm những gì tiêu biểu của đất nước từ Lạng Sơn xuống tận mũi Cà Mau và được qui lại trong các chủ đề: tinh tú, sông núi, biển cả, thuyền bè, xe cộ, các sản vật quí giá trên rừng, dưới biển của nước Việt Nam đầu thế kỷ 20

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Chạm khắc hình con sông ở Nam Bộ trên cửu đỉnh. - Ảnh: Ngominhblog

 

Cung Diên Thọ là một hệ thống kiến trúc cung điện quy mô nhất trong Hoàng thành Huế còn lại nguyên vẹn đến ngày nay, cung này là nơi ở của các Hoàng thái hậu hoặc Thái hoàng thái hậu triều Nguyễn. Cung Diên Thọ ngày nay rộng khoảng 17500 mét vuông với các công trình còn tồn tại như Diên Thọ chính điện, điện Thọ Ninh, lầu Tịnh Minh, tạ Trường Du, các Khương Ninh. Các công trình này được nối kết với nhau bằng hệ thống hành lang có mái che.

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Cổng vào cung Diên Thọ ở Đại Nội. - Ảnh: Longkonica

 

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, cung Diên Thọ ngày nay hầu như vẫn còn nguyên vẹn. Đến năm 1993, cung Diên Thọ nằm trong danh mục 16 di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Nội thất quý giá trong cung Diên Thọ. - Ảnh: Wikimedia

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Một góc yên bình trong tạ Trường Du ở cung Diên Thọ. - Ảnh: Wikimedia

 

Khu vực Tử Cấm Thành nằm trên cùng một trục Bắc-Nam với Hoàng Thành và Kinh Thành, gồm một vòng tường thành bao quanh khu vực các cung điện như: điện Cần Chánh là nơi vua thiết triều cùng bá quan văn võ, điện Càn Thành là nơi vua ngủ nghỉ, Thượng Thiện Đường là nơi phục vụ ăn uống cho hoàng tộc, Ngự thư phòng là nơi vua đọc sách, cung Khôn Thái là nơi ở của Quý Phi và một số cung điện khác phục vụ vui chơi giải trí…

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Bá quan bái lại khi vào điện Cần Chánh. - Ảnh: Strongspace

 

Cần Chánh là ngôi điện dùng làm nơi thường triều của vua Nguyễn. Điện được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần. Đây vốn là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành tồn tại qua 13 triều vua Nguyễn, do chiến tranh tàn phá bị đốt rụi năm 1947, ngày nay chỉ còn phế tích được tu sữa phục dựng.

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Điện Cần Chánh là một công trình kiến trúc cung đình đồ sộ. - Ảnh: Vũ


THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Nền gạch của điện Cần Chánh ngày nay làm sân khấu các chương trình ca nhạc nghệ thuật cung đình. - Ảnh: Flickr

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Điện Cần Chánh ngày xưa đẹp lộng lẫy là nơi vua thiết triều. - Ảnh: Nhan’s blog

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Ngự thư phòng nơi vua đọc sách. - Ảnh: Humber

 

Điện Long An  xây dựng vào năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị là nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền mỗi đầu xuân. Đây cũng là nơi vua Thiệu Trị thường hay lui tới, nghỉ ngơi, đọc sách, làm thơ, ngâm vịnh.

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Điện Long An nay là bảo tàng cổ vật cung đình Huế. - Ảnh: Wikimedia

 

Vườn Cơ Hạ bao gồm một quần thể sông hồ, núi động, lầu tạ, cung điện liên hoàn, kết hợp hài hoà giữa công trình kiến trúc và cảnh trí thiên nhiên là nơi hoàng tộc vui chơi tham quan giải trí.

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Vườn Cơ Hạ trong Đại Nội Huế. - Ảnh: Disanxanh

 

Mỗi hai năm một lần tại Huế diễn ra lễ hội Festival Huế là một sự kiện văn hóa lớn được tổ chức tại Huế vào các năm chẵn nhằm mục đích tôn vinh các di sản văn hóa Huế thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước tham dự.

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Diễn văn nghệ ở lễ hội Festival Huế trong Đại Nội. - Ảnh: Dandulich

 

Festival Huế với nhiều chương trình lễ hội cộng đồng được tái dựng với một không gian rộng lớn cả trong và ngoài thành phố, góp phần làm sống lại các giá trị văn hóa của Huế.

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Hoàng cung Huế lung linh trong đêm hội Festival Huế. - Ảnh: Vietnamplus

 

Xem thêm: Các tour giá tốt tại Huế

 

Du khách đến Festival Huế sẽ được tham dự nhiều chương trình nghệ thuật cung đình đặc sắc như: Đêm Hoàng cung, lễ tế Nam Giao, lễ Truyền lô và Vinh qui bái tổ, lễ hội áo dài, lễ hội biển, thả diều, thả thơ, diễn thơ, chợ quê ngày hội, cờ người, đua trải...

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Cổng Ngọ Môn lộng lẫy sắc màu đèn hoa. - Ảnh: Canthotv

 

Bên cạnh đó du khách còn có cơ hội được thưởng thức những sơn hào hải vị của hoàng tộc ngày xưa trong chương trình dạ nhạc tiệc tái hiện lại buổi Ngự yến hoàng gia được tổ chức trong chương trình Đêm hoàng cung tại Festival Huế.

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Du khách sẽ cảm nhận được không khí yến tiệc hoàng gia tại đêm hội Festival. - Ảnh: Vnecdn

 

Những món ăn ngon nhà vua dùng để tổ chức yến tiệc được những đầu bếp tài hoa phục hồi như nguyên bản gốc xưa gồm: gắp tư dùng với đồ chua, Hải sâm nấu với tôm ba oản và rau củ, bánh khoai tía và bánh kê, gỏi gà Huế, vịt lọng xôi hông và bánh màu pháp lam.

 

THĂM ĐẠI NỘI HUẾ CỔ KÍNH UY NGHIÊM - DI TÍCH CỦA MỘT VƯƠNG TRIỀU

Những “cung nữ” xinh đẹp bày tiệc đãi khách. - Ảnh: Vietnamplus

 

Món gắp tư dùng với đồ chua lạ mắt. - Ảnh: Dantri

Xem thêm : Các khách sạn giá rẻ tại Thừa Thiên Huế

 

“Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ, tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt…” chính là tình cảm của một nhạc sĩ khi đến với Huế trong bài hát Huế tình yêu của tôi. Dù chỉ một lần đến với đất thần kinh xưa với bao khung cảnh đẹp thơ mộng, ngắm nhìn những tà áo dài phấp phới bay trong gió của những cô gái Huế xinh đẹp, được thưởng thức những đặc sản ẩm thực cung đình và chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc hoàng cung độc đáo mang dấu ấn kinh đô cổ của một vương triều hẳn sẽ để lại nhiều cảm xúc trong lòng du khách.

 

Hà Lee - Mytour.vn

 

Lưu ý: Tất cả bài viết thuộc bản quyền Mytour.vn. Mọi sao chép cần ghi rõ nguồn cùng với liên kết về nội dung tương ứng tại Mytour.vn.

 

Các câu hỏi thường gặp
Đại Nội Huế là gì?

Đại Nội Huế là một phần của Cố đô Huế, là nơi cư trú của các vị hoàng đế triều Nguyễn từ thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX. Đây là một di tích lịch sử văn hóa quan trọng của Việt Nam.

Địa chỉ của Đại Nội Huế là gì?

Đại Nội Huế nằm tại địa chỉ số 3A Điện Biên Phủ, Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Giờ mở cửa của Đại Nội Huế là khi nào?

Đại Nội Huế mở cửa từ 7h30 đến 17h30 hàng ngày.

Vé vào cửa Đại Nội Huế có giá bao nhiêu?

Giá vé vào cửa Đại Nội Huế là 150.000 đồng/người lớn và 30.000 đồng/trẻ em.

Có nên thuê hướng dẫn viên khi thăm Đại Nội Huế?

Có, thuê hướng dẫn viên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lịch sử và văn hóa của Đại Nội Huế. Bạn có thể thuê hướng dẫn viên tại cổng vào của Đại Nội Huế.

Có những điều cần lưu ý khi thăm Đại Nội Huế?

Bạn cần mặc quần áo lịch sự, không nên mặc quần short hay áo quần lửng. Ngoài ra, bạn cần tuân thủ các quy định của Đại Nội Huế như không được hút thuốc, không được chụp ảnh trong các phòng triều, không được động vào các hiện vật.

0 Thích

Đánh giá : 4.7 /483